Mỹ làm gì khi Nga muốn biến Bắc Cực thành “sân nhà”?
Dù không tuyên bố những những động thái gần đây của Nga cho thấy, Moskva đang dần biến Bắc Cực thành “sân nhà” của mình.
Động thái của Nga
Theo TASS ngày 29/12, dẫn lời Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov cho biết, một lực lượng không quân và phòng không lục quân hỗn hợp sẽ được thành lập và triển khai tại Bắc Cực trong năm 2015.
“ Bộ tư lệnh chiến lược liên hợp tại Bắc Cực hiện đang đặt tại Hạm đội phương Bắc của Nga, có nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở khu vực này trong mọi hình thức xung đột vũ trang”, ông Gerasimov phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-24 cho biết.
“Chúng tôi đã biên chế một sư đoàn phòng không cho hạm đội này, và chúng tôi sẽ thành lập một lực lượng không quân và phòng không lục quân hỗn hợp tại đó”, ông nói và cho biết thêm rằng Bộ Quốc phòng Nga sẽ thành lập một trung tâm huấn luyện chuyên biệt cho binh lính thực hiện nghĩa vụ quân sự tại khu vực Bắc Cực trong năm 2015.
Trước đó, Bộ quốc phòng nước này cũng đã thành lập Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực hỗn hợp dựa trên cơ sở của Hạm đội phương Bắc và đã đi vào hoạt động từ hôm 1/12 vừa qua. Việc thành lập lực lượng không quân tại Bắc Cực cũng thuộc một phần trong chiến lược tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này ở Bắc Cực.
Bộ tư lệnh mới này, mang tên Bộ Tư lệnh phương Bắc, sẽ bao gồm Hạm đội phương Bắc, 2 lữ đoàn tác chiến Bắc Cực, cùng với các đơn vị không quân và phòng quân, và sẽ bắt đầu vận hành vào năm 2017.
Kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Nga tại Bắc Cực là một trong những ưu tiên chính của chính quyền nước này. Vào đầu năm tới, chính phủ Nga có kế hoạch sẽ đệ trình một yêu cầu lên Liên Hợp Quốc về việc mở rộng đường biên giới thềm lục địa Bắc Cực của họ lên 1,2 triệu km2.
Nga triển khai xây dựng lại các căn cứ trên đảo Kotelnyy (thuộc Quần đảo Novaya Sibir Is).
Trước khi công bố những kế hoạch này, Nga đã có những bước đi quan trọng để khẳng định vị thế của mình tại cực Bắc của Trái đất. Theo truyền thông Nga, nhà máy đóng tàu “Baltich” hôm 5/11 đã tiến hành lễ khởi công đóng con tàu phá băng băng nguyên tử thế hệ mới LK-60 thuộc dự án 22220 có công suất lớn nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Tàu này sẽ được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga vào năm 2017. Xin bổ sung thêm -cũng theo dự án này Nga sẽ đóng thêm 2 tàu tương tự và sẽ đưa vào trang bị trong các năm 2018- 2020.
Trước đó, hôm 4/11, sau gần 30 năm gián đoạn, chiếc máy bay đầu tiên của Không quân vận tải quân sự Nga đã hạ cánh xuống sân bay “Temp” trên đảo Kotelnyy (Quần đảo Novaya Sibir Is- tên trên bản đồ tiếng Anh) trên khu vực Vùng cực. Đi trên chiếc máy bay nói trên là nhóm công tác đặc biệt của Bộ Quốc phòng Nga do Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga A.Bakhin dẫn đầu .
Cũng trên khu vực quần đảo án ngữ “Con đường Phương Bắc” này, chỉ trong vòng một tháng rưỡi, Bộ quốc phòng Nga đã hoàn tất một loạt các công việc quan trọng như thành lập Bộ tư lệnh sân bay “Temp” và triển khai các công việc khôi phục lại sân bay.
Đã vận chuyển đến đây 8.500 tấn hàng hóa, làm mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các tổ hợp nhà ở lắp ghép chuyên dụng, đang hoàn thiện hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống lọc nước v.v. Những công việc cuối cùng sẽ được hoàn tất trước khi kết thúc năm 2014.
Hồi tháng 9/2014, các tàu của Hạm đội Biển Bắc được các tàu phá băng hộ tống đã vận chuyển đến đảo này một phân đội đặc biệt gồm 150 người, 40 phương tiện kỹ thuật và các trang thiết bị chuyên dụng để sửa chữa sân bay. Khi sân bay này được sửa chữa xong, nó có thể tiếp nhận các máy bay vận tải cỡ lớn như IL-76 và “Antei” và có thể sử dụng quanh năm.
Như vậy số lượng quân nhân và phương tiện kỹ thuật bố trí ở đây có thể tăng lên nhiều lần trong trường hợp cần thiết. Tất cả các động thái trên của Nga gây sự chú ý cho dư luận quốc tế.
Tàu ngầm hạt nhân Nga hiện diện tại Bắc Cực.
Mỹ có chịu ngồi im?
Những bước chuẩn bị như vậy của Nga hoàn toàn không thừa. Trước sự hấp dẫn của nguồn tài nguyên tại Vùng cực, Mỹ cũng đã tuyên bố mình là “quốc gia hàng đầu trên các khu vực có vĩ độ cao của hành tinh” và thủ đô của Vùng cực được Mỹ xác định là Nauy,- một đồng minh NATO thân cận của Mỹ.
Và Mỹ không chỉ có các tuyên bố suông. Trước đó, tháng 1/2007 Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh No 66 về an ninh quốc gia Mỹ. Trong sắc lệnh này có đoạn: “Mỹ có các lợi ích rộng rãi, cơ bản tại khu vực Vùng cực và Mỹ sẵn sàng hành động độc lập hoặc phối hợp với các quốc gia khác để đảm bảo an toàn cho các lợi ích đó.
Một nhóm trong số các lợi ích đó là: triển khai hệ thống lá chắn tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm; triển khai các hệ thống trên biển và trên không phục vụ vận chuyển chiến lược trên biển, kiềm chế chiến lược; tăng cường sự hiện diện trên các biển và tiến hành các chiến dịch đảm bảo an ninh biển cũng như đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực lãnh thổ này”.
Sắc lệnh này cũng quy định rõ nhiệm vụ: “Đảm bảo tính cơ động toàn cầu cho các tàu và máy bay kể cả dân sự và quân sự Mỹ trên toàn bộ khu vực Vùng cực…, cũng như đảm bảo khả năng cơ động toàn cầu cho lực lượng vũ trang Mỹ trên toàn thế giới. Điều đó sẽ đảm bảo các quyền chủ quyền của Mỹ đối với một loạt khu vực duyên hải rộng lớn cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ở đó”.
Đó là các văn bản. Còn thực lực thì hiện nay, chỉ riêng tại Alaska, Mỹ đã có 3 căn cứ lục quân và 3 căn cứ không quân, một số các căn cứ bảo vệ duyên hải với tổng quân số lên đến 24.000 người.
Trong khi đó thì tại khu vực khắc nghiệt này Nga hầu như không còn gì. Những gì đã được xây dựng dưới thời Xô Viết đã bị bán tống bán tháo, giải tán, bỏ hoang, xẻ thịt chia nhau, và bị đánh cắp hết.
Một số ví dụ cụ thể – số phận của Sư đoàn bộ binh cơ giới số 99 tại Chukotka, Tập đoàn quân phòng không độc lập số 10 (cơ quan Bộ Tư lệnh đóng tại Arkhangelsk) với 12 trung đoàn không quân tiêm kích, 7 trung đoàn và lữ đoàn tên lửa phòng không, 5 trung đoàn và lữ đoàn vô tuyến kỹ thuật).
Hiện nay, sau khi đã biến các sân bay cấp 1, các trận địa tên lửa, pháo phòng không, các thành phố quân sự, doanh trại, kho tàng và các trường bắn của các đơn vị nêu trên thành một đống đổ nát, người Nga mới nhận thức được rằng họ đã quá vội vàng.
Ngay tại các địa điểm mà Nga cho rằng “khả năng xảy ra xung đột ngày càng tăng”, số các đồn biên phòng của Nga cũng chỉ đủ đếm trên 10 đầu ngón tay.
Theo NTD
Đan Mạch đệ đơn xin mở rộng chủ quyền trên Bắc Cực
Ngày 15/12, Đan Mạch đã đệ đơn lên Liên hợp quốc (LHQ) xin mở rộng chủ quyền từ vùng lãnh thổ ở đáy biển Bắc Cực ra ngoài phạm vi vùng kinh tế 200 hải lý tính từ đường bờ biển.
Vùng đất Đan Mạch xin mở rộng chủ quyền (đường đứt đoạn) (Ảnh BBC)
Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard khẳng định quyết định khẳng định chủ quyền của nước này là một "cột mốc lịch sử và quan trọng".
Hiện cả Canada và Nga đều có những tuyên bố khẳng định chủ quyền trên một số khu vực ở Bắc Cực.
Để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp dẫn đến xung đột, LHQ đã thành lập một Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề này.
Một nhóm đại diện của phái bộ Đan Mạch ở LHQ đã trình lên Ủy ban nêu trên ba chiếc hộp hôm 15/12.
Ngoại trưởng Lidegaard cho biết ba chiếc hộp trên có dữ liệu được thu thập từ năm 2002 kể từ khi nước này khẳng định chủ quyền một vùng đất rộng 895.000 km2 ở Bắc Cực.
Trong khi đó, người phát ngôn của LHQ cho biết 21 thành viên của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ sẽ phân tích những bằng chứng khoa học mà Đan Mạch đưa ra trước khi đưa ra quyết định có công nhận chính thức đơn xin mở rộng chủ quyền của quốc gia Bắc Âu này tại Bắc Cực hay không.
Nếu đề nghị mở rộng chủ quyền của Đan Mạch được công nhân, các nước liên quan đến vấn đề này sẽ phải đàm phán trực tiếp với nhau theo quy định.
Năm 2008, Đan Mạch cùng với Nga, Na Uy, Canada và Mỹ từng khẳng định sẽ giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Bắc Cực thông qua Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc.
Giới quan sát đánh giá động thái nêu trên của Đan Mạch có thể sẽ làm dấy lên những căng thẳng vốn có giữa nước này với Canada và Nga liên quan tới chủ quyền trên Bắc Cực, khi mà vùng đáy biển mà Đan Mạch vừa tuyên bố mở rộng chủ quyền chồng lấn với khu vực mà Nga và Canada cũng khẳng định chủ quyền.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Kiev mời phái đoàn quân sự Nga sang Đông Ukraine Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov ngày 10/12 cho biết một phái đoàn quân sự Nga đã tới Đông Ukraine theo lời mời của Kiev để hỗ trợ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) củng cố nền hòa bình. Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov (phải) đang...