Năm 2021: Chuẩn bị giáo viên để áp dụng chương trình phổ thông mới lớp 6
Bộ GD&ĐT vừa tổ chức Hội nghị sơ kết trực tuyến với 63 Sở GDĐT để sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2020-2021 đối với Giáo dục Trung học.
Đã đa dạng hóa hình thức kiểm tra
Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành đã thông tin sơ bộ kết quả thực hiện các nhiệm vụ của giáo dục trung học trong học kỳ vừa qua.
Năm học 2020-2021, khối giáo dục trung học thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh theo Thông tư mới (Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT).
Theo đó, hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện trên tinh thần đánh giá vì sự tiến bộ của người học, định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Các hình thức kiểm tra đánh giá được đa dạng hóa, có thể tiến hành trực tiếp hoặc trực tuyến (trừ kiểm tra định kỳ) thông qua: hỏi – đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể.
Các hình thức kiểm tra đánh giá cấp THPT được đa dạng hóa, có thể tiến hành trực tiếp hoặc trực tuyến.
Kết thúc học kỳ 1, qua báo cáo sơ bộ từ 63 Sở GD&ĐT cho thấy, chất lượng giáo dục đã có sự cải thiện so với cùng kỳ năm học 2019-2020. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và học lực giỏi của cả hai cấp đã tăng lên; tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm yếu, học lực yếu, kém đã giảm.
Cơ sở giáo dục trung học trên toàn quốc đã tiến hành rà soát chương trình các môn học và hoạt động giáo dục, bổ sung, cập nhật những thông tin, thành tựu mới về khoa học thay thế cho những thông tin không còn phù hợp.
Video đang HOT
Các tổ/nhóm chuyên môn trong nhà trường đã chủ động rà soát sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học trong sách theo hướng tinh giản.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh, cũng được các nhà trường tích cực triển khai, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện.
Bên cạnh kết quả đạt được, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ở một số cán bộ quản lí, giáo viên còn chậm; trình độ công nghệ thông tin của một số giáo viên có hạn chế nên quá trình tổ chức dạy học trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và triển khai hồ sơ điện tử, học bạ điện tử, công tác bồi dưỡng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018… còn gặp khó khăn.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị các địa phương đề nghị Sở GD&ĐT các tỉnh chỉ đạo các nhà trường kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19.
Chuẩn bị cho lớp 6 học chương trình mới
Học kỳ II năm học 2020-2021 có khả năng diễn ra trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, do đó Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị các địa phương đề nghị Sở GD&ĐT các tỉnh chỉ đạo các nhà trường kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch một cách tốt nhất.
“Tuyệt đối không chủ quan và có tinh thần chuẩn bị cao hơn để đảm bảo thực hiện mục kép, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học đã đề ra”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Năm học 2021-2022 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6. Tuy đây không phải lớp đầu tiên thực hiện chương trình này, nhưng với nhiều môn học mới và những đòi hỏi cao hơn về phương pháp, nên rất cần sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các địa phương và toàn ngành giáo dục.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các Sở chú trọng công tác bố trí và bồi dưỡng giáo viên dạy học lớp 6 năm học 2021-2022.
Các thầy cô được lựa chọn phải là người giỏi chuyên môn, tâm huyết, trách nhiệm. Sở/Phòng/trường cần tập huấn kỹ lưỡng, đặc biệt là modul 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018″ cho tất cả cán bộ, giáo viên.
Về tình trạng thừa thiếu giáo viên ở một số địa phương, nhất là với tiêu chuẩn để thực hiện chương trình GDPT mới, Thứ trưởng đề nghị Sở GDĐT chủ động tham mưu UBND tỉnh xây dựng phương án sớm giải quyết. Bộ GDĐT cũng rà soát và hoàn thiện các văn bản pháp lý để tạo cơ chế giúp địa phương giải bài toán này.
Gian nan tìm giáo viên cho chương trình mới
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết thiếu 70.000 giáo viên ở tất cả các cấp học, trong khi năm nay sẽ thực hiện dạy chương trình phổ thông mới lớp 2 và lớp 6
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), tổng số giáo viên thiếu hụt khoảng 70.000. Trong đó, bậc mầm non thiếu trên 45.000 giáo viên, bậc tiểu học thiếu trên 20.000, bậc THCS thiếu trên 13.000 giáo viên và bậc THPT thiếu trên 9.000.
Thiếu hụt hết sức nghiêm trọng
Chỉ riêng với môn ngoại ngữ và tin học, các địa phương đã thiếu gần 40.000, trong đó khoảng 13.600 giáo viên tin học và hơn 27.000 giáo viên ngoại ngữ. Riêng ở cấp tiểu học, so số lượng giáo viên hiện có, các trường đang thiếu hơn 6.000 giáo viên tin học và hơn 5.000 giáo viên ngoại ngữ.
Năm học 2021-2022, ngành giáo dục sẽ triển khai giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 2 và lớp 6. Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, hàng loạt công việc liên quan đến chuẩn bị đội ngũ ở lớp 2, lớp 6 đã được địa phương trên cả nước thực hiện.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, trong hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 đã yêu cầu các trường cần quan tâm chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 6 từ năm học 2021-2022. Rà soát, lên danh sách giáo viên sẽ đảm nhận việc dạy học lớp 2, lớp 6 để sẵn sàng tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngay khi có thông báo.
Học sinh lớp 1 sẽ tiếp tục học chương trình mới trong năm học tới khi lên lớp 2 Ảnh: TẤN THẠNH
Trao đổi với Báo Người Lao Động, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông, TP Hà Nội - thông tin quận này thiếu chỉ tiêu các môn thể dục và địa lý, đang chờ bổ sung từ đợt thi tuyển tháng 3-2021. Ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ba Vì, TP Hà Nội - nói thêm huyện này đang thiếu 56 chỉ tiêu giáo viên tiểu học và đang chờ bổ sung trong thời gian sớm nhất.
Trong khi đó, ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ, cho hay dù được tuyển bổ sung hằng năm nhưng Phú Thọ vẫn rơi vào tình trạng thiếu giáo viên so với nhu cầu thực tế, đặc biệt là giáo viên các môn học mới trong chương trình. Ông Lập cho rằng nguồn tuyển giáo viên mới cũng không dồi dào do chuẩn mới quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên ở từng cấp học.
Ráo riết tìm cách tuyển dụng giáo viên
Để triển khai tốt nhất chương trình phổ thông với lớp 2 và lớp 6 từ năm học tới, ông Phùng Quốc Lập cho hay Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ đã tham mưu với UBND tỉnh cho phép tuyển dụng bổ sung số giáo viên còn thiếu. Đồng thời, lựa chọn đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn dạy lớp 2, lớp 6 cho năm học tới, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà thực hiện chương trình mới theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Ông Lập cho rằng cần sắp xếp lại mạng lưới trường lớp với quy mô hợp lý. Đồng thời, UBND tỉnh tiếp tục có cơ chế, chính sách để thu hút, tuyển dụng giáo viên đủ về số lượng, bảo đảm về cơ cấu, chất lượng. Phân công, bố trí giáo viên dạy các trường hợp lý, khoa học, tránh thừa - thiếu cục bộ.
Thiếu giáo viên cũng là bài toán đau đầu ở Thái Bình từ nhiều năm nay. Bên cạnh thiếu hụt đội ngũ, ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình, cho hay việc bồi dưỡng, bố trí giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý cũng là một khó khăn liên quan đến đội ngũ khi địa phương này chuẩn bị triển khai chương trình mới với lớp 6 từ năm học tới.
Khắc phục khó khăn này, ông Hiển cho biết Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường căn cứ năng lực giáo viên, kế hoạch giáo dục các môn học để bố trí giáo viên giảng dạy môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý một cách hợp lý, khoa học.
Bên cạnh đó, Thái Bình cũng rà soát, thống kê số lượng, cơ cấu giáo viên tiểu học, THCS theo chuẩn đào tạo quy định tại Luật Giáo dục 2019 để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung, bảo đảm số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên.
Ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, cho hay Vĩnh Long đã tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học, cấp học, nhất là các môn tin học, ngoại ngữ, giáo dục công dân, mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ, thể dục, giáo dục quốc phòng - an ninh để làm tốt việc bồi dưỡng, sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên.
Khó đáp ứng yêu cầu mới
Theo quy định mới hiện nay, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, giáo viên tiểu học, THCS, THPT có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Giáo viên tiếng Anh tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4 (tương đương bằng B2 đối với khung ngoại ngữ châu Âu) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Nhiều sở GD-ĐT cho biết hiện rất khó khăn khi đội ngũ giáo viên một số trường không đồng bộ về cơ cấu, một bộ phận giáo viên năng lực còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới.
Nhiều nơi học sinh lớp 1 đạt yêu cầu về các kỹ năng theo chương trình GDPT mới Ngày 2.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành trên cả nước để sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học. Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, từ báo cáo của các Sở GDĐT trên cả nước,...