Muốn cuộc sống thanh nhàn, ít lo nghĩ, chị em học ngay 4 cách kiểm soát mua sắm và chi tiêu có 1-0-2 này
Đối với nhiều chị em việc từ bỏ các thói quen mua sắm đồ không cần thiết và kiểm soát chi tiêu tối đa cho gia đình là cách hiệu quả để giúp vượt qua khoảng thời gian này.
Là phụ nữ, không ít lần bạn tiêu tiền vung tay quá trán hoặc dành thời gian cả ngày để nghĩ về chuyện ăn gì hay cần mặc gì.
Tuy nhiên, vào khoảng thời gian dịch bệnh phức tạp, nguồn kinh tế và tài chính của gia đình gặp trục trặc thì lệnh “cấm mua sắm” có trở nên cần thiết và làm cách nào để các chị em kiểm soát được điều này.
1. Chỉ mua sắm trong các ngày quy định
Việc chỉ mua đồ đạc trong một số ngày đặc biệt hoặc theo sự quy định của chính bản thân bạn sẽ giúp giảm gánh nặng chi tiêu đáng kể. Chẳng hạn chỉ mua sắm vào ngày cuối tuần hay chỉ đi ăn ngoài với đồng nghiệp vào thứ Tư hoặc chỉ đi cà phê với bạn bè vào thứ Sáu.
Để cưỡng lại khát khao mua sắm bùng nổ, bạn sẽ phải chờ đến cuối tuần và khoảng thời gian dài này sẽ giúp bạn nhận ra rằng, đồng tiền mồ hôi nước mắt mình làm ra chỉ nên chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết.
Video đang HOT
2. Chi tiêu có mục đích
Thay vì rút thật nhiều tiền mặt và chi tiêu thỏa thích không điểm dừng như trước, bạn có thể tạo ra quỹ chi tiêu bằng cách chia tiền vào một số ngăn của ví tiền hoặc phòng ở các túi tiền khác. Phân rõ mục đích chi tiêu với số tiền được để riêng đó và không được phép chi tiêu chúng vào mục đích khác.
3. Tạo một danh sách mua sắm
Tạo lập danh sách những món đồ cần mua là một cách hiệu quả để hạn chế chi tiêu. Với cách này, người mua sắm sẽ tập trung vào các mặt hàng mà họ thực sự muốn có. Đây cũng là một cách nhắc nhở để bạn không thể mua một món hàng khác ngoài danh sách.
4. Tạo giới hạn chi tiêu
Việc từ bỏ mua sắm có thể mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài có thể không đảm bảo vì bạn sẽ rất nhanh chán và quay trở lại niềm đam mê mua sắm của mình. Lúc này, nhu cầu mua sắm bù đắp khoảng thời gian trước sẽ khiến tài chính của bạn khủng hoảng.
Vì vậy, hãy lập một kế hoạch để có thể thay đổi tích cực lâu dài về tài chính của gia đình. Kế hoạch đó bao gồm các mục tiêu dài hạn. Có thể là nghỉ hưu an nhàn, dự phòng bất trắc và những giới hạn chi tiêu.
Việc giới hạn có thể là không bao giờ mua một món hàng có chi phí cao mà không qua một đêm suy nghĩ hoặc chờ đến ngày được chỉ định mua hàng (cuối tuần). Lúc này, bạn đã có sự cân nhắc kỹ càng trước khi mua một sản phẩm có giá trị lớn.
Khi bạn biết kiểm soát tài chính hiệu quả, biết điểm dừng nào là tốt cho túi tiền thì điều đó sẽ giúp cho cuộc sống của bạn nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.
Đại dịch Covid-19 thay đổi thói quen mua sắm thực phẩm
Steve Rainwater chưa bao giờ sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Mỹ cho tới khi đại dịch Covid-19 ập tới. Giờ đây, gia đình anh đang phải chuyển sang nhận thực phẩm giao qua Instacart và Whole Food.
Các gói hàng xếp kín trong trụ sở của FreshDirect ở New York, Mỹ để chuẩn bị giao cho khách
Rainwater là một nhà phát triển phần mềm ở độ tuổi 50, hiện anh sống ở Irving, Texas (Mỹ), anh cho biết nếu các dịch vụ này tiếp tục cung cấp theo cách tiện lợi như thế này thì anh có thể sử dụng vô thời hạn.
Không chỉ có Rainwater, hàng triệu người trên khắp nước Mỹ và nhiều quốc giá khác đã chuyển sang các nhà cung cấp gói dịch vụ ăn uống trực tuyến như Blue Apron và các dịch vụ giao hàng như Peapod hay FreshDirect để tiếp cận các cửa hàng tạp hóa thường xuyên của họ do phải ở nhà tránh dịch, một đợt dịch khiến họ e sợ mỗi khi phải đi tới các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi ở địa phương.
Sự thay đổi đột ngột và mang tính quan trọng này đã làm gia tăng các đơn hàng trực tuyến và lượng khách hàng mới cho các công ty này - những dịch vụ từng phải mất nhiều năm để thuyết phục người dùng chuyển qua mua sắm trực tuyến, kể cả thực phẩm. Nhưng sự gia tăng quá nhanh đã kéo theo nhiều vấn đề không dễ giải quyết, chẳng hạn hết hàng hoặc thiếu hụt nhân công, thậm chí là gây căng thẳng cho nhân viên của họ.
Một loạt cuộc biểu tình của các nhân viên Instacart và Whole Food trong tuần này để phản đối điều kiện làm việc không an toàn cho thấy ít nhiều vấn đề bất cập trong bối cảnh này. John Trammell, một cư dân ở Manhattan (Mỹ) và là người đã sử dụng cửa hàng tạp hóa trực tuyến FreshDirect kể từ đầu năm 2012 cho rằng, "Đây là thời điểm để họ phất lên và họ có vẻ như đã không thể xử lý (tận dụng) chúng hiệu quả được". Không chỉ các nhà buôn nhỏ lẻ, các hệ thống lớn như Amazon cũng không ngoại lệ, tuần trước hàng loạt nhân viên giao hàng của Amazon đã đình công đề nghị cải thiện môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ, họ cho rằng cần được đối xử tốt hơn khi phải bất chấp nguy hiểm của dịch bệnh để ra ngoài giao hàng trong khi mọi người được trú ẩn an toàn ở nhà.
Có nhiều khả năng người Mỹ và nhiều nước khác sẽ thay đổi mạnh mẽ cách mà họ mua sắm thực phẩm sau khi thoát khỏi đại dịch Corona chủng mới, sự thay đổi này có thể là vĩnh viễn, khi một phần lớn của thị trường tạp hóa trị giá 1.200 tỉ USD chuyển từ các lối đi trong siêu thị sang màn hình điện thoại và máy tính xách tay.
Một khi họ đã quen, nó có thể cung cấp cho người mua sắm ít lý do hơn để rời khỏi nhà hay màn hình thiết bị để mua sắm, qua đó ít nhiều sẽ làm tổn thương các doanh nghiệp bán hàng theo phương thức truyền thống nhưng lại gia tăng tầm ảnh hưởng của các nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ như Amazon và Walmart. Những hệ thống thương mại điện tử nhỏ hơn có thể sớm chuyển đổi hoặc sáp nhập thành các công ty lớn hơn nhiều, mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng.
Mua sắm thực phẩm đã thay đổi, mặc dù chậm rãi kéo dài qua từng thập kỷ khi mà những người trẻ dần dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến. Xu hướng này sẽ tiếp tục, nhưng đại dịch Covid-19 là một bước ngoặt giúp tăng tốc quá trình chuyển dịch đó dù nó không có khả năng thay đổi hầu hết thói quen mua sắm của mọi người, vấn đề là các cửa hàng tạp hóa trực tuyến và các dịch vụ thương mại điện tử có sẵn sàng tiếp nhận cơ hội này hay không mà thôi.
Hữu Thắng
Chiêu lạ thời Covid-19, khách mua hàng đứng vào vòng tròn, ô vuông... như chơi trò chơi Khách hàng dần quen với cách đứng lạ khi mua sắm phòng Covid-19. Covid-19 đang làm đảo lộn cuộc sống trên toàn thế giới, những thói quen thường ngày bị thay đổi hoàn toàn kể cả thói quen đi mua sắm. Tại Ấn Độ, khi cả nước tỷ dân bị phong tỏa, các cửa hàng bán dịch vụ thiết yếu như thực phẩm,...