Mỹ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi
Ngày 1-11, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer- BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong tuần này.
Trẻ em từ 5-11 tuổi ở Mỹ sẽ sớm được tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech – Ảnh: BCC
Hàng triệu liều vắc xin cho trẻ em ở nhóm tuổi này sẽ đến các trung tâm phân phối trong vài ngày tới. Hiện chính phủ liên bang đã mua đủ số vắc xin để tiêm cho tất cả 28 triệu trẻ em đủ điều kiện.
Nhà Trắng cho biết bắt đầu từ ngày 8-11, chương trình tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ vận hành hết công suất.
Ngày 29-10, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer (Mỹ) cho trẻ em 5-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm chủng cho 28 triệu trẻ em thuộc nhóm tuổi này do lợi ích của vắc xin nhiều hơn so với nguy cơ tác dụng phụ.
Hôm nay, 2-11, CDC sẽ quyết định về cách thức tiến hành tiêm với một nhóm cố vấn bên ngoài.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp phép sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 6-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi này.
Video đang HOT
Ngày 1-11, người đứng đầu BPOM Penny Lukito thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Sinovac cho thấy vắc xin này an toàn đối với trẻ em từ 6-11 tuổi. Bà Penny cho biết việc cấp phép sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em là vấn đề cấp bách, vì các trường học đang bắt đầu triển khai từng bước học trực tiếp.
Trước đó, BPOM đã cấp giấy phép sử dụng vắc xin của Sinovac cho trẻ em từ 11-17 tuổi. Báo cáo thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy khả năng sinh miễn dịch của vắc xin ở trẻ em cao hơn người lớn. Tỉ lệ này ở trẻ em là 96,15% so với 89,04% ở người lớn.
Vắc xin của Sinovac là vắc xin đầu tiên được đăng ký với BPOM để sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi 6-11.
Người bị đau tim nhiễm COVID-19 có tỉ lệ tử vong cao
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nội khoa JAMA, nếu bệnh nhân nhiễm COVID-19, tỉ lệ sống sau cơn đau tim của họ thấp đi đáng kể.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 80.000 người bị đau tim ở Mỹ từ năm 2019-2020. Khoảng 76.000 trong số họ bị đau tim tại nhà hoặc tại nơi làm việc và các môi trường cộng đồng khác. Trong nhóm này, 15,2% trường hợp có nhiễm COVID-19 chết sau đó tại bệnh viện. Tỉ lệ này của bệnh nhân đau tim không có COVID-19 là 11,2%.
Trong số khoảng 4.000 bệnh nhân nhập viện khi bị đau tim, 78,5% người có COVID-19 tử vong, so với 46,1% người không có COVID-19.
Nhìn chung, các bệnh nhân đau tim nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng bị ngừng tim. Các nhà nghiên cứu cho biết họ cần nghiên cứu sâu thêm để hiểu tại sao chẩn đoán COVID-19 lại làm tăng nguy cơ tử vong ở người đau tim.
Thế giới đã ghi nhận trên 245,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 27/10, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 245.548.901 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.983.723 ca tử vong.
Hiện có 222.553.453 người đã khỏi bệnh. Trong số 18.011.725 ca đang điều trị, có 75.614 ca đang trong tình trạng nguy kịch.
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, với số ca nhiễm lần lượt là trên 46,5 triệu ca, trên 34,2 triệu ca và trên 21,7 triệu ca. Xét về số ca tử vong, Mỹ đứng đầu thế giới với 760.080 ca, tiếp đó là Brazil với 606.293 ca và Ấn Độ với 456.354 ca.
Tại châu Á, Lào vẫn ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao. Bộ Y tế Lào nước này ghi nhận 733 ca mắc mới, trong đó có tới 731 ca cộng đồng ghi nhận tại 12 tỉnh, thành, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, đến nay, tổng số ca tại Lào là 37.751 ca. Có thêm 3 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 59 ca. Tính riêng từ đầu tháng 10 đến nay, Lào đã ghi nhận 41 ca tử vong do COVID-19 và hầu hết đều là người cao tuổi, có bệnh lý nền và chưa được tiêm vaccine. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà chức trách một số tỉnh ở Lào đã chỉ thị tiếp tục phong tỏa và cấm đi lại, trong đó có tỉnh Khammuan, Bokeo, tỉnh Bolikhamxay...
Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này có 111 ca mắc mới, trong đó có 11 ca nhập cảnh. Ngoài ra, nước này ghi nhận thêm 7 ca tử vong, trong đó có 6 ca chưa tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Sau 27 ngày "bình thường mới" với số ca mắc mới ở mức thấp và hiện ở mức hơn 100 ca/ngày, Campuchia đang xem xét mở cửa hoàn toàn nền kinh tế - xã hội.
Trong động thái mới nhất nhằm từng bước mở cửa du lịch cho khách quốc tế, Bộ Du lịch Campuchia ngày 26/10 đã thông báo từ ngày 30/11 tới sẽ chính thức triển khai "cơ chế hộp cát" cho phép miễn cách ly đối với những du khách quốc tế đã tiêm đủ liều vaccine tới Sihanoukville, đảo Koh Rong và khu nghỉ dưỡng Dara Sakor Resort ở tỉnh Koh Kong. "Cơ chế hộp cát" sau đó sẽ được áp dụng sang tỉnh Siem Reap, nơi có quần thể Di sản văn hóa thế giới Angkor, kể từ tháng 1/2022. Theo Bộ Du lịch Campuchia, "Gói du lịch an toàn miễn cách ly" sẽ được áp dụng cho những du khách đặt trước ít nhất 5 ngày nghỉ tại những địa điểm nói trên, sau đó họ được phép đi tới bất cứ nơi nào tại Campuchia nếu như xét nghiệm âm tính.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) cho biết bắt đầu từ tháng 11 tới, các sân bay thuộc các tỉnh thành trên cả nước sẽ tái khởi động các chuyến bay quốc tế trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng tăng cao. Quyết định này được đưa ra ngay sau khi chính phủ Hàn Quốc công bố lộ trình 3 giai đoạn tiến tới "sống chung với COVID-19".
Theo thông cáo báo chí của MOLIT, Chính phủ Hàn Quốc sẽ dần dần nới lỏng những hạn chế đối với các chuyến bay quốc tế, vốn được áp dụng từ tháng 4/2020 nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19, đồng thời nối lại các dịch vụ bay quốc tế một cách thường xuyên kể từ tháng 11 tới dành cho những người đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc có chứng nhận miễn cách ly. Theo đó, người nước ngoài và người Hàn Quốc ở nước ngoài có thể sử dụng các chuyến bay quốc tế nếu đã được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine của các hãng Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson 2 tuần trước thời điểm bay. Những người thuộc diện được miễn cách ly cũng có thể đến Hàn Quốc sau khi nhận được giấy chứng nhận miễn cách ly do cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc ở nước ngoài cấp để nhập cảnh khẩn cấp hoặc với các lý do khác như công vụ, kinh doanh, học tập, hoặc nhân đạo.
Tại châu Âu, Anh ghi nhận 43.941 ca nhiễm mới và 207 ca tử vong. Trong khi đó, các nước khu vực Đông Âu chứng kiến số ca mắc và tử vong tăng vọt. Hungary ghi nhận 3.125 ca mắc mới, mức tăng hàng ngày cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 4. Chính phủ Hungary đã kêu gọi người dân tích cực đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, vốn đã được triển khai trên toàn quốc. Số ca tử vong tại Hungary đã lên tới 30.647 ca.
CH Séc ghi nhận 6.274 ca mắc mới, tăng gần gấp đôi trong một tuần trong bối cảnh nước này đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới. Đây cũng là mức tăng cao nhất hàng ngày được ghi nhận kể từ ngày 7/4 ở đất nước có 10,7 triệu dân này. Số liệu của Bộ Y tế Séc cũng cho thấy số ca nhập viện vì COVID-19 đã tăng lên 1.146 ca tính đến ngày 26/10, tăng gấp hơn 4,5 lần so với đầu tháng, trong đó có 166 ca phải điều trị tích cực. Mặc dù tăng nhanh song số ca mắc và nhập viện hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh được ghi nhận vào đầu năm nay và cuối năm ngoái.
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Nga thông báo có thêm 1.123 ca tử vong, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bùng phát. Nước này cũng ghi nhận thêm 36.582 ca mắc mới, trong đó có 5.789 ca ở thủ đô Moskva. Dù đã áp dụng cơ chế tuần lễ không làm việc nhưng số ca nhiễm mới tại Nga vẫn tăng lên. Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, giới chức Nga đã khuyến cáo người dân hạn chế đi lại trong tuần lễ không làm việc kéo dài từ ngày 30/10 đến ngày 7/11.
Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin đã cho phép người dân có 1 tuần nghỉ làm và vẫn được trả lương, nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Các hãng tin Nga trích dẫn các khảo sát cho biết hơn 33% người dân nước này lên kế hoạch đi du lịch trong thời gian nghỉ lễ trên, trong khi Thị trưởng thành phố nghỉ dưỡng Sochi đã cảnh báo một lượng lớn du khách đến thành phố này. Tuy nhiên, hiện Nga chưa có kế hoạch áp dụng lệnh cấm đi lại và cấm du lịch đối với người dân vào những ngày không làm việc theo quyết định của Tổng thống Putin.
Ở Đức, tại cuộc thảo luận trong khuôn khổ tiến trình đàm phán thành lập liên minh cầm quyền tại Đức, 3 chính đảng gồm Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP), đều bày tỏ mong muốn chấm dứt "tình trạng khẩn cấp", được áp đặt từ tháng 3/2020 để phòng, chống đại dịch COVID-19, vào tháng 11 tới. Thay vì các biện pháp khẩn cấp này, các bên đề xuất biện pháp mới trong khuôn khổ Luật phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm sửa đổi trong mùa đông này.
Theo đó, chính quyền các bang tại Đức có quyền tự đưa ra một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó có đeo khẩu trang bắt buộc và hạn chế tiếp xúc tại những sự kiện đông người và địa điểm công cộng ngoài quy định "3G" (tức là có chứng chỉ tiêm chủng vaccine hoặc phục hồi sau khi mắc COVID-19 hoặc xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2). Một số bang chỉ chấp nhận quy định "2G". Ngoài những quy định trên, chính quyền các bang cũng có quyền yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, chủ yếu ở các không gian công cộng trong nhà, cũng như xử lý thông tin điều tra dịch tễ của khách hàng, các quy định xét nghiệm hay đeo khẩu trang trong trường học.
Trước thực tế dịch bệnh hiện nay, Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định mặc dù nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhờ tăng cường tiêm chủng và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, nhưng phân tích tình hình hiện tại và các mô hình dự báo cho thấy đại dịch này "còn lâu mới kết thúc". Tuyên bố của ủy ban trên nêu rõ việc sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay và cải thiện hệ thống thông gió của các không gian trong nhà vẫn là chìa khóa để giảm lây truyền virus SARS-CoV-2. Ủy ban cũng cho biết đại dịch kéo dài đang khiến tình trạng khẩn cấp nhân đạo, di cư ồ ạt và các cuộc khủng hoảng khác trở nên phức tạp hơn. Do đó, các quốc gia cần sửa đổi các kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.
Người tiêm phòng COVID-19 đầy đủ ít có khả năng lây cho người khác Một số kết quả nghiên cứu công bố gần đây cho thấy những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ ít có khả năng lây lan virus sang người khác hơn, kể cả với biến thể Delta. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Modiin, Israel, ngày 19/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN Giáo sư Christopher Byron Brooke tại Đại học Illinois (Mỹ) cho biết vaccine ngừa...