Na bở – hàng “thất sủng” bỗng trở nên đắt giá
Sau nhiều năm “ thất sủng”, thời gian gần đây, na bở lại trở thành mặt hàng đắt giá được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Na luôn là mặt hàng được ưa chuộng.
Thời điểm này, na đang vào vụ chín rộ. Tại khắp các chợ truyền thống, siêu thị, các cửa hàng hoa quả, quả na được bày bán tràn ngập với số lượng lớn. Với đặc tính có vị ngọt, mềm, mùi thơm hấp dẫn và chứa nhiều chất dinh dưỡng nên quả na luôn thu hút nhiều khách hàng lựa chọn.
Theo quan sát, tại chợ Đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, mỗi ngày, hàng chục tấn na được chuyển về từ các tỉnh phía bắc như: Lạng Sơn, Hải Phòng, Lào Cai để cấp sỉ đi khắp các địa phương trong tỉnh. Và phần lớn quả na đang bày bán trên thị trường chủ yếu là na dai, còn na bở lại trở thành mặt hàng hiếm khiến nhiều người ưa chuộng phải “mỏi mắt” kiếm tìm.
Buổi sáng sớm ra chợ, chị Đặng Thị Sinh, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa), đi khắp từ đầu đến cuối chợ, ở hàng nào chị cũng cố tìm cho ra quả na bở nhưng hiếm khi mới chọn được một, hai quả. Hầu hết những người bán đều khẳng định “bói” cả chợ cũng không thấy na bở đâu vì bây giờ các nhà vườn đều không còn trồng giống na này nữa.
Nguyên nhân dẫn đến sự “vắng mặt” của na bở trên thị trường được cho là bởi so với na dai, cây na bở không cho năng suất cao, trồng và chăm sóc rất khó. Mặt khác, khi vận chuyển na bở thường dễ bị nứt vỡ, dập nát nên hiệu quả kinh tế không cao. Không những thế, na bở thường có vỏ xù xì không đẹp mắt, nhiều hạt, khó bóc hơn hẳn na dai. Chính vì vậy, các nhà vườn dần thay thế bằng loại na dai với ưu điểm ngọt đậm, dai bùi, ít hạt, múi dễ bóc vỏ và để được dài ngày.
Na bở khan hiếm và được nhiều người săn lùng.
Với nhiều người, na bở có vị thơm đặc trưng, mềm nên rất ưa thích. Theo chị Lê Thị Hoa, chủ một cửa hàng hoa quả trên đường Trường Thi, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa) cho biết: Na bở tại các miền quê xứ Thanh phần lớn là loại na nhỏ, vị nhạt và rất ít. Nguồn cung cấp na bở phần lớn đến từ 1 số tỉnh ngoài nhưng số lượng cũng không nhiều, giá cả lại đắt đỏ với giá từ 180.000-200.000 đồng/kg, đắt gấp 3-5 lần na dai. Thời gian gần đây, mặt hàng này bán rất chạy nên hôm nào có hàng về là chúng tôi lại dành bán cho khách đã đặt trước chứ không có để bày bán ra ngoài. Cứ 3 đến 5 ngày có một chuyến na bở về, nhưng dạo này thường hay “cháy hàng” do số đơn hàng từ dân buôn các tỉnh tăng cao nên chúng tôi rất khó nhập được mặt hàng này về bán.
Video đang HOT
Sau nhiều năm vắng mặt trên thị trường, từ một loại quả không được ưu chuộng, na bở đột nhiên lại trở thành mặt hàng đắt giá và đang tìm lại “vị thế” của mình.
Theo Báo Thanh Hóa
Giám đốc Công nghệ Siemens chia sẻ về 'năng lực diệu kỳ' của AI
Tiến sĩ Kyoo Sung Noh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Trung tâm Năng suất Hàn Quốc gợi ý trí tuệ nhân tạo có thể là hướng đi của Việt Nam. Giống như Hàn Quốc, AI sẽ là tương lai của Việt Nam.
Việt Nam coi AI là yếu tố phát triển đột phá của đất nước
Mở đầu bài tham luận tại phiên trọng thể thuộc sự kiện Ngày hội trí tuệ nhân tạo, ông Ulli Waltinger, Giám đốc Công nghệ của Siemens từ Đức nhận định trong thời điểm hiện nay, nhiều người cùng quan tâm câu hỏi AI ứng dụng tại Siemens như thế nào. Sau nhiều năm làm việc tại Tập đoàn, vị chuyên gia cho biết ông có nhiều năm làm việc tại Siemens trong lĩnh vực nghiên cứu do đó rất hiểu AI đang tác động ra sao đến sự phát triển thời gian qua.
"Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển của AI, các bạn coi đây là yếu tố để có sự phát triển đột phá của đất nước. Tại Siemens chúng tôi cũng vậy. AI là ưu tiên trong nghiên cứu. Tập đoàn hiện có tổng cộng 250 chuyên gia AI", ông Ulli nói.
Đi vào câu chuyện cụ thể hơn, chuyên gia cho biết trong lĩnh vực này luôn đề cập đến nền tảng để làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, vấn đề tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong giao thông, quy trình sản xuất là điều không phải mình tập đoàn này quan tâm.
Deep learning là cốt lõi của AI - giúp tận dụng tối đa nguồn dữ liệu về giao dịch, hiểu rõ hơn hành vi người dùng. Trong ngành công nghiệp, các doanh nghiệp đã sớm ứng dụng dữ liệu để nâng cao năng suất. Khi chuyển sang thời đại toàn cầu hóa, đã có các hệ thống thông minh gần như con người. Chúng ta ngày càng thông minh hơn nhờ dữ liệu loại bỏ yếu tố chủ quan trong quá trình phân tích, ra quyết định chính xác hơn. Nhờ đó các hoạt động sẽ liên kết và tương tác với nhau nhiều hơn, ông nêu vài ví dụ trong các ứng dụng game và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.
Ông Ulli Waltinger, Giám đốc Công nghệ của Siemens từ Đức.
Về nghiên cứu AI, vị chuyên gia cho biết có nhiều khái niệm mới và có nhiều sản phẩm demo xuất phát từ quá trình nghiên cứu. Con người tận dụng nhiều mô hình mô phỏng để nâng cao hiệu quả của các ngành công nghiệp; ứng dụng và sản phẩm, chuỗi vòng đời sản xuất công nghiệp, nâng cao quy trình nghiệp vụ... Trong 4 năm qua từ nền tảng đám mây, tới đây Tập đoàn sẽ chuyển sang Mindsphere nhiều hơn.
"Chúng tôi nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau với hơn 300 dự án tại tập đoàn từ sản phẩm đến quy trình về AI, có giấy chứng nhận bản quyền, phát minh và đưa ứng dụng và đời sống. Với kinh nghiệm và nguồn lực, tập đoàn muốn đẩy mạnh hơn nữa trong kiểm soát, phát hiện lỗi hệ thống điện, xác định chủ đề dựa trên ngôn ngữ tự nhiên", vị này thông tin.
Tiến sĩ Ulli Waltinger tiếp tục nhấn mạnh ba trụ cột và bảy năng lực của AI trong phần tham luận của mình. Ông nói: "Chúng ta ứng dụng nhiều máy tính trong AI để đẩy mạnh công nghệ nhận diện giọng nói, khuôn mặt, hình ảnh, sử dụng thiết bị không người lái để kiểm soát mạng lưới điện trên không... Năng lực của AI là rất cao". Với con người, AI giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Máy móc có thể tạo ra hình ảnh của con người dựa trên những dữ liệu thu thập được. Con người có thể sử dụng những hình ảnh như vậy để sử dụng trong quá trình thiết kế khởi tạo, sáng tạo.
Giám đốc Công nghệ Phòng Thí nghiệm AI - Tập đoàn Siemens cũng cho biết, AI có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những quy trình và tự động hóa. Ông dẫn ví dụ của Amazon về việc sử dụng công nghệ. Đây là sàn mua bán hàng hóa khổng lồ, việc kết nối và vận chuyển đều được úng dụng AI với công nghệ Deep Learning... "Cách mạng công nghiệp 4.0 nói rất nhiều đến tự động hóa. Chúng tôi đang hướng đến những thiết bị không người lái với sự hỗ trợ của máy tính và AI như cải thiện hệ thống giao thông, cải thiện tính dịch chuyển của con người. Chúng tôi đang thử nghiệm hệ thống xe điện tự hành tại Hà Lan nhằm nâng cao an toàn cho người dùng", ông Ulli Waltinger cho biết.
Để phát triển AI, chuyên gia Tập đoàn Siemens đề xuất một số nguyên tắc nhất định như định hình và phát triển bền vững; thúc đẩy tính bao trùm, chia sẻ lợi ích; đảm bảo quyền riêng tư, quản trị dữ liệu; đồng thời đẩy mạnh tính trách nhiệm, giải trình trong việc sử dụng AI.
Trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cơ cấu toàn xã hội
Đem đến bài chia sẻ về kinh nghiệm phát triển AI của Hàn Quốc, Tiến sĩ Kyoo Sung Noh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Trung tâm Năng suất Hàn Quốc gợi ý trí tuệ nhân tạo có thể là hướng đi của Việt Nam. Giống như Hàn Quốc, AI sẽ là tương lai của Việt Nam.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, 2 và 3, kinh tế thế giới nói chung có những bước thay đổi chóng mặt. Cách mạng công nghệ 4.0 cũng không nằm ngoài làn sóng đó. Tận dụng tốt AI, các quốc gia có thể tiến một bước dài, bỏ qua giai đoạn phát triển mà những cường quốc từng trải qua.
Tại Hàn Quốc, trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cơ cấu toàn xã hội, việc làm, ngành nghề và cả con người. Chính phủ xây dựng các chính sách phát triển AI, trong đó tập trung cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đủ sức phục vụ phát triển công nghiệp trong nước. Hàn Quốc nghiên cứu và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nguồn dữ liệu lớn. Trí tuệ nhân tạo cũng tác động đến việc thay đổi các công việc tuyển dụng và phân loại chất lượng nhân lực ở Hàn Quốc.
Từ 2017 các nước đã tham gia vào cuộc chạy đua triển khai AI, Việt Nam là một trong số đó. Tiến sĩ Kyoo Sung Noh đánh giá mức độ ứng dụng AI của Việt Nam khá cao trong khu vực Đông Nam Á, ngang Singapore. Tuy nhiên, ông cho rằng Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển AI dài hạn hơn.
Như ở Hàn Quốc, AI hiện diện mạnh mẽ trong sản phẩm của những tập đoàn nổi tiếng như Samsung, LG. Hàn Quốc chỉ cách biệt khoảng 1,4 năm so với trình độ AI của Mỹ. Thị trường AI trong nước đạt giá trị khoảng 2,2 tỷ won vào năm 2018, ông nói. Về nhân lực, Hàn Quốc thành lập các khoa đào tạo chuyên sâu về AI ở trường đại học, viện nghiên cứu và ngay trong doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ hỗ trợ chính sách về việc ứng dụng AI, tạo tiền đề thu hút nhiều nhân tài, tham gia vào tiến trình này.
Tiến sĩ Kyoo Sung Noh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Trung tâm Năng suất Hàn Quốc.
Sau các thông tin, kinh nghiệm vận dụng AI tại Hàn Quốc, ông Kyoo đề xuất các ý tưởng hợp tác trong lĩnh vực AI giữa Việt Nam và Hàn Quốc:
Thứ nhất Smartcity: Việt Nam đang nỗ lực xây dựng thành phố thông minh trong tương lai. Hàn Quốc xây dựng smartcity từ năm 2000 với tổng vốn đầu tư 200 tỷ USD. Do đó, vị chuyên gia cho rằng những kinh nghiệm trong lĩnh vực này của Hàn Quốc sẽ giúp ích cho Việt Nam thời gian tới.
Thứ hai là Smartfactory: Hiện nay các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG... đều áp dụng dây chuyền hiện đại trong sản xuất. Có không ít doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam và gặt hái nhiều thành quả. Tuy nhiên tại Hàn Quốc không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nào cũng áp dụng smartfactory. Vì vậy Chính phủ Hàn Quốc đang kết hợp với các tập đoàn lớn để hỗ trợ họ trong sản xuất. Thông qua AI sẽ điện tử hóa dây chuyển sản xuất và nâng cao năng xuất; giảm tỷ lệ hàng hóa lỗi...
Thứ ba là Smartfarm: Hiện nay 40% dân số Việt Nam đang sản xuất nông nghiệp. Hàn Quốc cũng có tỷ lệ người dân làm nông nghiệp dù không lớn như Việt Nam. Tại Hàn Quốc, AI được dùng trong nông nghiệp như data cây trồng... Kinh nghiệm tại Hàn Quốc có thể phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Thứ tư là Smarttalent: Để thực hiện AI quan trọng nhất là đào tạo nhân lực. Theo chuyên gia, nên ứng dụng công nghệ thông tin cho các cấp học, thực hiện chương trình đào tạo chuyên gia AI của 2 nước thời gian tới.
KPC là trung tâm năng suất quốc gia của Hàn Quốc thành lập năm 1957 với mục đích cải thiện nền kinh tế của đất nước sau chiến tranh. Và trung tâm này đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hiện KPC còn mở rộng giao lưu tại châu Âu, Nam Mỹ. Nhiều doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam, và nhiều người Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc nên chương trình đào tạo, hỗ trợ nguồn nhân sẽ giúp ích cho 2 quốc gia. KPC đang phối hợp Chính Việt Nam để đưa ra nhiều dự án hợp tác hỗ trợ 2 nước.
"Trong quá trình phát triển công nghiệp 4.0 KPC xin được đồng hành với Việt Nam", vị chuyên gia nói.
Theo VietQ
GHN ra mắt hệ thống phân loại hàng tự động 100% lớn nhất tại Việt Nam: Năng suất 30.000 đơn/giờ, tiết kiệm 600 nhân công "Nếu trước đây, chúng tôi phân loại thủ công với quy mô lớn, GHN có thể phải mất 3 tiếng để phân loại hàng, thì bây giờ chỉ cần 30 phút cho cùng lượng đơn hàng tương tự. Từ đó giúp hàng hoá tới các kho giao nhận và tới tay khách hàng trong ngày", đại diện GHN cho hay. Ngày 7/8 vừa...