Nam Định: Đầu tư tạo dựng môi trường học đường khang trang – hiện đại – an toàn
Chuẩn bị năm học 2020 – 2021, Sở GD&ĐT Nam Định chỉ đạo các phòng GD&ĐT rà soát, kiểm tra thực trạng cơ sở vật chất trường học, từ đó xây dựng kế hoạch nâng cấp sửa chữa, xây mới phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi địa phương theo hướng hiện đại, khang trang, sạch đẹp, thân thiện với môi trường học đường.
Trường THCS Hải Lý, huyện Hải Hậu sẽ được đầu tư thêm phòng học trong năm học mới. Ảnh: TG
Xanh – sạch – đẹp và an toàn
Nhà giáo Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định thông tin: Mặc dù khó khăn do lộ trình sáp nhập các trường nhưng công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường “Xanh – sạch – đẹp – an toàn” vẫn được các địa phương, nhà trường quan tâm triển khai góp phần hoàn thiện tiêu chí về giáo dục và đào tạo trong xây dựng nông thôn mới.
Ngay sau khi kết thúc năm học cũ, các địa phương, trường học trong tỉnh tiến hành tu sửa, hoàn thiện phòng học, trồng thêm nhiều cây xanh và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, vui chơi của học sinh, theo hướng hiện đại, khang trang, sạch đẹp.
Báo cáo của phòng GD&ĐT cho thấy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã triển khai mở rộng khuôn viên, xây mới phòng học, phòng chức năng. Ở cấp THCS, toàn tỉnh hiện có 2.985 phòng học, 1.083 phòng học bộ môn, 39 nhà đa năng (trong đó có 28 nhà đa năng kiên cố) phục vụ cho các hoạt động giáo dục của đơn vị và 230 công trình vệ sinh.
Toàn ngành có 213/228 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 93,42%; 130/228 trường đạt chuẩn “Xanh – sạch – đẹp – an toàn”. Ở cấp THPT có 1.421 phòng học và 385 phòng bộ môn, 38 nhà đa năng kiên cố và 57 công trình vệ sinh. Một phần trong số này mới được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới kịp đưa vào sử dụng trong năm học mới. Toàn tỉnh có 39/45 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 86,66%; 9/45 trường đạt chuẩn “Xanh – sạch – đẹp – an toàn”.
Đặc biệt, cấp tiểu học, để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, toàn ngành đã có 4.844 phòng học/4.844 lớp, 3.227 phòng chức năng, trong đó 270 thư viện, 102 máy photocopy, 7.251 máy vi tính, 921 máy chiếu, 212 phòng âm nhạc, 191 phòng mĩ thuật, 147 phòng ngoại ngữ, 281 phòng tin học, 43 nhà đa năng.
Hệ thống tủ lớp, đèn chiếu sáng, quạt mát, diện tích phòng học đạt yêu cầu theo quy định. 100% các trường học kết nối mạng Internet và có bộ thiết bị tối thiểu bảo đảm việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Đến nay, Nam Định có 193/291 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, 269/291 trường đạt chuẩn “Xanh – sạch – đẹp – an toàn”.
Video đang HOT
NGƯT Vũ Thế Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và các trường trên địa bàn huyện kết hợp với Công ty sách và thiết bị giáo dục triển khai việc mua sách giáo khoa, sách tham khảo cho GV, giấy vở cho HS trước khi vào năm học.
Bên cạnh đó, công ty cũng có chương trình tặng sách giáo khoa cho HS thuộc gia đình chính sách, thương bệnh binh và HS nghèo vượt khó. Ngành tiếp tục tuyên truyền cho cán bộ quản lý và giáo viên về trách nhiệm và sự cần thiết phải sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy, tăng cường mua sắm bổ sung thiết bị, tích cực tự làm thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.
“Chúng tôi đặc biệt lưu ý các trường tiểu học, GV cần chủ động tiếp cận nhiều hơn nữa với Chương trình, sách giáo khoa mới để bảo đảm việc dạy – học hiệu quả nhất”, NGƯT Vũ Thế Hưng trao đổi.
Lấy trẻ làm trung tâm
Hoạt động xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là nhiệm vụ xuyên suốt trong nhiều năm qua ở Nam Định. Quá trình thực hiện đã hiện thực hóa các mục tiêu: Nhà trường phải thực sự là môi trường giáo dục thân thiện, an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Trẻ thường xuyên được giao tiếp trong mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, trẻ với những người xung quanh…
Theo bà Bùi Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Nam Định), việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các nhà trường trên địa bàn phải phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ.
Đánh giá kết quả mô hình cho thấy, trẻ biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống trẻ gặp phải. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường/lớp.
Như ở huyện Mỹ Lộc, để đẩy mạnh xây dựng mô hình dạy học lấy trẻ làm trung tâm, các trường mầm non trên địa bàn huyện đã xây dựng kế hoạch có lộ trình qua từng năm học. Cô Trần Thị Sen – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Mỹ Hưng – huyện Mỹ Lộc, cho biết: Nhà trường xác định đây là yếu tố quan trọng góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Theo NGƯT Vũ Thế Hưng: Quan điểm chỉ đạo của huyện là tạo môi trường giáo dục đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả trẻ có thể “chơi mà học, học bằng chơi”, phù hợp với thực tế của nhà trường.
Cô Nguyễn Kim Anh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hải Lý (huyện Hải Hậu) cho rằng: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là cách làm hay và hiệu quả. Ở Trường Mầm non Hải Lý đều có góc hoạt động trong và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
Mỗi lớp học phải bảo đảm có đủ các góc chơi phù hợp với từng độ tuổi, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp và nhân dân về giáo dục mầm non. Môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm, lớp đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong và ngoài lớp mang tính mở, trẻ được tạo điều kiện, cơ hội hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện trong môi trường an toàn, thân thiện và hiệu quả.
Phát triển trường mầm non ngoài công lập - tận dụng nguồn lực xã hội hóa
Phát triển các trường mầm non ngoài công lập là cần thiết, không chỉ chia sẻ gánh nặng với trường công mà còn đáp ứng tốt nhu cầu nuôi dạy trẻ chất lượng từ nguồn lực xã hội hóa.
Trường mầm non NCL chia sẻ gánh nặng cho các trường công. Ảnh minh họa
Giúp giảm tải trường công lập
Mạng lưới trường lớp mầm non tuy đã phát triển mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, đặc biệt trường, lớp ở khu vực thành phố, thị xã, khu đô thị đông dân cư và khu công nghiệp. Việc hình thành hệ thống trường mầm non tư thục đã và đang cho thấy sự cần thiết của mô hình này.
Tại nhiều địa phương cho thấy việc quan tâm phát triển đến hệ thống các trường mầm non ngoài công lập đã và đang là một hướng đi đúng, phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế - xã hội.
Ở Quảng Ninh, đến nay các huyện thị và thành phố trên toàn tỉnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trường, lớp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến trường, lớp mầm non. Quy mô, mạng lưới cơ sở GDMN được duy trì ổn định và không ngừng phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trên địa bàn.
Phát triển các trường MNNCL đáp ứng nhu cầu nuôi dạy trẻ của người dân
Loại hình GDMN được phát triển đa dạng. Trường, lớp ngoài công lập phát triển mạnh tại các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và khu vực đông dân cư. Tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đã thu hút được các nhà đầu tư phát triển cơ sở GDMN có chất lượng tầm cỡ quốc tế. Với 10/14 địa phương có trường mầm non ngoài công lập, thành phố Hạ Long là địa bàn có tỷ lệ trường ngoài công lập đứng đầu trong tỉnh.
Nằm trong vũng lõi đồng bằng sông Hồng, theo NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định: Tính đến tháng 5/2019, toàn tỉnh có 261 trường mầm non, trong đó có 4 trường mầm tư thục và 121 nhóm, lớp độc lập (70 nhóm, lớp đã được cấp phép đạt 57,85%). Đến 31/7/2019, toàn tỉnh đã sáp nhập 43 trường, giảm 22 trường, đến nay còn 244 trường (240 trường MN công lập, 04 trường MN tư thục).
Nam Định nhận thấy việc phát triển hệ thống trường này là cần thiết. Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng quản lý các nhóm trẻ tư thục. Những biện pháp quyết liệt và triệt để trên cũng nhằm quan tâm phát triển hệ thống các trường MN ngoài công lập, để hệ thống này đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đề ra, thực sự giúp giảm tải cho các trường công lập.
Huy động nguồn lực phát triển GD mầm non ngoài công lập
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho biết: Chúng tôi đã khảo sát nắm tình hình hoạt động có những trợ giúp phù hợp, Sở GD&ĐT đã tiến hành kiểm tra cơ sở GDMN độc lập tư thục tại huyện Nghĩa Hưng, TP Nam Định, Nam Trực... và tiến hành thống kê rà soát các cơ sở GDMN độc lập tư thục và báo cáo thực trạng, tham mưu với UBND tỉnh quản lý loại hình mầm non tư thục. UBND tỉnh cũng đã có công văn chỉ đạo sâu sát và yêu cầu có những quan tâm để phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế.
Mỗi ngày đến trường với trẻ là một ngày vui
Đến nay, nhìn chung hệ thống các trường MNNCL trên địa bàn tỉnh Nam Định đều đi vào hoạt động ổn định, chất lượng đạt yêu cầu đề ra. Đặc biệt do có sự trợ giúp của phòng chuyên môn nên các cơ sở này không có hiện tượng GV yếu kém về nghiệp vụ dẫn đến những sai sót trong quá trình nuôi dạy trẻ. Sau khi kiểm tra, Sở cũng kiên quyết yêu cầu giải thể các nhóm, lớp mẫu giáo độc lập tư thục chưa được cấp phép, không đủ điều kiện hoạt động.
Thực tế Nam Định cho thấy, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND địa phương tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực để phát triển GDMN, chú trọng phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện, đặc biệt ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ.
Tham mưu để có cơ chế, chính sách phát triển GDMN ngoài công lập theo hướng xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ đặc biệt ở những địa phương có khu công nghiệp và đông dân cư, khuyến khích thành lập trường mầm non tư thục ở những nơi có điều kiện. Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập và tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục ở các cơ sở GDMN ngoài công lập. Hỗ trợ, nâng cao chất lượng và tăng cường quản lý các nhóm lớp độc lập tư thục.
Lửa đam mê nghiên cứu từ đất học Bên cạnh sứ mệnh phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở nơi nổi danh đất học, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định đã và đang đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật... Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tham dự một cuộc thi khoa học kỹ...