Mỹ triển khai khu trục hạm đầu tiên cho ‘lá chắn tên lửa châu Âu’
Tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook đã cập cảng hải quân Rota của Tây Ban Nha vào ngày 11.2 trong khuôn khổ chương trình lá chắn tên lửa châu Âu.
Tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook – Ảnh: AFP
Tàu USS Donald Cook lớp Arleigh Burke là một trong số bốn tàu chiến Mỹ tham gia chương trình lá chắn tên lửa châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo đàiRussia Today (Nga) ngày 11.2.
Trong vòng 2 năm tới, các tàu chiến còn lại là USS Ross, USS Porter và USS Carney sẽ được triển khai đến quân cảng Rota.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết 4 tàu chiến này sẽ tham gia vào các chiến dịch an ninh trên biển và các cuộc tập trận của NATO.
NATO cho biết hệ thống lá chắn tên lửa châu Âu được xây dựng nhằm bảo vệ người dân và lãnh thổ các nước thành viên NATO ở châu Âu.
Video đang HOT
Theo NATO, hệ thống lá chắn tên lửa này là cần thiết để bảo vệ châu Âu trước những mối đe dọa tấn công tên lửa từ Iran.
Tuy nhiên, Nga lâu nay quan ngại rằng hệ thống này là mối đe dọa lớn cho nền an ninh nước Nga. Nga đã đe dọa tăng cường kho vũ khí hạt nhân như một cách đáp trả, theo Russia Today.
Mặc dù Washington khẳng định mối quan ngại của Moscow là vô căn cứ nhưng vấn đề hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu vẫn đang gây ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ – Nga.
Theo TNO
Nga run vì Mỹ đưa khu trục hạm tối tân tới châu Âu
Hôm 11/2, tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ đã cập cảng Rota, Tây Ban Nha để triển khai hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo dành cho châu Âu. Nga coi đây là mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
USS Donald Cook là chiếc đầu tiên trong số 4 tàu khu trục công nghệ cao được Mỹ triển khai tới khu vực châu Âu.
Theo hãng tin RT, ngoài USS Donald Cook, Mỹ sẽ còn đưa thêm 3 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke gồm USS Ross, USS Porter và USS Carney. Tất cả 4 con tàu đều được trang bị hệ thống radar Aegis phòng thủ tên lửa đạn đạo. Theo dự kiến, trong 2 năm tới, Mỹ sẽ đưa 3 tàu còn lại tới căn cứ Hải quân Rota, phía nam Tây Ban Nha.
Tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ
"Đây là lần đầu tiên, một con tàu trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Hải quân Mỹ được bố trí thường trực tại châu Âu. Sự góp mặt của USS Donald Cook đánh dấu bước tiến quan trọng của NATO trong việc đảm bảo an ninh cho khu vực châu Âu và mối quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương", Tổng thư ký Tổ chức "Hiệp ước Bắc Đại tây dương" (NATO), ông Fogh Rasmussen nói.
Chương trình triển khai 4 khu trục hạm tối tân của Hải quân Mỹ là trọng tâm trong hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu của NATO. Ngoài ra, Mỹ còn thiết lập các khẩu đội tên lửa đánh chặn tại Ba Lan và Romania, hệ thống radar tại Thổ Nhĩ Kỳ cùng trung tâm chỉ huy tại Ramstein, Đức và một căn cứ Không quân Mỹ.
Trong những năm gần đây, quân đội Mỹ ngày càng đặc biệt quan tâm tới khu vực Địa Trung Hải trong bối cảnh các cuộc giao tranh và bất ổn an ninh tại Trung Đông và Bắc Phi có dấu hiệu leo thang.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết 4 khu trục hạm tối tân của nước này sẽ tham gia các nhiệm vụ gìn giữ an ninh hàng hải, hoạt động triển khai của NATO và các cuộc tập trận quân sự.
Theo tuyên bố của NATO, hệ thống này được thiết kế nhằm "bảo vệ toàn bộ an ninh lãnh thổ và người dân châu Âu thuộc khối NATO". Thậm chí, hệ thống này còn bảo vệ châu Âu khỏi những mối đe dọa tấn công từ tên lửa của Iran và Triều Tiên.
Trong khi đó, Nga cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ triển khai đang đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia và cảnh báo thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đáp trả. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga gần đây cũng trở nên ngày càng căng thẳng xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, Washington cho rằng sự lo sợ của Nga là vô căn cứ.
Khi thông tin tàu khu trục USS Cook của Mỹ được triển khai tới Tây Ban Nha, Nga đã ngay lập tức phản ứng khi tuyên bố nước này buộc phải rút lui khỏi hiệp ước START.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (SRART) do Mỹ và Nga ký kết hồi tháng 4/2010 và dự kiến có hiệu lực tới năm 2021. Hiệp ước này được xây dựng nhằm giới hạn và giảm dần kho hạt nhân của hai cường quốc quân sự thế giới.
Thậm chí, giới chức Nga còn yêu cầu triển khai hệ thống tên lửa tầm ngắn tới khu vực phía đông Kaliningrad nằm giữa Ba Lan và Lithuania - 2 quốc gia thành viên của NATO.
Trong bài phát biểu trước Hội đồng Liên bang hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh Nga đang tập trung mọi nguồn lực vào phát triển các tên lửa chiến lược mới cùng hệ thống phóng gồm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tối tân, máy bay ném bom chiến lược và hệ thống trinh thám, nhắm mục tiêu từ ngoài không gian.
Theo Infonet
Tàu khu trục lá chắn tên lửa Mỹ tới châu Âu Tàu khu trục đầu tiên trong số 4 tàu khu trục của hải quân Mỹ, chiếc USS Donald Cook đã tới cảng Rota, Tây Ban Nha. Tàu này sẽ trở thành nền móng cho lá chắn phòng thủ tên lửa của châu Âu. Nga cho rằng hệ thống trên là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh nước này. Chiếc USS Donald...