Muốn ‘đổi gió’ cho bữa cơm gia đình, thử ngay 4 món ăn từ hoa chuối này, vừa ngon lạ miệng lại dễ làm
Dưới đây là một số món ngon từ hoa chuối cực hấp dẫn và độc đáo, khiến bạn có thể đổi gió cho bữa cơm nhà.
Nguyên liệu:
- Bắp chuối hột bào: 200g
- Tôm sú: 100g
- Thịt ba chỉ: 100g
- Giá sống: 100g
- Hành tây: 1/2củ
- Mè trắng rang, đậu phộng rang
- Rau răm, ngò rí , tỏi băm, ớt
- Hành phi, lá chanh, muối, nước mắm, đường, bột ngọt, giấm gạo lên men
Cách làm:
Hoa chuối ngâm nước đá có pha ít nước cốt chanh 10 phút, vớt ra để ráo.
Thịt luộc từ nước lạnh có 2 củ hành tím, 1 ít muối và bột ngọt.
Thịt chín vớt ra ngâm vào nước lạnh, cắt sợi.
Tôm luộc trong nước luộc thịt, bóc bỏ vỏ, chừa đuôi, cắt đôi theo chiều dọc.
Giá lặt rửa sạch, để ráo. Ớt 1 phần cắt sợi, 1 phần tỉa hoa, 1 phần băm nhỏ. Hành tây cắt sợi. Rau răm cắt nhỏ. Lá chanh bắc thái chỉ.
Pha nước trộn: trộn đều giấm gạo lên men với đường, muối, nước mắm, bột ngọt và tỏi, ớt băm.
Trộn đều tôm, thịt với nước trộn, để thấm. Cho hoa chuối, giá, tôm, thịt, hành tây, rau răm, lá chanh và ớt cắt sợi vào tô, trộn đều với nước mắm pha.
Bày nộm hoa chuối ra dĩa, thêm đậu phộng rang, mè rang, hành phi, ngò rí và ớt tỉa hoa lên trên.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
1 cái hoa chuối (loại nhỏ)
1 cái tai heo
2 quả dưa chuột
2 quả khế chua
1 củ cà rốt
100g lạc
2 quả ớt sừng đỏ
Rau thơm, rau húng bạc hà
Gia vị, đường, giấm, nước mắm
Cách làm:
Đầu tiên bạn thái mỏng hoa chuối, nên chọn những chiếc hoa chuối còn non, nếu bạn chọn hoa chuối già sẽ bị đắng, khi làm nộm sẽ cứng.
Thái mỏng thành các lát hoa chuối sau đó ngâm ngay vào nước vo gạo hoặc nước lạnh có pha chút chanh/giấm. Mẹo nhỏ này sẽ giúp món nộm hoa chuối tai heo không bị thâm, khi ăn có độ giòn nhất định.
Bạn ngâm hoa chuối trong khoảng 15 phút thì rửa sạch rồi vảy ráo nước.
Tai heo mua về rửa sạch với nước, xát với muối hoặc giấm hay rượu trắng để làm sạch và khử mùi hôi.
Sau đó đặt lên bếp luộc khoảng 15 phút, tai heo chín thì bạn vớt ra để nguội. Sau đó bạn thái tai heo thành những miếng mỏng, dài.
Tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
Ớt rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
Khế rửa sạch và thái miếng mỏng.
Dưa chuột gọt đầu, ngâm vào nước gạo cho nhả nhựa sau đó chẻ thành miếng dài, mỏng.
Lạc rang chín rồi bạn ủ trong vải để lạc được giòn. Khi rang nhớ để lửa vừa, đảo đều tay bởi nếu không lạc sẽ rất nhanh cháy.
Bóc vỏ lạc rồi đem giã nhỏ. Chú ý không nên giã quá nát, Bạn chỉ cần giã cho miếng lạc vỡ làm 2, 3 là được.
Pha nước trộn nộm theo tỷ lệ: 3 thìa café đường, 2 thìa café dấm (Bạn có thể thay bằng nước cốt chanh nếu muốn), 1 thìa café mắm, 1 thìa café đường, tỏi, ớt băm nhỏ.
Cho hoa chuối, tai heo, khế, rau sống, dưa chuột vào một bát tô, cho nước trộn nộm vào rộn đều lên và nêm nếm thêm cho vừa miệng.
Cuối cùng bạn đợi khoảng 15 phút cho các nguyên liệu ngấm gia vị, sau đó bày nộm ra đĩa và thưởng thức là được.
Nguyên liệu:
Cá lóc: 400g
Hoa chuối: 300g
Cà chua: 2 quả
Củ hành tươi hoặc hành khô: 3 củ
Nghệ: 1 củ
Sả: 3 cây
Ớt: 1 trái
Thì là: 1 bó nhỏ
Cách làm:
Cá lóc rửa sạch với nước muối loãng, xả lại bằng nước lạnh rồi cắt thành các khoanh dày khoảng 4 – 5cm.
Củ hành tươi (hoặc hành khô), sả, nghệ thái và băm nhỏ để ướp với cá lóc.
Thì là, hành lá thái nhỏ để riêng.
Sau đó, bạn ướp cá lóc cùng chút gia vị nêm nếm gồm: muối, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm và tiêu đen, sả, hành, nghệ rồi trộn đều cho thấm gia vị.
Hoa chuối bạn rửa sạch, bào sơi nhỏ rồi rửa sạch và ngâm trong nước chanh pha loãng trong 10 phút để tránh bị thâm đen khi chế biến. Sau đó, bạn vớt ra để ráo.
Cà chua rửa sạch, cắt thành hình múi cau rồi cho lên chảo xào chín sơ cùng đường, muối và hạt nêm.
Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho cà chua vào xào cho mềm.
Khi cà chua mềm thì cho cá vào đun cùng.
Khi cá đã ngấm gia vị, cà chua mềm và ra màu thì bạn cho 1 lượng nước vừa đủ vào đun sôi.
Khi nước sôi và cá đã gần chín bạn tiếp tục cho hoa chuối vào nấu cùng.
Hoa chuối gần chín thì cho thì là và 1 chút hành lá vào nấu cùng. Canh sôi lại thì tắt bếp.
Nguyên liệu:
200g bắp bò
100g hoa chuối
50g vừng rang
Rau kinh giới
Sả, gừng, tỏi, chanhDấm gạo, đường, nước mắm
Cách làm
: Bạn sẽ thái hoa chuối thành những sợi mỏng rồi ngâm trong nước muối pha loãng để cho bắp chuối không bị chuyển màu thâm đen.Bắp bò thì bạn rửa sạch rồi thái miếng mỏng. Để thịt bò được dễ cắt hơn thì bạn nên rửa sạch thịt rồi sẽ cho vào trong tủ lạnh để trong khoảng 30 phút cho thịt hơ cứng lại rồi mới đem đi cắt mỏng.Tỏi thì bóc bỏ vỏ rồi băm nhuyễn.Rau húng và ớt bạn đem rửa sạch cắt nhỏ.Sả và gừng thì bóc bẹ ngoài, rửa sạch đập dập.
Đặt 1 nồi nước lên trên bếp. Nước sôi thì bạn cho sả đã đập dập vào, gừng, 1 thìa dấm, 1 thìa hạt nêm đem nấu sôi thêm trong khoảng
2 phút. Cho thịt bò vào để chần sơ cho chín rồi bạn gắp thịt bò ra và cho vào đĩa.Tiến hành pha nước để trộn nộm bao gồm: Dùng 50ml nước mắm rồi hòa cùng với 100g đường trắng. Sau đó bạn sẽ cho vào trong nồi để nấu tan chảy hết trên bếp và chúng ta đã được một hỗn hợp trông sền sệt.Sau khi đã nguội, bạn cho thêm tỏi vào, thêm gừng tươi, ớt sừng đã được xay nhỏ và
2 thìa đến 3 thìa nước cốt chanh tùy thích của bạn nhé.Vớt hoa chuối và vắt cho thật ráo bớt nước. Nhúng cho chín tới phần gân bò cùng với nước mà bạn đã chuẩn bị ở trên.Cho bát gia vị vào để trộn cùng với hành tây, hoa chuối nêm nếm lại lần nữa, thịt bò mà bạn đã nhúng ở trên cho vào rồi đảo đều. Rắc vừng lên trên nữa là bạn đã hoàn thành.
Bánh củ gừng
Bánh gừng dù là món ăn mộc mạc nhưng rất hấp dẫn bởi chính hương vị: thơm tho, ngọt ngào, giòn tan pha lẫn béo bùi.
Bánh củ gừng có hình dạng giống củ gừng và hương vị thơm ngon khó quên.
Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, bánh gừng là loại bánh truyền thống độc đáo được dùng trong những ngày lễ hội, Tết cổ truyền... Đặc biệt, bánh gừng còn tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng. Bánh được gọi tên vậy vì có hình dạng củ gừng.
Để có những chiếc bánh thơm ngon béo dòn và tan dần trên mặt lưỡi, bà con thường chọn lọai nếp lớn, trắng đục, đem vo thật sạch, để ráo nước xay hoặc quyết nhuyển. Cứ 1 ký bột nếp người ta cho khoảng 25 - 30 quả trứng gà và một muỗng canh bột nang mực.
Thố sẵn bột nang mực, nước chanh tươi, đập trứng gà cho vào, đánh thật đều tay đến khi nào cho trứng dậy lên (nổi rễ tre) thì cho bột nếp vào. Trộn hỗn hợp này thật nhuyễn, đến khi nào nắn bột thành những chiếc bánh có hình thù giống củ gừng. Sau đó, thả bánh vào chảo mỡ đang sôi để chiên. Đồng thời thắng đường cát cho vào vịm; bánh chiên chín vàng. Đặc biệt bà con chiên bánh bằng nồi chứ không chiên bằng chảo, bánh chín, nhúng vào vịm đường cát đã thắng, tạo một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng, chiếc bánh trơn, láng bóng không bị cong.
Thế là có món bánh gừng hấp dẫn, bắt mắt. Bánh gừng dù là món ăn mộc mạc nhưng rất hấp dẫn bởi chính hương vị: thơm tho, ngọt ngào, giòn tan pha lẫn béo bùi.
Trong phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong các lễ hội quan trọng, đặc biệt nhất là tết Ka te, lễ hội, lễ cưới. Bánh gừng lúc nào cũng được đặt lên trên hết cùng với bánh tét (paynung) và bánh gang tay (gakiya). Bánh tét (dương) tượng trưng cho người chồng. Bánh gang tay (âm) tượng trưng cho người vợ. Bánh gừng (âm dương) hòa hợp, tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng.
Khi thưởng thức bánh gừng, người Chăm cho rằng mình đã nhớ đến hình ảnh thủy chung của nàng Nai Chrao Cho Phò (truyền thuyết của người Chăm giống như chuyện hòn vọng phu của người kinh).
Thịt trâu nấu lá lồm Thịt trâu nấu lá lồm là một đặc sản của đồng bào Mường ở Hòa Bình, không hề khó ăn mà trái lại còn rất ngon. Miếng thịt nướng vừa chín tới quyện với gia vị cùng lá lồm thơm ngon đến khó cưỡng. Thịt trâu nấu lá lồm là một đặc sản của người Mường. Lá lồm hay còn có một tên...