Mỹ có thể đóng cửa đại sứ quán tại Cuba
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cân nhắc đóng cửa đại sứ quán tại Havana sau một chuỗi vụ việc gây tổn hại sức khoẻ các nhà ngoại giao.
Đại sứ quán Mỹ tại Cuba. Ảnh: Wikipedia.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm nay cho rằng việc đóng cửa đại sứ quán “đang được xem xét”. Ông đánh giá vụ việc “rất nghiêm trọng”, liên quan đến một số cá nhân bị tổn hại về sức khoẻ. Bộ Ngoại giao đã cho hồi hương một số người chịu ảnh hưởng.
Ít nhất 21 người Mỹ được xác nhận bị ảnh hưởng về sức khoẻ tại Havana. Ông Tillerson trước đó gọi vụ việc là “cuộc tấn công nhằm vào sức khoẻ” nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ hiện gọi đây là ” những sự cố”, đồng thời nhấn mạnh chưa biết điều gì đã xảy ra. Nguyên nhân và thủ phạm chưa được xác định.
Video đang HOT
Trong số 21 người được xác nhận là nạn nhân, một số bị mất thính lực vĩnh viễn hoặc bị chấn động, trong khi những người khác bị đau đầu, buồn nôn, ù tai, theo AP.
Một số nạn nhân cảm thấy rung lắc hoặc nghe thấy những tiếng động chỉ trong một số khu vực trong các phòng, khiến các nhà điều tra coi đây có thể là “cuộc tấn công bằng âm thanh”. Những người khác không nghe thấy gì nhưng sau đó xuất hiện các triệu chứng.
Ông Tillerson nói trên đài truyền hình CBS trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tuần tới.
Trọng Giáp
Theo VNE
16 nhân viên Mỹ ở Cuba bị thương vì 'sóng âm bí ẩn'
Mỹ cho biết có ít nhất 16 người bị thương trong một cuộc tấn công bằng âm thanh nhằm vào phái đoàn ngoại giao của Washington ở Havana, Cuba.
Đại sứ quán Mỹ tại Havana, Cuba. Ảnh: PBS.
"Chúng tôi có thể xác nhận ít nhất 16 nhân viên chính phủ Mỹ, nhân viên sứ quán, gặp một số triệu chứng", AFP dẫn lời Heather Nauert, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói ngày 24/8.
Bà Nauert xác nhận 16 trường hợp trên đều là công dân Mỹ có liên hệ với phái đoàn ngoại giao. Một số người được đưa về Mỹ điều trị, số khác được các bác sĩ Mỹ tới Havana làm việc cho đại sứ quán chăm sóc.
Giới chức Mỹ đang điều tra hàng loạt vụ việc, xảy ra từ tháng 9/2016, trong đó các nhà ngoại giao Mỹ nghi bị tấn công bằng một sóng âm bí ẩn. Những vụ tấn công "chưa từng có" được công bố tháng 7, khi Washington cảnh báo Havana phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho nhân viên Mỹ tại Cuba.
Cuối năm 2016, các nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Cuba và ít nhất một người Canada bắt đầu cảm thấy bị ảnh hưởng bởi thứ được Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson gọi là "tấn công sức khỏe".
Giới chức Mỹ không trực tiếp đổ lỗi cho Cuba. Trong khi đó, Cuba nhấn mạnh nước này không biết về cuộc tấn công nào và đang hành động để "làm rõ tình hình".
Mỹ không công bố chi tiết các tổn thương. Tuy nhiên, một bản tin của CBS News cho rằng ít nhất một nạn nhân bị tổn thương tương đương "tổn thương não". Canada cho biết một nhà ngoại giao nước này ở Havana bị mất thính lực.
Washington và Havana bình thường hóa quan hệ vào năm 2015, dưới thời cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, sau hơn nửa thế kỷ thù địch. Căng thẳng giữa hai bên có dấu hiệu tăng trở lại sau khi ông Donald Trump, người kế nhiệm Obama, nhậm chức.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba Washington trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba sau khi các nhân viên sứ quán Mỹ tại thủ đô Havana bị mất thính lực. Trước cửa đại sứ quán Cuba tại thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: AP. Dù người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết "chưa có câu trả lời chính xác về nguồn gốc hoặc nguyên nhân...