Myanmar cân nhắc ‘phương thức của ASEAN’
Một giải pháp đối với vấn đề Myanmar có thể được đưa ra theo “phương thức của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”. Đây là tuyên bố được ông Zaw Min Tun, người phát ngôn quân đội Myanmar và Hội đồng điều hành nhà nước (SAC), đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa xã phát ngày 1/5.
Cảnh sát Myanmar phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình phản đối việc nắm quyền lãnh đạo đất nước của các quan chức quân đội cấp cao tại Yangon, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Zaw Min Tun, khi tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra tại Jakara (Indonesia) ngày 24/4 vừa qua, Chủ tịch SAC kiêm Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing đã trực tiếp nêu tình hình hiện nay tại Myanmar, lắng nghe ý kiến, quan điểm, đề xuất của các nhà lãnh đạo ASEAN.
Video đang HOT
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đạt được đồng thuận 5 điểm về tình hình Myanmar, trong đó yêu cầu chấm dứt ngay lập tức bạo lực và tất cả các bên phải hết sức kiềm chế, tiến hành đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian thúc đẩy tiến trình đối thoại, và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar thông qua Trung tâm AHA.
Ông Zaw Min Tun khẳng định “các nhà lãnh đạo ASEAN có kinh nghiệm tuyệt vời trong các vấn đề chính trị của từng quốc gia và trong khu vực” và Myanmar luôn đánh giá cao điều này. Theo ông, những vấn đề của các quốc gia trong khu vực có thể được giải quyết phù hợp với Hiến chương ASEAN theo cách thức của ASEAN.
Liên quan đến đồng thuận đạt được trong hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN mới đây, ông Zaw Min Tun cho rằng các đề xuất mang tính xây dựng đối với Myanmar sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng và các chuyến thăm tới Myanmar, do ASEAN đề xuất, sẽ được cân nhắc dựa trên ổn định đất nước vì các ưu tiên vào lúc này của Nay Pyi Taw là khôi phục lại hòa bình và ổn định trong nước.
Người phát ngôn quân đội Myanmar nhấn mạnh nước này sẽ cân nhắc tích cực những đề xuất – có thể tạo điều kiện thuận lợi cho lộ trình 5 điểm mà SAC đưa ra hồi tháng 2 vừa qua trong giai đoạn thực thi tình trạng khẩn cấp, phù hợp với lợi ích của Myanmar cũng như Hiến chương ASEAN và “tinh thần ASEAN”. Myanmar sẽ thành lập các nhóm kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan và chi tiết về quy trình này sẽ được công bố sau.
Ngoài ra, ông Zaw Min Tun mong muốn Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) và các cơ quan của LHQ có thể hiểu rõ Myanmar thông qua việc xem xét tình hình thực tế tại nước này. Theo ông, mặc dù hiện vẫn còn tình trạng bạo lực tại Myanmar, song căng thẳng đã giảm bớt khi số người biểu tình cũng đã giảm. Myanmar sẽ duy trì nỗ lực nhằm khôi phục trật tự và ổn định ở nước này.
LHQ cùng ASEAN thúc đẩy giải pháp ổn định tình hình Myanmar
Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Myanmar Christine Schraner Burgener sẽ tới Jakarta (Indonesia) trong ngày 22/4 để gặp các quan chức cấp cao các nước Đông Nam Á nhằm tìm kiếm một lộ trình giúp chấm dứt bất ổn tại Myanmar sau cuộc đảo chính hôm 1/2 vừa qua.
Cảnh sát Myanmar siết chặt an ninh tại quận Hlaingthaya, thành phố Yangon ngày 14/3/2121. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters của Anh dẫn các nguồn thạo tin cho biết bà Burgener sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta, dự kiến diễn ra trong ngày 24/4 tới theo hình thức trực tiếp. Tuy nhiên, bà sẽ có các cuộc gặp bên lề với các nhà lãnh đạo ASEAN và thảo luận về tình hình tại Myanmar.
Trước đó, ngày 17/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Tanee Sangrat cho biết Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội Myanmar - sẽ tham dự hội nghị cấp cao ASEAN. Các nước láng giềng của Myanmar đã nỗ lực khuyến khích việc tổ chức các cuộc đàm phán giữa các bên ở Myanmar nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Nam Á này.
Kế hoạch tổ chức hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN nói trên đã được nước chủ nhà Indonesia và Ngoại trưởng Retno Marsudi thúc đẩy trong vài tuần qua với sự ủng hộ của nhiều nước thành viên. Đầu tháng này, Brunei - nước đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2021 - đã lên tiếng ủng hộ tổ chức hội nghị trên nhằm thảo luận về các diễn biến tại Myanmar và cho biết đã yêu cầu các quan chức chuẩn bị cho cuộc họp này tại Jakarta.
Tại cuộc họp trực tuyến mới đây của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ được tổ chức theo thể thức Arria về tình hình Myanmar, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay là bảo đảm tính mạng, an ninh, an toàn cho tất cả mọi người và hỗ trợ nhân đạo không bị cản trở cho những người cần được trợ giúp, nhất là các nhóm yếu thế trong xã hội. Đại sứ kêu gọi các bên liên quan ở Myanmar kiềm chế các hành vi bạo lực, tiến hành đối thoại và hòa giải theo ý chí và nguyện vọng của người dân, vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đại diện Việt Nam cho rằng cộng đồng quốc tế cần đóng góp một cách xây dựng để giúp Myanmar ngăn chặn bạo lực, thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đối thoại và hòa giải, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar, ủng hộ vai trò của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar và kêu gọi các bên tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến công tác của Đặc phái viên tới Myanmar.
Đại sứ khẳng định 55 triệu người dân Myanmar đều là thành viên của Đại gia đình ASEAN và ASEAN luôn sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách xây dựng, hòa bình thông qua các cơ chế liên quan. Các thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam đã và đang cùng các bên liên quan ở Myanmar thúc đẩy đối thoại, tạo thuận lợi cho việc tìm giải pháp cho vấn đề này. Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ các nỗ lực và lập trường của ASEAN, mong muốn các cuộc thảo luận ở LHQ về các vấn đề quan trọng liên quan cần có sự tham vấn đầy đủ với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1/2 vừa qua sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang cùng các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD). Quân đội Myanmar cho rằng có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua cho dù Ủy ban Bầu cử liên bang Myanmar bác bỏ cáo buộc này. Quân đội cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận việc tiến hành đảo chính.
EU tung đòn cấm vận thứ hai lên Myanmar Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định cấm vận 10 quan chức và 2 tập đoàn Myanmar vì cuộc chính biến và việc trấn áp người biểu tình sau đó. Cảnh sát Myanmar đến một địa điểm có người biểu tình tại Yangon . Ảnh AFP Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 19.4 thông báo EU đã quyết định cấm vận 10...