Mỹ bối rối trước sự vụng về của Tia chớp F-35

Theo dõi VGT trên

Yêu cầu tác chiến đa nhiệm khiến F-35 mang trên mình những thiết kế mâu thuẫn, ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng cơ động khi không chiến.

Mỹ bối rối trước sự vụng về của Tia chớp F-35 - Hình 1

Tiêm kích đa nhiệm F-35 bộc lộ nhược điểm trong các cuộc không chiến. Ảnh:USAF

Tiêm kích tấn công kết hợp Tia chớp F-35 là chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Mỹ sẽ thay thế cho gần 90% đội bay chiến thuật hiện nay của nước này. Thế nhưng, mới đây không quân Mỹ đã phải thừa nhận rằng chiếc tiêm kích thế hệ mới này hầu như “không có khả năng cận chiến” trước các dòng máy bay cũ hơn, chưa kể các loại máy bay chiến đấu hiện đại của Nga hoặc Trung Quốc.

Tại một cuộc họp báo tổ chức ở Maryland hôm 15/9, tướng Herbert Carlisle, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân Mỹ, đã mô tả tiêm kích F-35 là “không được cơ động như một số mẫu máy bay trước đó”, theo tạp chí National Defense.

Khả năng tác chiến tầm gần

Chiếc tiêm kích tàng hình đắt giá được trang bị những công nghệ tối tân này đã không đủ nhanh và linh hoạt để đ.ánh bại những chiếc chiến đấu cơ cũ như F-16 trong các cuộc không chiến tầm gần. Tuy nhiên, không quân Mỹ lại cho rằng những cuộc không chiến đó sẽ không xảy ra trong thực tế, vì những chiếc chiến đấu cơ đó sẽ không có cơ hội đến gần được F-35.

“Không chiến tầm gần không phải là thứ mà chiếc tiêm kích này được thiết kế để thực hiện. Đó là chiếc tiêm kích đa nhiệm có hệ thống cảm biến và điều khiển kích hợp, mạnh mẽ và toàn diện đến kinh ngạc”, tướng Carlisle nói.

Đại tá Edward Sholtis, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân, cũng cho rằng F-35 có những khả năng khác có thể bù đắp cho sự chậm chạp, vụng về của nó. “F-35 không được tối ưu hóa để thực hiện các động tác không chiến, nhưng thật không ngoa khi nói rằng nó có thể phát hiện và b.ắn hạ chiến đấu cơ của đối phương từ xa, khiến việc không chiến trở nên không cần thiết”.

Ngoài ra, mỗi khi thực hiện nhiệm vụ, F-35 sẽ bay trong đội hình với các chiến đấu cơ khác như F-22, F/A-18, F-15, F-16 và các máy bay chuyên không chiến khác, mỗi loại máy bay lại phát huy điểm mạnh nhất của mình và bù đắp cho những điểm yếu của nhau, ông Sholtis nhấn mạnh.

Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh cả Trung Quốc và Nga đang mạnh tay đầu tư phát triển các loại tiêm kích đa nhiệm hiện đại có khả năng không chiến tốt. Trong khi Trung Quốc phát triển tiêm kích tàng hình J-20 có khả năng cơ động linh hoạt, Nga cũng vừa mới trình làng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 T-50 có khả năng chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khoảng cách nào.

Những lời giải thích trên của các quan chức không quân Mỹ cũng trái ngược với tuyên bố trước đây của Lầu Năm Góc và tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin về tính năng kỹ chiến thuật của chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Trước đây, F-35 được mô tả như một loại máy bay đa nhiệm hiệu quả, hoàn toàn có thể thay thế được nhiệm vụ của cường kích A-10, tiêm kích F-16 và F/A-18 trong các hoàn cảnh chiến trường khác nhau.

Năm 2008, tướng Charles Davis, người phụ trách phát triển F-35 của không quân Mỹ, đã tuyên bố với Reuters rằng chiếc tiêm kích này hiệu quả gấp 4 lần những loại máy bay cũ trong tác chiến trên không. Cũng trong thời gian đó, Lockheed Martin ca ngợi chiếc F-35 là một “chiến mã” được trang bị động cơ mạnh mẽ nhất từng xuất hiện trên các loại chiến đấu cơ.

Mỹ bối rối trước sự vụng về của Tia chớp F-35 - Hình 2

Một chiếc F-35 có khả năng cất cánh thẳng đứng của thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh:USAF

Đến năm 2013, phi công thử nghiệm Billy Flynn của Lockheed khẳng định với tờ Flight Global rằng F-35 “tương đương hoặc vượt trội hơn” so với các chiến đấu cơ hàng đầu thời đó như Typhoon hay F/A-18 Super Hornet về khả năng cơ động và tăng tốc.

Video đang HOT

Thế nhưng đến giữa năm 2015, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chiếc tiêm kích phức tạp, được ca ngợi là có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không như nhau, lại không thể chuyển hướng hoặc tăng tốc nhanh bằng các chiến đấu cơ cũ khi không chiến, đấy là chưa nói đến những chiếc máy bay tương lai có thể có khả năng cơ động cao hơn.

Hồi cuối tháng 6, một tài liệu rò rỉ từ chính phủ Mỹ cho thấy F-35 đã hoàn toàn thất thế trong cuộc không chiến với chiếc máy bay đời cũ F-16, loại chiến đấu cơ mà F-35 sẽ thay thế trong tương lai gần. Tường trình của phi công bay thử cho thấy “F-35 có bất lợi rõ rệt về động năng” trong cuộc không chiến này.

Tổ hợp của những mâu thuẫn

Kết quả của cuộc không chiến không hề gây ngạc nhiên cho những người theo dõi sát quá trình phát triển suốt 20 năm qua của F-35. Với tham vọng chế tạo một chiếc tiêm kích đa nhiệm có thể làm được mọi việc, từ không chiến, n.ém b.om, cất cánh từ tàu sân bay, thậm chí là cất cánh thẳng đứng như trực thăng trong khi vẫn phải đảm bảo khả năng tàng hình, không quân Mỹ đã biến chiếc F-35 thành một tổ hợp những yếu tố thiết kế mâu thuẫn nhau.

Chẳng hạn như nó phải bay đủ chậm để thực hiện các phi vụ n.ém b.om chính xác hoặc yểm trợ cận chiến cho bộ binh, nhưng cũng phải đủ nhanh trong các cuộc không chiến, và hậu quả là phần cánh của nó trở thành một thứ kết hợp không hoàn hảo giữa yếu tố thẳng và tròn.

Ngoài ra, nó còn phải mang theo rất nhiều loại vũ khí để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả các loại vũ khí, bom, tên lửa này đều phải nằm trong khoang chứa trong thân để đảm bảo khả năng tàng hình của máy bay trước radar đối phương. Vì vậy, nó có một phần thân lớn để chứa đủ các loại vũ khí, nhưng đồng thời lại tạo ra lực cản làm chậm máy bay.

Tương tự, yêu cầu cất cánh thẳng đứng đòi hỏi F-35 phải được trang bị động cơ phản lực hướng xuống đất, nhưng loại động cơ này rất nặng và chỉ làm tăng trọng lượng của máy bay, ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ và khả năng cơ động của nó.

Trước thực tế đó, trong thời gian vừa qua, không quân Mỹ và Lockhedd Martin đã bắt đầu đưa ra những tuyên bố dè dặt hơn về F-35. Trước sự xôn xao của dư luận về khả năng không chiến của F-35, văn phòng hợp tác giữa chính phủ Mỹ và Lockheed về chương trình F-35 cho rằng chiếc máy bay này “được thiết kế để phát hiện, b.ắn hạ và t.iêu d.iệt kẻ thù từ xa, chứ không phải trong các cuộc không chiến tầm gần”.

Mỹ bối rối trước sự vụng về của Tia chớp F-35 - Hình 3

Toàn bộ vũ khí của F-35 đều được cất trong khoang bụng để đảm bảo tính tàng hình. Ảnh: USAF

Lựa chọn duy nhất

Nhiều chuyên gia vũ khí cũng đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại tốn nhiều t.iền đầu tư như vậy cho F-35, trong khi họ hoàn toàn có thể cho hồi sinh chương trình chế tạo F-22 Raptor, loại máy bay chiến đấu được cho là kết hợp hài hòa nhất về khả năng cơ động, tốc độ và tàng hình. Chương trình chế tạo F-22 bị dừng lại sau khi 187 chiếc tiêm kích loại này được chế tạo.

“Đây là chiếc chiến đấu cơ tối ưu nhất mà Mỹ từng sản xuất, và việc chấm dứt chương trình F-22 là một quyết định ngớ ngẩn, thiển cận”, chuyên gia phân tích Dave Majumdar viết trên National Interest.

Việc hồi sinh chương trình F-22 là gần như không thể bởi quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn rất lớn cùng nguồn kinh phí khổng lồ trong việc chế tạo và nâng cấp, Sputnik nhận định.

Dù F-22 được đưa vào hoạt động từ năm 2005, nhưng hệ thống máy tính điều khiển của nó lại được thiết kế từ những năm 1990. Phần mềm điều khiển này hiện đã quá lạc hậu và rất khó nâng cấp, khiến chiếc tiêm kích gặp rất nhiều trục trặc trong việc trang bị các loại vũ khí tân tiến như tên lửa không đối không dẫn đường AIM-9 hay tên lửa tầm ngắn AIM-120.

Trong khi đó, thiết kế khung sườn của F-22 lại có từ những năm 1980, và các hệ thống động cơ đẩy, điện tử, công nghệ tàng hình đều đã khá lạc hâu so với hiện nay. Nếu muốn đưa F-22 trở lại, không quân Mỹ sẽ phải bỏ ra rất nhiều t.iền để nâng cấp các tính năng trên, bắt kịp với tiến bộ công nghệ hiện nay.

“Thực tế là không quân Mỹ sẽ không bao giờ khởi động lại dây chuyền sản xuất F-22 Raptor. Công nghệ của nó đã lạc hậu, và F-22 sẽ không còn thích hợp với môi trường tác chiến sau thập niên 2030, đặc biệt là sau sự xuất hiện của tiêm kích T-50 Nga và J-20 Trung Quốc”, ông Majumdar nhận định.

Bởi vậy, trong thời gian tới, không quân Mỹ sẽ phải dựa hoàn toàn vào chiếc tiêm kích đa nhiệm nhưng vụng về F-35, chiếc máy bay sẽ hiện diện ở cả hải, lục, không quân và thay thế hầu hết những chiến đấu cơ hiện nay trong tác chiến, với chi phí hơn 400 tỉ USD. Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ mua khoảng 2.400 chiếc tiêm kích F-35 trong những năm tới.

Trí Dũng

Theo VNE

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới

1.400 tỷ USD là tổng số t.iền chuyên gia ước tính Washington phải bỏ ra để mua và duy trì hoạt động của một tổ hợp siêu tiêm kích F-35 gồm khoảng 2.400 chiếc, biến mẫu chiến đấu cơ này trở thành vũ khí đắt giá và tốn kém nhất thế giới mà quân đội Mỹ sở hữu.

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 1

Thủy quân lục chiến Mỹ hôm 30/7 tuyên bố phi đội chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 đầu tiên gồm 10 chiếc đã sẵn sàng tác chiến, một cột mốc quan trọng đối với chương trình vũ khí siêu tân tiến này.

F-35 là loại máy bay đa năng, có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và cả nhiệm vụ trinh sát. F-35 do một tổ hợp công nghiệp hàng không, dẫn đầu là tập đoàn Lockheed Martin cùng các thành viên BAE Systems và Northrop Grumman, thiết kế và chế tạo. Các quốc gia tham gia tài trợ gồm Anh, Italy, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Canada.

Trong ảnh, thủy thủ và nhân viên kỹ thuật trên tàu sân bay USS Wasp tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ F-35B trong một cuộc thử nghiệm hồi tháng 5. Ảnh: Reuters

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 2

Một chiếc F-35 đang được lắp đặt tại nhà máy.

Theo công bố ban đầu, giá trị hợp đồng của dự án này là 391 tỷ USD. Một số báo cáo gần đây cho biết Lầu Năm Góc phải bỏ ra khoảng 1.400 tỷ USD để mua và duy trì hoạt động của phi đội siêu tiêm kích F-35 gồm khoảng 2.400 chiếc. Điều này biến nó trở thành thứ vũ khí đắt giá và tốn kém nhất thế giới. Ảnh: Lockheed Martin

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 3

F-35 có ba biến thể gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như chiến đấu cơ thông thường, F-35B cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, F-35C được triển khai trên các tàu sân bay.

Mọi phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình, đạt tốc độ siêu thanh và gắn camera hiện đại giúp phi công quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.

F-35 được coi là xương sống trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu tương lai của Washington nhờ cơ chế tránh radar tiên tiến. Đặc biệt, một trong những công nghệ giúp F-35 thống trị bầu trời và trở thành nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ lực lượng quân đội nào chính là khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng tối đa phạm vi hoạt động. Ảnh:Breaking Defense

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 4

Một chiếc F-35A đỗ tại căn cứ không quân Edwards ở California. Đây là phiên bản nhỏ nhất, nhẹ nhất và là mẫu duy nhất được trang bị pháo GAU-12/U gắn trong thân. Khẩu pháo 25mm này được phát triển từ pháo M61 Vulcan 20mm trang bị trên các loại máy bay chiến đấu của không quân Mỹ từ thời F-104 Starfighter còn hoạt động và cũng được lắp đặt trên phi cơ AV-8B Harrier II của lực lượng thủy quân lục chiến. F-35A không chỉ vượt trội ở tính cơ động, phản ứng nhanh mà còn thể hiện sự đột phá ở khả năng tàng hình, tầm bay và tải trọng. Ảnh: Air Force

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 5

F-35B có kích thước tương đương mẫu F-35A, tuy nhiên biến thể này hy sinh khoảng 1/3 lượng nhiên liệu mang theo để dành cho hệ thống bay thẳng đứng. Động cơ LiftSystem, do Lockheed Martin sáng chế và được phát triển bởi Rolls-Royce, nằm dọc phía trước động cơ chính là bộ phận tạo ra lực nâng, cho phép máy bay cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng.

Phiên bản F-35B là chiến đấu cơ đắt nhất trong ba mẫu F-35 mà Tập đoàn Lockheed Martin đang chế tạo theo bản hợp đồng ký với Bộ Quốc phòng Mỹ. Mỗi chiếc F-35B có giá khoảng 134 triệu USD.

Tướng thủy quân lục chiến Joseph Dunford, người vừa được Thượng viện phê chuẩn làm chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nhấn mạnh khả năng xuất kích cũng như thực hiện nhiệm vụ từ các bãi đáp hay tàu sân bay trên biển của F-35B "sẽ thay đổi cách thức chúng ta chiến đấu và chiến thắng". Ảnh: Lockheed Martin

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 6

Phiên bản siêu tiêm kích F-35C được chế tạo dành riêng cho lực lượng hải quân, có cánh lớn hơn các mẫu F-35 khác và phần đầu cánh có thể gấp lại. Tiết diện cánh và phần đuôi lái lớn nhằm giúp phi công dễ dàng điều khiển khi bay ở tốc độ thấp. Bên cạnh đó, hệ thống hạ cánh cũng được nâng cấp chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi đáp trên tàu sân bay.

Hải quân Mỹ còn có kế hoạch biến F-35C trở thành một đầu não chỉ huy cho các thiết bị trinh sát và tấn công không người lái (UCLASS). Khi đóng vai trò là trung tâm trong mạng lưới hải quân, F-35C sẽ cung cấp thông tin và ra lệnh cho các UCLASS khác ngắm b.ắn những mục tiêu cụ thể. Càng nhiều máy bay F-35C hoạt động trên thực địa, tổ hợp UCLASS càng có thêm thông tin để tái hiện toàn cảnh chiến trường, nâng cao xác suất thực hiện nhiệm vụ thành công. Ảnh: Wikipedia

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 7

F-35 có thể mang theo khoảng 8.000 kg đạn dược, hầu hết đều là các loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội Mỹ, ví dụ như: tên lửa không đối không AIM-120, AIM-132, AIM-9X, bom thông minh JDAM, Paveway, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158. Bằng cách đ.ánh đổi tính năng tàng hình, nhiều tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ có thể được gắn thêm trên 4 đế dưới cánh và hai vị trí đầu chót cánh của F-35. Ảnh: Lockheed Martin

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 8

Vì nằm trong chương trình phát triển tiêm kích đa quốc gia nên ngoài những loại vũ khí do Mỹ sản xuất, F-35 còn có khả năng mang theo vũ khí của các nước đối tác như tên lửa hành trình không đối đất tầm xa Storm Shadow do công ty MBDA chế tạo, tên lửa hành trình SOM của Thổ Nhĩ Kỳ hay tên lửa không đối không IRIS-T, Meteor. Ảnh:Military.com

F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới - Hình 9

Tốc độ sản xuất F-35 dự kiến tăng mạnh trong 5 năm tới. Số lượng máy bay mà Mỹ và các nước đối tác sở hữu được cho là sẽ tăng từ 123 chiếc hiện nay lên 650 chiếc vào năm 2020. Ảnh: Business Insider

Vũ Hoàng

Tổng hợp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
FAA thừa nhận lơ là giám sát trực tiếp Boeing
09:46:23 14/06/2024
Cháy khu nhà ở của công nhân Kuwait khiến 41 người c.hết
16:57:49 14/06/2024
Tấn công mạng tại Thụy Sĩ trước thềm Hội nghị hòa bình Ukraine
05:58:03 14/06/2024

Tin đang nóng

Vợ Hồng Hải không nhận phúng điếu, liền bị so sánh với vợ Đức Tiến
17:30:13 15/06/2024
Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
"Nữ hoàng ảnh lịch" 57 t.uổi vẫn lẻ bóng, không chồng con, nhưng trẻ đẹp, sống vui tươi
17:53:47 15/06/2024
Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"
23:51:21 15/06/2024
Bích Trâm: Vợ Linh Tý, nổi tiếng keo kiệt, không cho t.iền mua sắm gì
17:15:15 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024

Tin mới nhất

Cường quốc và vũ khí laser

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

22:17:55 15/06/2024
Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Loài cá tí hon chỉ dài 12mm phát ra âm thanh to như tiếng máy bay cất cánh

22:01:09 15/06/2024
Danionella cerebrum, loài cá trong suốt chỉ có kích thước 12mm có thể tạo ra âm thanh lớn 140 dB, tương đương với âm thanh mà một người đứng cách máy bay 100m khi máy bay cất cánh có thể nghe được.

Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng

21:56:26 15/06/2024
Tòa án Tối cao tuyên bố không có chuyên môn trong việc giải quyết tranh chấp về chia sẻ nguồn nước nên đã đề nghị chính quyền Delhi tiếp cận Ủy ban thượng nguồn sông Yamuna (UYRB) để tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Thêm một điểm trừ đối với tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới

21:51:35 15/06/2024
Ai Cập dự kiến sẽ tăng phí đối với các tàu sử dụng dịch vụ điện tử của Kênh đào Suez từ 50 USD hiện nay lên 300 USD từ ngày 1/9 tới.

Tổng thống Kenya kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ hệ thống cho vay toàn cầu

21:49:33 15/06/2024
Nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt với chi phí nợ ngày càng cao và thiếu vốn. Họ cần được phân bổ nguồn lực công bằng hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, ứng phó với thiên tai và các thách thức khác.

Quốc hội Nam Phi bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch

21:42:30 15/06/2024
Trước đó, bà Didiza từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Quốc hội phụ trách sắp xếp nội bộ và Chủ tịch Ủy ban đặc biệt sửa đổi Mục 25 Hiến pháp.

Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin

21:34:35 15/06/2024
Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng đề xuất này không thể chấp nhận được và không khác gì một bản tối hậu thư thì Moskva lại khẳng định đây là đề xuất mang tính xây dựng.

Rong biển và biến đổi khí hậu: Mối liên kết bất ngờ

21:31:43 15/06/2024
Nhóm cho biết: Rong biển đóng vai trò là tác nhân thu giữ carbon hiệu quả của tự nhiên. Giải pháp tự nhiên và bền vững của chúng mang lại tiềm năng cô lập carbon đáng kể, vượt xa các khu rừng trên cạn .

Câu chuyện đình công ở cường quốc về phẫu thuật thẩm mỹ

21:22:40 15/06/2024
Nhiều tổ chức y tế chuyên ngành của Hàn Quốc đã tuyên bố không tham gia cuộc tổng đình công vào ngày 18/6 do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) phát động.

Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia

21:00:44 15/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc cho biết năm 2023, Thủ tướng Albanese cũng đã có chuyến thăm thành công tới Trung Quốc khi quan hệ song phương đã trở lại đúng hướng sau những thăng trầm.

WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây

17:11:20 15/06/2024
Bờ Tây - khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.

Có thể bạn quan tâm

Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai

Lạ vui

01:24:30 16/06/2024
Một số loài vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh hơn con người. Giác quan nhạy bén của chúng được cho là có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết.

BTS liên tục lập kỷ lục dù thành viên vẫn đang làm nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

01:09:15 16/06/2024
Nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc BTS liên tiếp đón tin vui trong khi 6 thành viên của họ vẫn đang đi nghĩa vụ quân sự.

Người đàn ông 58 t.uổi tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng như thanh niên

Làm đẹp

01:07:50 16/06/2024
Nam thần U60 người Singapore đã chia sẻ về chế độ ăn uống hàng ngày và bày tỏ niềm tin rằng những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác và vẻ ngoài của chúng ta.

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Nam MC điển trai rút khỏi showbiz sống lặng lẽ bên vợ doanh nhân hơn t.uổi giờ ra sao?

Sao việt

23:33:32 15/06/2024
Hành trình chuyển mình của Bình Minh từ Siêu mẫu ấn tượng đến ông chủ sân golf là minh chứng cho sự bản lĩnh, dám nghĩ dám làm và không ngừng theo đuổi đam mê của anh.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!