Mỹ thu hẹp quân đội ảnh hưởng đến Biển Đông, Hoa Đông?
Quân đội Mỹ đóng vai trò quan trọng trong các vùng tranh chấp ở Biển Đôngvà biển Hoa Đông, điều ấy được thể hiện rõ ở sức mạnh vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ lên kế hoạch thu hẹp quy mô quân đội. Kế hoạch đó liệu có làm giảm thế lực của Mỹ ở các vùng tranh chấp đó hay không?
Hãng tin CBS News đưa tin, dự kiến ngày 24/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ công bố kế hoạch cắt giảm quy mô quân đội. Theo đó, quy mô quân đội Mỹ sẽ bị thu hẹp nhất kể từ trước Thế chiến II tới nay để đáp ứng việc ngân sách quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm hàng tỷ USD.
Ông Hagel cho biết trong những năm tới, Mỹ dự tính cắt giảm số lượng bộ binh từ khoảng 570.000 xuống còn 440.000-450.000 người.
Tờ The New York Times cho rằng kế hoạch của ông Hagel sẽ định hình lại lực lượng trên bộ của Mỹ, cơ cấu lại lực lượng cảnh sát quốc gia và nhân viên an ninh tại các khu bảo tồn.
Ông Hagel mong muốn sẽ cắt giảm số lượng bộ binh xuống còn 440.000-450.000 người.
Đây là một nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm giảm thiểu tác động và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể vấp phải sự phản đối từ các cựu chiến binh và các nhà lập pháp trong Quốc hội.
Đô đốc John Kirby, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, nói: “Chi phí nhân sự chiếm khoảng 50% ngân sách quốc phòng, chi phí này có thể buộc phải thu hẹp, nhất là trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm đáng kể. Bộ trưởng Hagel đã được cung cấp đầy đủ những báo cáo. Cho dù không muốn, chúng tôi vẫn phải cắt giảm những nhân sự không thực sự cần thiết”.
Tuy nhiên, liệu việc thu hẹp quy mô quân đội có thể làm giảm sức mạnh của Mỹ ở Biển Đông và biển Hoa Đông?
Mỹ phô diễn sức mạnh hải quân ở Biển Đông
Trước đó, tàu sân bay lớp Nimitz USS George Washington của hải quân Mỹ đã tới Vịnh Manila, Philippines hôm 25/10/2013. Dẫn đầu nhóm tàu sân bay tác chiến số 5, nhóm tàu lớn nhất của hải quân Mỹ. Nhóm này gồm 2 tàu tuần tiễu tên lửa, 1 tàu khu trục, 1 tàu cung ứng và 1 tàu ngầm tấn công nhanh. Chỉ riêng tàu sân bay đã có hơn 6.000 quân nhân.
Hôm 21/10/2013, Tướng Vincent Brooks, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, đã thông báo rằng Lầu Năm Góc có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận hải-lục quân chung đầu tiên tại Thái Bình Dương.
Động thái này cho thấy Mỹ đang gia tăng mạnh công tác chuẩn bị cho một cuộc xung đột chống Trung Quốc. Trung tá Michael Donnelly, phát ngôn viên quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, nói về cuộc tập trận hải-lục quân: “Mục đích cốt lõi của sự cân bằng chiến lược Thái Bình Dương là nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực”.
Video đang HOT
Hôm 23/10, hàng không mẫu hạm USS George Washington đã tới Malaysia. 16 quan chức chính phủ cấp cao của Malaysia đã được mời thăm tàu sân bay của Mỹ, trong đó có Thứ trưởng quốc phòng Shakib Ahmad Shakir.
Một máy bay chiến đấu đang chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ USS George Washington trên Biển Đông hôm 25/10/2013
Cùng ngày, tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles USS Santa Fe đã cập bến căn cứ hải quân Changi tại Singapore và khoe các khả năng của tàu tấn công ven biển với các thành viên của hải quân Singapore. Các nhân vật hàng đầu của chính phủ Singapore cũng được mời lên thăm tàu sân bay USS George Washington.
Hôm 24/10, trong khi đang di chuyển giữa Biển Đông từ Malaysia tới Philippines, Đô đốc Mark C. Montgomer, chỉ huy tàu USS George Washington, đã tổ chức một cuộc họp báo ngay trên boong tàu trong khi các máy bay chiến đấu cất cánh ở phía sau.
“Chính sách “xoay trục” đã dẫn tới việc gia tăng sự hiện diện tác chiến trên biển tại Tây Thái Bình Dương, vì thế các tàu của Mỹ đang có mặt khắp các khu vực này”, ông Montgomer nói.
“Có nhiều tàu đồng nghĩa với việc sự hiện diện nhiều hơn. Điều đó cho phép chúng ta có sức mạnh lớn hơn. Chính sách “xoay trục” đang gia tăng”, quan chức trên nói thêm.
Mỹ điều 6 “sát thủ săn ngầm” P-8A phong tỏa biển Hoa Đông
Hãng tin Nhật Bản Kyodo News cho biết, ngày 1/12/2013, Mỹ đã triển khai 6 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P- 8A Poseidon đến căn cứ Kadena của Nhật Bản.
Ông Hiroshi Takeda – Tư lệnh lực lượng phòng vệ Okinawa cho hay, căn cứ không quân Kadena thuộc tỉnh Okinawacủa Nhật Bản đã được lựa chọn để triển khai 6 “sát thủ săn ngầm” P-8A của Mỹ. Loại máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến này sẽ dùng để thay thế cho các máy bay cùng loại thế hệ cũ hơn là P-3C Orion.
Trước đó, ngày 26/11, quân đội Mỹ đã thông báo cho cục ngoại vụ Nhật Bản về kế hoạch triển khai này. Thông tin về việc triển khai P-8A tại Nhật đã lần đầu tiên được xác thực trong hội nghị “2 2″ giữa ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng 2 nước tổ chức vào đầu tháng 10/2013.
P-8A Poseidon có khả năng mang theo 5,5 tấn vũ khí, tập trung chủ yếu vào chức năng chống ngầm
Được biết, đây là lần đầu tiên Mỹ triển khai loại máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến nhất của mình ra các căn cứ nước ngoài.
“Hải thần” P-8A (P-8A Poseidon) là loại máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo riêng cho nhiệm vụ tuần tra trên biển, trong đó tập trung chủ yếu là tính năng tác chiến chống ngầm.
Nó được thiết kế dựa trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc “Kế hoạch nghiên cứu MMA” (Multi-mission Maritime Aircraft), triển khai vào cuối thập niên 90, thế kỷ XX.
Với tính năng trinh sát, phát hiện tàu ngầm rất tốt cùng với khả năng tấn công đối ngầm, đối hải mạnh mẽ, chỉ cần 6 chiếc P-8A Poseidon này cũng có thể khống chế hoàn toàn tàu ngầm ra, vào biển Hoa Đông.
Động thái này cả Mỹ được coi là sự đáp trả mạnh mẽ đối với hành động cử máy bay cảnh báo sớm (AWACS) KJ-2000 và một số máy bay tiêm kích J-11 và Su-30, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong “Vùng nhận dạng phòng không” ở biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Không chỉ vậy, trước đó, ngày 26/11/2013, tờ Wall Street Journal dẫn lời Đại tá Steve Warren – Người phát ngôn Lầu Năm Góc rằng hai máy bay quân sự B52 đã bay quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà không thông báo trước kế hoạch bay, hoặc gửi thông tin bằng radio hay đăng ký tần số trước… cho phía Trung Quốc.
Theo Đại tá Warren, hai máy bay này đã hiện diện tại ADIZ trong vòng “chưa đầy một giờ đồng hồ” và “không gặp sự cố nào”.
Vẫn theo Wall Street Journal đây là một trong các “động thái thách thức trực tiếp Trung Quốc”. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã khẳng định, thiết lập ADIZ của Trung Quốc “không hề ảnh hưởng đến cách thức Washington tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực”.
Theo Báo Đất việt
An ninh khu vực: Vì sao VN phải kết thân với Ấn Độ?
Đông Á đang nóng lên trước những gây hấn liên tục về chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Một cuộc chiến tranh lạnh đang âm thầm diễn ra trong khu vực.
Một bên là Trung Quốc, với xu hướng bá quyền đang đòi đến 90% chủ quyền Biển Đông qua đường lưỡi bò 9 đoạn.
Bên còn lại: Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đang tìm cách khống chế gã khổng lồ đang thức giấc.
Các nước ASEAN có biển - ngoại trừ Philippines, tuy không lên tiếng, song lặng lẽ bước vào cuộc chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến khả dĩ.
Vũ khí ưu tiên trang bị hàng đầu bao gồm tàu ngầm, tàu chiến và các chiến đấu cơ có khả năng tác chiến trên biển.
Vì sao có cuộc chiến này?
Kinh tế Trung Quốc phát triển quá nhanh trong suốt thập niên vừa qua với tăng trưởng liên tục 2 con số và chỉ giảm xuống còn 7,5% trong năm 2013. Tiền nhiều đã tạo điều kiện cho giới lãnh đạo Bắc Kinh tăng mạnh chi tiêu quân sự qua từng năm với mục tiêu trở thành một quyền lực thế giới vào năm 2025.
Một nước Mỹ đang suy yếu về kinh tế, ngân sách quốc phòng bị cắt giảm ngót ngét 100 tỉ đô la trong năm 2014 khiến họ mất dần ảnh hưởng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngân sách quốc phòng Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng bởi đà phục hồi kinh tế chậm cùng với nạn "lạm phát ObamaCare".
Nếu không giải quyết tốt vấn đề ngân sách, quân đội Mỹ có nguy cơ sẽ phải triệt thoái khỏi khu vực. Và điều này sẽ tạo một khoảng trống lớn về quyền lực cho Trung Quốc.
Bản phúc trình hơn 50 trang đánh máy của Học viện Sách lược Úc, tháng 2.2014, nêu rõ: Trung Quốc đang là hiểm họa số 1 và nếu Mỹ không duy trì được tầm ảnh hưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương, Úc sẽ ở vị thế tồi tệ nhất kể từ năm 1942, với một nền quốc phòng già cỗi sẽ khó đương đầu nổi với các thế lực nước ngoài một khi chiến sự bùng nổ.
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đang đứng vị trí thứ nhì thế giới. Và với đà này, tờ Tin tức nước Úc luận rằng: 20 năm nữa, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ. Năm 2013, Trung Quốc chi 139,2 tỉ USD; Mỹ chi 664,3 tỉ USD. Nhưng năm 2014, ngân sách của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 148 tỉ USD trong khi Mỹ bị cắt giảm còn 574,9 tỉ USD.
Nếu so với khoản ngân sách vỏn vẹn 20,2 tỉ USD của năm 2000, ai cũng có thể thấy trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư cho sức mạnh quân sự như thế nào. Nước Nga năm 2012 cũng chỉ tốn 59,9 tỉ USD cho quân đội.
Số liệu chi tiêu quốc phòng các nước trong năm 2012 và biểu đồ so sánh ngân sách quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai (nguồn: Tin tức nước Úc)
Bản báo cáo của Học viện Sách lược Úc nhận định rằng: Sự tăng trưởng kinh tế cùng các chương trình hiện đại hóa quân đội, Bắc Kinh cho rằng "để hòa hợp với sự phát triển". Tuy nhiên, hàng loạt hành vi gây hấn trên biển gần đây đối với Nhật, Philippines và Việt Nam đã dấy lên quan ngại Trung Quốc sẽ trở thành kẻ gây chiến.
Và một khi Trung Quốc trở nên quá mạnh và Mỹ không còn ảnh hưởng nhiều ở Châu Á - Thái Bình Dương, ai sẽ là cường quốc các quốc gia trong khu vực cần kết thân?
Xét về đối trọng trong một thời gian dài, với tiềm lực của tương lai và thực lực ở hiện tại, chỉ có Ấn Đô mới đủ sức để ngăn chận cái mà người Úc gọi là "Trung Hoa tân mộng" (China &'s new dream).
Các bài phân tích tiếp theo sẽ làm sáng tỏ các luận điểm trên.
Theo Motthegioi
Sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc buộc Châu Á chạy đua vũ trang Việc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự buộc các nước láng giềng phải gia tăng chi phí quốc phòng. Nhận định này không phải là mới, nhưng vừa được các chuyên gia thuộc Học viện quốc tế nghiên cứu chiến lược - IISS, trụ sở tại London, Anh, khẳng định lại trong báo cáo thường niên về cán cân quân sự...