Khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến mì ăn liền được ưa chuộng trên toàn cầu
Người tiêu dùng trung lưu trên khắp thế giới đang chuyển sang tiêu thụ mì ăn liền với số lượng lớn, kể cả ở những nước không có truyền thống ăn món này.
Các gói mì ăn liền tại một bảo tàng ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: AP
Mỳ ăn liền hiện rất phong phú về hương vị, đáp ứng được nhu cầu của mọi thực khách, từ vị cà chua cay, hải sản, gà teriyaki, thịt nướng Hàn Quốc, cà ri phô mai…
Khi Momofuku Ando phát minh ra mì ramen insutanto trong kho ở sân sau nhà tại Osaka (Nhật Bản) cách đây 65 năm, ông có thể không hề biết rằng món ăn đơn giản, tiện lợi giàu tinh bột này sẽ trở thành thực phẩm phổ biến trên toàn cầu.
Ando qua đời năm 2007 ở tuổi 96 và đã có khoảng thời gian dài trước đó chứng kiến công ty do ông thành lập – Nissin Foods đột phá thành công xâm nhập vào thị trường quốc tế với các phiên bản phục vụ theo yêu cầu tôn giáo, kết hợp khẩu vị địa phương…
Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới có trụ sở tại Osaka, tính riêng năm 2022, người tiêu dùng ở hơn 50 quốc gia đã tiêu thụ kỷ lục 121,2 tỷ khẩu phần mì ăn liền.
Các quốc gia vốn sử dụng mì ăn liền trong thời gian dài được dự đoán sẽ có mức tiêu thụ cao, dẫn đầu là Trung Quốc và Indonesia. Vị trí thứ ba thuộc về Ấn Độ. Việt Nam và Nhật Bản lần lượt xếp thứ tư và thứ năm.
Video đang HOT
Tại Mexico, nhu cầu tăng vọt 17,2% vào năm 2021 khi nhiều người chuyển sang mì ăn liền trong thời gian hạn chế bởi dịch COVID-19. Nhưng đến năm 2022, nhu cầu tại Mexico vẫn tăng đến 11%. Người dân Mỹ cũng đang đón nhận món mì ăn liền, một phần để giảm bớt áp tài chính hộ gia đình do khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Tờ Guardian (Anh) nhận định đây là một dấu hiệu cho thấy mì ăn liền ngày càng phổ biến ở các quốc gia với món mì không phổ biến trong ẩm thực địa phương.
Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) dẫn lời đại diện của Nissin Foods đánh giá: “ Người tiêu dùng trung lưu trước đây không ăn mì ăn liền giờ lại kết hợp chúng vào cuộc sống hàng ngày của họ”.
Nissin và đối thủ Toyo Suisan mới đây đã thông báo về việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Mỹ và Mexico vào năm 2025 để đáp ứng nhu cầu tăng vọt. Toyo Suisan cho biết: “Số người tiêu dùng thường xuyên ăn mì ăn liền đang tăng và chúng tôi sẽ đa dạng thêm về hương vị”.
Trong khi đó, Nissin cho biết sẽ chi 228 triệu USD để mở rộng hiện diện tại Mỹ, bao gồm một nhà máy mới ở Nam Carolina để bổ trợ các nhà máy hiện có ở California và Pennsylvania.
Rất ít thực phẩm ở Nhật Bản thoát khỏi tình trạng tăng giá trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Bản thân giá mì ăn liền đã tăng 20% trong hai năm qua nhưng vẫn được coi là thực phẩm rẻ tiền.
Chính phủ Nhật Bản phê duyệt gói ngân sách bổ sung 13.200 tỷ yen đối phó lạm phát
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 10/11, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch ngân sách bổ sung trị giá 13.200 tỷ yen (87 tỷ USD) cho năm tài chính 2023 kết thúc vào tháng 3/2024.
Quang cảnh đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Mục tiêu của gói ngân sách bổ sung này là tài trợ cho một gói kinh tế mới được thiết kế nhằm giảm thiểu gánh nặng tăng giá đối với các hộ gia đình và điều hướng nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tăng cao.
Thủ tướng Fumio Kishida đang ưu tiên giải quyết tình lạm phát leo thang gần đây, phần lớn là do chi phí nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu thô cao hơn khiến tiền lương thực tế giảm. Yếu tố này đang khiến xếp hạng tín nhiệm của ông giảm mạnh.
Gói ngân sách bổ sung đã nâng tổng ngân sách năm tài chính 2023 lên tới 127.580 tỷ yen. Trong gói ngân sách bổ sung, có 8.880 tỷ yen sẽ được đảm bảo bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ mới, làm tăng thêm khoản nợ công vốn đã lớn hơn gấp đôi quy mô nền kinh tế.
Một trong những yếu tố nổi bật của gói ngân sách bổ sung là chính phủ sẽ cấp 70.000 yen cho mỗi hộ gia đình thu nhập thấp trong diện miễn thuế cư trú, trị giá khoảng 1.060 tỷ yen. Ngoài ra, chính phủ sẽ giảm thuế 40.000 yen/người, trong đó có 30.000 yen thuế thu nhập và 10.000 yen thuế cư trú, sẽ cần khoảng 3.500 tỷ yen được thực hiện vào tháng 6/2024, nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến ngân sách năm tài chính tiếp theo.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết: "Chúng tôi đã soạn thảo các biện pháp thực sự cần thiết để bảo vệ sinh kế của người dân trước lạm phát gia tăng, đồng thời củng cố động lực tăng lương cơ cấu và đầu tư nhiều hơn".
Ông Shunichi Suzuki thừa nhận sức khỏe tài chính của Nhật Bản đang ở mức tồi tệ nhất nhưng nền kinh tế mạnh là điều kiện tiên quyết để phục hồi tài chính. Bộ trưởng Suzuki cũng khẳng định rằng chính phủ sẽ đặt mục tiêu giảm chi tiêu tài chính xuống mức "thời bình thường" vì đến cuối năm sẽ lập một ngân sách khác cho năm tài chính 2024.
Kế hoạch cắt giảm thuế đã vấp phải sự chỉ trích của các nhà lập pháp đối lập, những người cho rằng chính phủ đã hành động quá muộn. Các nghị sĩ đối lập đang kêu gọi giảm thuế tiêu dùng vì tỷ lệ lạm phát của nước này đã ở trên mức mục tiêu 2% trong hơn một năm. Giải thích về việc giảm thuế, Thủ tướng Kishida cho biết đó là một phần trong nỗ lực "trả lại" một phần doanh thu tăng thêm của chính phủ trong những năm gần đây cho người dân, mặc dù trước đó, Bộ trưởng Tài chính Suzuki từng phát biểu rằng chính phủ đã sử dụng số thu nhập tăng thêm để tài trợ cho các chính sách khác và mua lại các khoản thu.
Ngoài các biện pháp giảm thuế và trợ cấp nói trên, gói kinh tế vừa được phê duyệt có 5 trụ cột, trong đó khoảng 2.740 tỷ yen sẽ được chi cho các biện pháp giảm lạm phát, chẳng hạn như gia hạn các khoản trợ cấp hiện có để giảm chi phí xăng và nhiên liệu khác cho đến mùa Xuân năm sau.
Kinh phí cũng sẽ được phân bổ nhằm giải quyết những thách thức do tỷ lệ sinh của quốc gia giảm và thực hiện các bước để đảm bảo an toàn và an sinh cho người dân Nhật Bản. Chính phủ sẽ chi 1.330 tỷ yen để hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ thực hiện tăng lương và 3.440 tỷ yen để thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực chiến lược thông qua đầu tư, như trí tuệ nhân tạo (AI) và chất bán dẫn.
Nhật Bản đang tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ vì tình trạng thiếu linh kiện do đại dịch COVID-19 gây ra đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác, đồng thời đưa ra cảnh báo về rủi ro an ninh quốc gia.
Chính phủ cũng hỗ trợ Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC - Trung Quốc) và Tập đoàn Rapidus của Nhật Bản, dành 2.000 tỷ yen trong gói ngân sách để thúc đẩy sản xuất trong nước các chất bán dẫn quan trọng chiến lược và công nghệ AI sáng tạo. Quan chức Bộ Thương mại Motoki Kurita cho biết khoản chi trên sẽ bao gồm 700 tỷ yen để hỗ trợ xây dựng nhà máy của TSMC tại tỉnh Kumamoto, nhà máy thứ hai của công ty ở khu vực phía Nam Nhật Bản. TSMC kiểm soát hơn 50% sản lượng vi mạch trên thế giới, được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến ô tô và tên lửa. Ông Kurita cho biết chính phủ cũng sẽ chi 650 tỷ yen để hỗ trợ công ty khởi nghiệp Rapidus của Nhật Bản, nhằm mục đích phát triển các vi mạch thế hệ tiếp theo.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh đại dịch gây gián đoạn và căng thẳng với Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại trên toàn cầu về những rủi ro đối với chuỗi cung ứng chip hiện có. Khả năng cạnh tranh của Nhật Bản với tư cách là nhà sản xuất chất bán dẫn tiên tiến và các sản phẩm liên quan đã suy yếu trong những năm gần đây và chính phủ của Thủ tướng Kishida đã tìm cách thúc đẩy sản xuất các công nghệ quan trọng.
Dự kiến, kế hoạch ngân sách bổ sung này sẽ được quốc hội phê chuẩn trước cuối tháng 11.
Kinh tế toàn cầu ở 'thời điểm nguy hiểm' giữa những thách thức địa chính trị Xung đột Israel - Hamas, vốn đã trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn, đã tạo ra thêm sự bất ổn trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và chi phí vay cao. Kinh tế toàn cầu đối mặt với thách thức do những bất ổn địa chính trị, trong đó có xung đột ở Trung Đông. Ảnh: THX Mạng Tin...