Mỹ mua lại máy bay chiến đấu cũ thời Liên Xô để chuyển giao cho Ukraine
Washington được cho là đã mua 81 máy bay từ Kazakhstan với giá trung bình dưới 19.000 USD mỗi chiếc.
Máy bay ném bom Su-24. Ảnh: TASS
Tờ Kiev Post đưa tin, chính phủ Mỹ được cho là đã mua hầu hết các máy bay chiến đấu thời Liên Xô của Kazakhstan đã không còn sử dụng và được bán trong một cuộc đấu giá gần đây.
Số máy bay này có thể sẽ được chuyển giao cho quân đội Ukraine để sử dụng trong cuộc xung đột với Nga.
Theo thông tin, Washington là bên trúng thầu mua 81 trong số 117 máy bay chiến đấu cũ được đưa ra đấu giá “thông qua các thực thể nước ngoài ” với tổng trị giá 1,5 triệu USD.
Báo cáo không đưa ra chi tiết về số lượng máy bay mỗi loại đã được mua, nhưng cho biết trong đó có các loại máy bay tiêm kích MiG-29, cường kích MiG-27 và máy bay ném bom Su-24.
Ngoài ra, Kazakhstan cũng chào bán máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 trong cuộc đấu giá trên. Tất cả các máy bay được liệt kê là trong “tình trạng không sử dụng được” và chi phí hiện đại hóa chúng được coi là không thực tế về mặt kinh tế. Các loại máy bay chiến đấu này, được chế tạo vào những năm 1970 và 1980, đã “nghỉ hưu” theo chương trình hiện đại hóa của quân đội Kazakhstan.
Theo tính toán, trung bình mỗi máy bay cũ này thì phía Mỹ phải trả là dưới 19.000 USD. Trên thực tế, toàn bộ phi đội gồm 81 máy bay phản lực chỉ có giá tương đương với 10 tên lửa AGM-114 Hellfire, một trong những loại đạn không đối đất thường được sử dụng bởi thiết bị bay không người lái (UAV) và máy bay chiến đấu của Mỹ.
Video đang HOT
Các quan chức quân sự Mỹ chưa tiết lộ số máy bay mua lại của Kazakhstan sẽ được sử dụng như thế nào, song theo thông tin của tờ Kiev Post thì “ngày càng có nhiều đồn đoán rằng có khả năng cuối cùng chúng sẽ được chuyển giao cho Kiev”.
Một số chuyên gia nhận định, nếu điều đó xảy ra, nhiều khả năng Ukraine có thể sẽ tháo rời để lấy phụ tùng thay thế hoặc sử dụng chúng làm mồi nhử tại các sân bay.
Kazakhstan, vốn là đồng minh của Nga, ngày càng gắn kết với các quốc gia phương Tây kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022. Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã tiếp đón Ngoại trưởng Anh David Cameron tới Astana hồi đầu tháng này, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã tới Astana vào năm ngoái để hội đàm với các nhà lãnh đạo quốc gia Trung Á này.
Cạnh tranh giữa Pháp và Nga về máy bay chiến đấu trên thị trường Trung Á
Mặc dù Pháp tăng cường "tán tỉnh" mua máy bay chiến đấu Rafale, nhưng Không quân Kazakhstan đã quyết định mua máy bay chiến đấu Su-30SM do Nga sản xuất.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.Ảnh:defencesecurityasia.com
Pháp đang rất tích cực tìm cách thâm nhập thị trường bán vũ khí thế giới bằng máy bay Rafale, cố gắng thay thế máy bay Nga ở các quốc gia Trung Á, những quốc gia sử dụng vũ khí Liên Xô và Nga từ lâu.
Rõ ràng là Paris đang rất cần những thương vụ lớn, đặc biệt là sau khi Mỹ và Anh "loại" Pháp khỏi hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Australia. Trước đó, Pháp có kế hoạch cung cấp cho Australia 12 tàu ngầm hạt nhân, giá trị hợp đồng là 66 tỷ USD, nhưng Australia hiện đã hợp tác với Mỹ và Anh.
Trong bối cảnh đó, Pháp đã tăng cường phát triển các thị trường mới và không có gì ngạc nhiên khi sau thành công ở Ấn Độ với việc chuyển giao máy bay chiến đấu Rafale cho Không quân Ấn Độ, Paris muốn tiếp tục vươn tới các thị trường khác, trong đó có Trung Á.
Kết quả là, các đại diện của Pháp gần đây đã thường xuyên đến Kazakhstan, Uzbekistan để môi giới về Rafale và cũng đã nhận được sự quan tâm. Đích thân Tổng thống Pháp Macron cũng đã đến thăm Kazakhstan và Uzbekistan (ngày 1 - 2/11/2023) và các chuyến thăm đáp lễ của Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và Kazakhstan Kemelevich Tokayev (lần lượt diễn ra vào ngày 21 và 29/11/2023).
Sau chuyến thăm đáp lễ tới Paris của những người đứng đầu Kazakhstan và Uzbekistan, Pháp tin tưởng rằng Rafale của châu Âu tốt hơn nhiều so với bất kỳ máy bay nào của Liên Xô. Do đó, Pháp bắt đầu "ăn mừng chiến thắng" của mình trên thị trường vũ khí, khi vào cuối tháng 11/2023, kênh truyền hình BFM đưa tin rằng các nước Trung Á muốn có máy bay mới và đang xem xét các nhà cung cấp châu Âu, trong đó có Pháp.
Một thông tin ngày 26/11 của tờ La Tribune còn khẳng định Kazakhstan và Uzbekistan quan tâm đến Rafale, cho rằng một thỏa thuận tiềm năng là do phía Pháp, đặc biệt là Dassault, thúc đẩy.
Tuy nhiên, Kazakhstan đã chính thức phủ nhận việc xem xét việc mua máy bay chiến đấu đa năng Rafale của Pháp và bày tỏ ý muốn mua máy bay Sukhoi Su-30SM do Nga sản xuất với lý do lợi thế về giá cả trên chất lượng thuận lợi hơn.
Như vây, mặc dù Pháp tăng cường "tán tỉnh" mua máy bay chiến đấu Rafale, nhưng cuối cùng Không quân Kazakhstan đã quyết định mua máy bay chiến đấu Su-30SM do Nga sản xuất.
Phó Tư lệnh Phòng không kiêm Cục trưởng Cục Vũ khí Kazakhstan Yerhan Nildibayev được hãng thông tấn TASS đầu tháng 12/2023 dẫn lời cho biết Kazakhstan sẽ mua 10 máy bay chiến đấu Su-30SM và hai tổ hợp hệ thống phòng không TOR-M2 từ Nga.
Cả hai hệ thống vũ khí Su-30SM và TOR-M2 dự kiến sẽ được trang bị trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2024.
"Chúng tôi không có kế hoạch mua máy bay chiến đấu Rafale (sản xuất tại Pháp). Chúng đắt tiền nên chúng tôi chọn máy bay chiến đấu Su-30SM vì sự cân bằng giữa chất lượng và giá cả", ông Nildibayev nói.
Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga. Ảnh: eurasiantimes
Tuyên bố của ông Nildibayev dường như đặt dấu chấm hết cho những nỗ lực của Pháp đã diễn ra trong nhiều tháng nhằm tiếp thị máy bay chiến đấu Rafale cho các nước Trung Á như Kazakhstan và Uzbekistan.
Cho đến nay cũng chưa có báo cáo nào từ Uzbekistan về việc nước này đang xem xét mua máy bay chiến đấu Rafale. Trước đó, giới chức Uzbekistan đã bày tỏ quan tâm đến việc mua 24 máy bay chiến đấu Rafale do Dassault Aviation phát triển.
Trong khi cả hai nước đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội của mình, họ cho rằng những chiếc máy bay "đắt tiền" và "phức tạp" từ Pháp vượt quá khả năng tài chính của mình, đi kèm với đó là việc cải tổ các quy trình hậu cần, kỹ thuật và huấn luyện vốn phần lớn vẫn dựa trên mô hình công nghiệp quốc phòng của Nga trong không gian hậu Xô Viết.
Về phần mình, Moskva đã bày tỏ "quan ngại" về nỗ lực của các nước phương Tây nhằm "tách" Nga khỏi các nước Trung Á. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tuyên bố rằng các nước phương Tây đang cố gắng "lôi kéo" các nước láng giềng, đối tác và đồng minh khỏi Nga. Đây không phải là lần đầu tiên Nga bày tỏ quan ngại về những nỗ lực của phương Tây ở Trung Á trong những tháng gần đây.
Từng thuộc Liên Xô cũ, Kazakhstan và Uzbekistan phụ thuộc rất nhiều vào vũ khí do Nga sản xuất, bao gồm cả máy bay chiến đấu. Cả hai quốc gia Trung Á, có quan hệ chặt chẽ với Nga, đều có kế hoạch loại bỏ các máy bay chiến đấu cũ kỹ do Nga sản xuất và thay thế chúng bằng những máy bay mới.
Không quân Kazakhstan dự kiến sẽ cho các máy bay chiến đấu MiG-29 ngừng phục vụ, trong khi Không quân Uzbekistan sẽ loại bỏ dần các máy bay chiến đấu Su-27.
Ngoài MiG-29, Kazakhstan cũng chào bán hơn 100 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom được chế tạo từ thời Liên Xô cho các bên quan tâm. Những máy bay chiến đấu thời Liên Xô cũ này, cùng với động cơ của chúng, bao gồm MiG-31, MiG-27 và Su-24, được chế tạo trong thời kỳ căng thẳng của Chiến tranh Lạnh vào những năm 1970 và 1980.
Lý do phi đội MiG không thể giúp Ukraine 'thay đổi cuộc chơi trên không' với Nga Đối với các phi công Ukraine, MiG-29 là một "người bạn cũ", nhưng họ cũng thừa nhận chúng không thể giúp "thay đổi cuộc chơi" trong cuộc phản công đã dự định. Máy bay chiến đấu của Pháp (bên trái) và hai chiếc MiG-29 của Ba Lan bay trên căn cứ không quân ở Malbork, Ba Lan. Ảnh; AFP/GETTY IMAGES Khi Ba Lan...