Mỹ muốn lập chuỗi cung ứng công nghệ “không Trung Quốc”
Mỹ được cho sắp có động thái nhằm gia tăng nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, bằng cách phối hợp với các đối tác trong khu vực.
Mỹ muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng sản phẩm công nghệ quan trọng. Ảnh: Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters).
Nikkei đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến có thể sẽ ký mệnh lệnh hành pháp vào thời gian tới nhằm gia tăng nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm chip và các sản phẩm quan trọng chiến lược khác nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, thông qua việc tăng cường “bắt tay” với các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Video đang HOT
Theo dự thảo văn bản mà Nikkei tiếp cận được, mệnh lệnh này sẽ cho phép việc xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng quốc gia ít tổn thương hơn trước những gián đoạn như thảm họa tự nhiên hoặc các lệnh trừng phạt từ các nước không thân thiện. Các biện pháp sẽ tập trung vào chất bán dẫn, pin xe điện, kim loại đất hiếm và các sản phẩm y tế.
Theo đó, Mỹ sẽ hợp tác với đồng minh và đối tác để tạo nên một chuỗi cung ứng bền vững và linh hoạt, cho thấy rằng các mối quan hệ quốc tế sẽ là trọng tâm trong kế hoạch này. Washington dự kiến sẽ theo đuổi quan hệ đối tác với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip và các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Australia về đất hiếm.
Mỹ có kế hoạch chia sẻ thông tin với các đồng minh và đối tác về mạng lưới cung cấp các sản phẩm quan trọng và sẽ tìm cách thúc đẩy sản xuất bổ sung. Washington sẽ xem xét tạo dựng một khuôn khổ để chia sẻ nhanh chóng các mặt hàng này trong trường hợp khẩn cấp, cũng như thảo luận về việc đảm bảo kho dự trữ và năng lực sản xuất dự phòng. Các đối tác có thể được yêu cầu làm ăn ít hơn với Trung Quốc.
Động thái này càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh sự thiếu hụt chip trong năm nay đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến các nhà sản xuất ô tô. Theo Boston Consulting Group, Mỹ đã giảm mạnh thị phần trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn toàn cầu trong những thập niên gần đây, khi giảm từ 37% vào năm 1990 xuống 12% vào hiện tại.
Theo giới quan sát, việc chuỗi cung ứng các sản phẩm quan trọng phụ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc có thể mang lại những rủi ro về an ninh, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mỹ nhập khẩu khoảng 80% đất hiếm từ Trung Quốc và phụ thuộc tới 90% với một số mặt hàng y tế.
Trung Quốc phóng vệ tinh để vô hiệu hóa rác vũ trụ
Trung Quốc đã phóng vệ tinh Shijian 21 lên quỹ đạo vào ngày 24/10 bằng tên lửa Trường Chinh và tuyên bố sự kiện này nhằm thử nghiệm "công nghệ vô hiệu hóa rác thải vũ trụ".
Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh Shijian-21 lên quỹ đạo. Ảnh: Global Times
Tuy nhiên, theo Dailymail, Mỹ cho rằng công nghệ này có thể tiêu hủy các vệ tinh khác và là chiến lược của Trung Quốc để đạt ưu thế qua "hệ thống tấn công vũ trụ".
Vệ tinh Shijian-21 được phóng tại tỉnh Tứ Xuyên vào sáng 24/10. Shijian-21 do Viện Công nghệ Vũ trụ Thượng Hải phát triển.
Vụ phóng vệ tinh diễn ra ngay trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị quân sự ở Bắc Kinh. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề nghị các nhà khoa học đạt đột phá trong phát triển vũ khí để tạo ra quân đội tầm cỡ thế giới.
Trước đây, Trung Quốc từng phóng vệ tinh "dọn rác vũ trụ" Shijian 17 vào năm 2016. Khi đó, Shijian 17 chỉ là một vệ tinh truyền thông có nhiệm vụ giám sát rác thải vũ trụ.
Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc đã thành lập Trung tâm Giám sát và Ứng dụng rác thải vũ trụ vào tháng 6/2015. Cơ quan này có trách nhiệm truy vết, phân tích và đề xuất các kế hoạch tiêu hủy rác thải vũ trụ, đồng thời tạo cơ sở dữ liệu và liên lạc với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác.
Ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc đã tăng hàng năm kể từ những năm 1990. Kể từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo quốc gia vào 2012, ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc là 130 tỷ USD. Vào tháng 3 vừa qua, ngân sách là gần 210 tỷ USD.
Không chỉ Facebook, các tập đoàn công nghệ lớn Trung Quốc cũng đổ dồn về vũ trụ ảo Ngoài Facebook, thế giới "metaverse" (vũ trụ ảo) còn thu hút các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba và Tencent. Một quầy trưng bày về metaverse tại hội nghị công nghệ ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images Facebook đang thu hút sự chú ý của dư luận khi thông báo về vũ trụ ảo và ý định đổi tên...