Indonesia: Gia tăng các ca mắc COVID-19 do biến thể phụ mới Arcturus
Ngày 2/5, Bộ Y tế Indonesia cảnh báo số ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới sau khi lực lượng chức năng nước này phát hiện Arcturus, một loại biến thể mới của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở thành phố Bogor, Indonesia ngày 3/9/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Y tế Indonesia xác nhận từ ngày 23/3, nước này đã phát hiện có 10 trường hợp ở thủ đô Jakarta nhiễm biến thể mới Arcturus. Trong kỳ nghỉ lễ dài ngày Idul Fitr vừa qua, người dân di chuyển nhiều hơn khiến các ca lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh. Trong vài tuần qua, Indonesia ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới mỗi ngày, nâng tổng số ca mắc lên 6,7 triệu kể từ khi đại dịch tấ.n côn.g nước này vào tháng 3/2020.
Giám đốc Trung tâm Dịch tễ học và Tiêm chủng thủ đô Jakarta, bà Ngabila Salama cho biết xu hướng các cá lây nhiễm COVID-19 vẫn đang tăng lên và dự báo đỉnh dịch sẽ xảy ra vào tuần tới.
Theo bà, số ca mắc COVID-19 hằng ngày có thể lên tới hơn 4.000 vào tuần tới do người dân đã coi nhẹ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Theo dữ liệu của chính phủ, trong tuần qua, trên toàn lãnh thổ Indonesia có khoảng 10.000 người thực hiện xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày, trong đó 10% có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh. Mức tăng đột biến số ca nhiễm mới đang ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy giường bệnh của thủ đô Jakarta, hiện ở mức 16% – gấp đôi so với đầu tháng 4/2023.
Theo một nghiên cứu của Đại học Tokyo, Arcturus – hay XBB.1.16 – là một biến thể phụ của biến thể Omicron, lây lan nhanh hơn khoảng 1,17 đến 1,27 lần so với các biến thể BB.1 và XBB.1.5.
Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16 gây bệnh mắt
Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16, còn được biết đến với tên gọi Arcturus (tên ngôi sao sáng nhất ở Bắc bán cầu), gây ra các triệu chứng cơ bản của COVID-19 là sốt và ho, cùng với đó là các bệnh mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, ngứa mắt.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tốc độ lây nhiễm của XBB.1.16 nhanh gấp 1,17 - 1,27 lần so với biến thể Omicron. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp XBB.1.16 vào nhóm biến thể đáng quan tâm và khả năng cao biến thể này sẽ lan rộng tại Hàn Quốc.
Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết một biến thể mới xuất hiện thường sẽ có khả năng né tránh miễn dịch cao hơn, song hiện vẫn chưa có báo cáo nào về việc biến thể mới này có mức độ chuyển bệnh nặng hơn các biến thể khác.
Số ca mắc COVID-19 mới bình quân/ngày trong tuần từ 16 - 22/4 ở Hàn Quốc tăng 18% so với tuần trước đó. Hệ số lây nhiễm là 1,08, lớn hơn 1, có nghĩa là dịch bệnh đang lây lan rộng.
WHO trong tuần qua đã thêm biến thể phụ mới đang lây lan nhanh của Omicron XBB.1.16 vào danh sách biến thể mới đáng quan tâm. WHO cho biết biến thể XBB.1.16 đang vượt trội biến thể chiếm chủ đạo XBB.1.5 trước đó ở nhiều nơi.
XBB.1.16 là hậu duệ của XBB tái tổ hợp (XBB vốn là sự kết hợp giữa hai dòng phụ của BA.2). Hiện tại, XBB.1.16 là biến thể chiếm chủ đạo ở Ấn Độ, chủ yếu gây ra các triệu chứng COVID-19 nhẹ. Biến thể XBB.1.16 đã được phát hiện ở 32 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu một biến thể có gây ra làn sóng COVID-19 ở một quốc gia hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng miễn dịch cộng đồng trong dân số.
Malaysia phát hiện thêm nhiều ca COVID-19 nhiễm dòng phụ XBB.1.16 Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 24/2, Bộ trưởng Y tế Malaysia, Tiến sĩ Zaliha Mustafa cho biết nước này đã phát hiện thêm 12 ca COVID-19 nhiễm dòng biến thể phụ XBB.1.16 (Arcturus) của virus SARS-CoV-2. Trung Quốc tiếp tục theo dõi các biến thể của virus SARS-CoV-2 Bắc Kinh không phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2 vào cuối...