Muốn tìm được kem dưỡng ẩm ‘chân ái’ cho làn da, hãy thuộc nằm lòng đặc tính của 3 chất này
Muốn tìm được kem dưỡng ẩm chân ái cho làn da, hãy thuộc nằm lòng đặc tính của 3 chất này
Hiểu được đặc tính và công dụng khác biệt của ba loại thành phần này, việc tìm kiếm sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với làn da sẽ chẳng còn là chuyện quá khó khăn.
Trang bị cho làn da một loại kem dưỡng tốt là một trong những bước làm đẹp quan trọng nhất, đặc biệt là trong những ngày trời se lạnh, ẩm ương. Để làm được điều đó, trước tiên, bạn cần phân biệt và hiểu rõ về ba thành phần dưỡng ẩm chính hầu như luôn xuất hiện trong bất kỳ một lọ kem dưỡng nào, bao gồm: chất làm mềm, chất giữ ẩm và chất khóa ẩm.
Chất làm mềm
Hãy tưởng tượng lớp biểu bì ngoài cùng của da như một hàng rào bảo vệ được tạo thành từ gạch và vữa. Các tế bào da là gạch, khi gặp môi trường khô hanh, những viên gạch sẽ bắt đầu nứt nẻ và rời rạc, để lại những đường rãnh nhỏ thiếu kết nối trên bề mặt. Lúc này, chất làm mềm da (hay emollients) hoạt động như vữa, lấp đầy và sửa chữa những khoảng trống trên hàng rào bảo vệ. Từ đó, giúp làn da lấy lại được độ mịn mềm vốn có, đồng thời cải thiện được hiện tượng sần sùi, bong tróc và mẩn đỏ trên da.
Một số chất làm mềm da phổ biến có thể kể đến là ceramide, niacinamide (B3), squalane, bơ hạt mỡ và các loại axit béo. Các thành phần này phù hợp với hầu hết mọi loại da, tuy nhiên, đối với những ai sở hữu làn da nhờn, chất làm mềm da có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.
Biossance Squalane Omega Repair Cream với công thức chứa squalane – “ngôi sao sáng” trong làng dưỡng ẩm, kết hợp với các axit béo omega để giữ cho làn da của bạn luôn mềm mại và mịn màng.
Video đang HOT
Kem dưỡng ẩm COSRX Comfort Ceramide Cream cung cấp độ ẩm chuyên sâu, khắc phục tình trạng da bị kích ứng.
Chất giữ ẩm
Chất giữ ẩm (hay humectant) là thành phần “quyền năng” nhất, mang trong mình công năng cấp ẩm tuyệt đối cho làn da. Chất giữ ẩm hoạt động giống như một miếng bọt biển, hút độ ẩm từ nơi có độ ẩm cao hơn đến nơi có độ ẩm thấp hơn, từ đó, giữ cho bề mặt da luôn ngậm nước, ẩm mịn và căng tràn. Ngoài ra, một số loại chất giữ ẩm còn đóng vai trò như một chất tẩy tế bào chết và chất làm dịu làn da bị kích ứng.
Axit hyaluronic, glycerin và lô hội là những thành phần giữ ẩm “quốc dân”. Không chỉ phù hợp với nhiều loại da, đặc biệt là da thiếu nước, chúng còn là cứu tinh của những làn da chớm có dấu hiệu lão hóa nhờ vào khả năng làm đầy lớp biểu bì giúp hạn chế sự hình thành của nếp nhăn. Các sản phẩm có chất giữ ẩm nên được thoa khi da còn ẩm, vì lúc này chúng sẽ dễ được hấp thụ hơn và tránh được tình trạng hút ẩm ngược khiến da bị khô đi.
Vichy Minéral 89 chứa axit hyaluronic và nước khoáng Vichy Volcanic Water giúp tăng cường dưỡng ẩm và hỗ trợ hàng rào bảo vệ da
The Body Shop Aloe Soothing Moisture Lotion SPF15 chứa chiết xuất lô hội Mexico, giúp dưỡng ẩm nhẹ nhàng trong bước chăm sóc da buổi sáng. Ngoài ra, sản phẩm còn cung cấp SPF15 giúp bảo vệ da bạn khỏi tác động từ ánh mặt trời.
Chất khóa ẩm
Chỉ cấp ẩm thôi là chưa đủ, mọi nỗ lực để có làn da căng mọng như ý sẽ trở thành công cốc nếu những thành phần làm mềm và cấp ẩm không được khóa chặt trên da. Đây là lúc các thành phần khóa ẩm (occlusive) xuất hiện, đóng vai trò như vị thần giữ cửa tạo ra một lớp màng bảo vệ ngăn chặn sự bốc hơi của độ ẩm và dưỡng chất từ các bước dưỡng trước đó, nhờ đó giữ cho làn da luôn ẩm mượt.
Petroleum jelly (sáp dầu khoáng), sáp ong, mineral oil, lanolin đều là những thành phần khóa ẩm phổ biến. Tuy nhiên, bởi đặc tính khóa ẩm mạnh mẽ, chúng có thể khiến các nàng da dầu khổ sở vì lỗ chân lông bít tắc, dễ nổi mụn.
Kem dưỡng ẩm Dramatically Different Moisturizing Lotion là một sản phẩm nổi tiếng của Clinique, cứ 5 giây lại có 1 chai được bán ra trên thế giới.
Sáp dưỡng ẩm Vaseline Petroleum Jelly phục hồi da khô, nứt nẻ, giúp các tế bào da trở nên khỏe mạnh và có độ liên kết vững chắc.
Hiện nay, hầu như các hãng mỹ phẩm đều đã cải tiến công thức sản phẩm của mình bằng cách tích hợp ít nhất 2 thành phần dưỡng ẩm với tỷ lệ lý tưởng nhằm phát huy tối đa công dụng. Tùy thuộc vào loại da và nhu cầu, bạn có thể thỏa sức lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp nhất cho bản thân để bảo vệ làn da toàn diện mỗi ngày.
4 lỗi thoa kem dưỡng ẩm khiến da đổ dầu, nổi mụn
Chị em mau nhận diện 4 lỗi thoa kem dưỡng ẩm để tránh không làm da xấu đi.
Dù ở bất cứ giai đoạn nào trong năm, bôi kem dưỡng ẩm vẫn là thủ tục chăm da bắt buộc. Thậm chí là khi trời nóng nực, làn da của bạn cũng cần được dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm không chỉ giúp duy trì làn da căng mọng, mà còn giảm thiểu tình trạng da xỉn màu, bóng nhờn, lên mụn và ngăn chặn được cả lão hóa sớm.
Dưỡng ẩm quan trọng và cơ bản là vậy nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách, khiến da chưa đẹp lên mà đã gặp phải tình trạng bóng nhờn, lên mụn. Dưới đây chính là 4 lỗi sai phổ biến khi dùng kem dưỡng ẩm, chị em nhất định phải tránh.
Bôi kem dưỡng ẩm không đều đặn
Nhiều nàng có thoa kem dưỡng ẩm, nhưng lại thực hiện theo kiểu hôm bôi hôm không. Kem dưỡng không phải là sản phẩm chị em có thể dùng tùy hứng, mà cần thoa đều đặn, đủ hai buổi sáng - chiều; có như thế, làn da mới duy trì được độ ẩm 24/7. Ngược lại, nếu bôi kem dưỡng không đều đặn, làn da khi thiếu ẩm sẽ đổ dầu nhiều hơn, không chỉ khiến da bạn bị bóng nhờn mà còn tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, sinh mụn.
Dùng kem dưỡng ẩm quá đậm đặc
Kem dưỡng ẩm cũng có nhiều loại khác nhau, cốt là để đáp ứng được sự thay đổi của thời tiết và nhu cầu làn da. Vào mùa lạnh, khi không khí vô cùng hanh hao, chị em sẽ cần kem dưỡng đậm đặc để duy trì làn da căng mọng, không bị thiếu ẩm do thời tiết khô lạnh.
Sang đến mùa nóng, kem dưỡng mỏng nhẹ, hay sản phẩm dạng gel sẽ là lựa chọn lý tưởng vì thẩm thấu nhanh và nhẹ mặt. Nếu bạn dùng kem dưỡng đậm đặc cho mùa nóng, làn da sẽ không tránh khỏi cảm giác nặng nề, nhớp nháp, thậm chí còn bịt kín lỗ chân lông và khiến mụn bùng phát. Do đó, tùy theo thời tiết, bạn cần chọn kết cấu kem dưỡng phù hợp để làn da không bị "nghẹt thở", thay vào đó là luôn ẩm mọng, ráo mịn.
Dùng kem dưỡng gây bít tắc lỗ chân lông
Một số thành phần có trong kem dưỡng có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc và đổ dầu nhiều hơn, chẳng hạn như dầu dừa, vaseline hay bơ hạt mỡ... Đặc biệt nếu bạn sẵn sở hữu làn da dầu, dễ lên mụn, bạn nên tránh kem dưỡng chứa những thành phần này để tình trạng không tệ hơn. Khi chọn mua kem dưỡng, bạn cần ưu tiên những sản phẩm có ghi chú là non-comedogenic (không gây mụn) hay wont clog pores (có nghĩa là không làm tắc nghẽn lỗ chân lông) để không khiến da đổ dầu, lên mụn, nhưng vẫn duy trì được độ ẩm.
Không rửa sạch tay trước khi bôi kem dưỡng ẩm
Nhiều nàng không có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi bôi các sản phẩm skincare nói chung, hay kem dưỡng ẩm nói riêng. Điều này sẽ vô tình rước vi khuẩn thêm cho làn da, gây bít tắc và tăng nguy cơ nổi mụn. Vậy nên trước khi bắt tay vào quy trình skincare với những bước như rửa mặt, thoa toner, serum và kem dưỡng, bạn cần sát khuẩn tay kỹ càng bằng xà phòng.
8 kem dưỡng ẩm ngừa lão hóa, cấp ẩm sâu đang giảm đến 50%, chị em nên tranh thủ săn ngay kẻo tiếc Dù đã hết kem dưỡng hay chưa thì bạn cũng rất nên ngó nghiêng qua những sản phẩm dưới đây. Ở nhà tránh dịch, bạn có thể tranh thủ luôn thời gian này để skincare chỉn chu giúp da đẹp thăng hạng. Trong thời điểm hiện tại, cũng có nhiều món skincare đang được giảm sâu mà bạn có thể tăm tia để...