Mỹ cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh do vi khuẩn listeria
Ngày 20/11, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh do vi khuẩn listeria liên quan đến các loại quả như đào, mận.
Theo CDC, đã có 11 người nhiễm vi khuẩn này được phát hiện tại 7 bang của Mỹ, trong đó 10 người đã phải nhập viện và một người tử vong. Các cuộc phỏng vấn với những bệnh nhân và các phát hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy những loại quả trên do công ty HMC Farms (Mỹ) phân phối, đang khiến nhiều người bị nhiễm khuẩn.
Trước đó, trong năm ngoái và năm nay, HMC Farms đã thu hồi những loại trái cây trên được bày bán trên toàn quốc từ ngày 1/5 đến ngày 15/11 sau khi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phát hiện vi khuẩn listeria trong một mẫu đào. CDC cho biết hiện các nhà điều tra đang nỗ lực xác định liệu những loại trái cây khác có bị nhiễm vi khuẩn này hay không.
Vi khuẩn listeria có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường tự nhiên và trong một số loại thực phẩm, vì vậy nếu không đảm bảo vệ sinh khi ăn uống có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn listeria. Listeria đặc biệt có hại đối với phụ nữ đang mang thai, người từ 65 tuổi trở lên hoặc có hệ miễn dịch yếu. Vi khuẩn này không những có thể gây bệnh tại đường tiêu hóa, mà còn có khả năng xâm nhập vào máu dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết hoặc lây lan sang hệ thần kinh trung ương gây bệnh viêm màng não.
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai bị nhiễm listeria có thể lây truyền sang thai nhi gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não sau sinh từ 1 đến 4 tuần.
Mỹ lại phát bộ xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho các gia đình
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) ngày 20/9 cho biết chính phủ nước này sẽ khởi động lại chương trình cấp miễn phí bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà cho người dân.
Bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà. Ảnh: AFP
"Chúng tôi một lần nữa sẽ khởi động chương trình để mang đến cho người Mỹ cơ hội được xét nghiệm", đài truyền hình CNN dẫn lời Bộ trưởng HHS Xavier Becerra trong một sự kiện tại nhà thuốc CVS ở Washington.
Các gia đình ở Mỹ có thể đặt nhận 4 bộ xét nghiệm COVID-19 miễn phí từ chính phủ thông qua trang web Covidtests.gov, bắt đầu từ ngày 25/9.
Trong các đợt dịch COVID-19 trước đây, chính phủ Mỹ đã cấp hơn 755 triệu bộ xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho những người yêu cầu qua Covidtests.gov. Chương trình đã bị đình chỉ vào tháng 5 sau khi Mỹ tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đối với bệnh dịch COVID-19 để bảo toàn nguồn cung.
Trong một thông báo ngày 20/9, HHS cho biết các bộ xét nghiệm sắp ra mắt sẽ được sử dụng đến cuối năm 2023 và bao gồm các hướng dẫn về cách xác minh ngày hết hạn. Trên thực tế, ngày hết hạn của nhiều bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà đã được kéo dài hơn nhiều so với những gì in trên bao bì.
Cùng ngày, HHS cũng công bố phân bổ 600 triệu USD cho 12 nhà sản xuất các bộ xét nghiệm COVID-19 của Mỹ để tăng cường năng lực sản xuất và mua khoảng 200 triệu bộ xét nghiệm để chính phủ sử dụng. Khoản tài trợ này sẽ dành cho các nhà sản xuất ở New Jersey, California, Texas, Washington, Maryland, Pennsylvania và Delaware.
"Chính quyền Tổng thống Joe Biden, hợp tác với các nhà sản xuất trong nước, đã đạt được những bước tiến lớn trong việc giải quyết các lỗ hổng chuỗi cung ứng ở Mỹ bằng cách giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm nước ngoài. Những khoản đầu tư quan trọng này sẽ củng cố năng lực sản xuất các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 trong nước và giúp giảm thiểu sự lây lan của virus SARS-CoV-2", Bộ trưởng Berecca nhấn mạnh.
Kể từ tháng 7, số ca nhập viện vì COVID-19 gia tăng ở Mỹ, với số bệnh nhân nhập viện hàng tuần hiện cao hơn gấp 3 lần so với hai tháng trước. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trong tuần đầu tiên của tháng 9, hơn 20.500 người ở Mỹ nhập viện vì COVID-19, cao hơn khoảng 8% so với tuần trước đó.
Cũng theo CDC Mỹ, biến thể mới EG.5 của Omicron, hay còn được gọi là "Eris", đang gia tăng lây lan và hiện chiếm khoảng 17% số ca mắc COVID-19 ở nước này.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/8 thông báo cần quan tâm đến biến thể phụ EG.5 của Omicron sau khi ghi nhận sự gia tăng và mức độ lây lan rộng khắp của biến thể này. Ngoài Mỹ, một số quốc gia khác như Anh, Pháp và Nhật Bản cũng ghi nhận số ca tăng mạnh trong vài tuần qua.
Theo đánh giá của WHO, biến thể này dường như dễ lây truyền hơn các biến thể khác đang lưu hành, có thể là do đột biến protein. WHO đồng thời cho biết biến thể này cho thấy khả năng "né" miễn dịch. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy EG.5 gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và WHO xác định biến thể này có nguy cơ "thấp" đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Giáo sư y khoa Jesse Goodman tại Đại học Georgetown (Mỹ) nhận định sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 này không phải là sự bùng phát toàn cầu nhưng người dân cần phải cảnh giác với dịch bệnh, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương và những người có bệnh nền.
Đức: Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho các nhóm nguy cơ cao Ngày 18/9, Đức đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine mùa Thu nhằm ngăn ngừa lây lan virus SARS-CoV-2, sử dụng một mũi duy nhất vaccine tăng cường ngừa COVID-19 đã nâng cấp đối với người già và những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Magdeburg, Đức. Ảnh tư liệu:...