Muốn con vào lớp 1 tự tin, vững vàng, bố mẹ nhất định phải dạy trước cho con những kĩ năng này
Biết đọc biết viết không phải là kĩ năng quan trọng nhất, còn có nhiều kĩ năng cần thiết khác bố mẹ cần chuẩn bị cho con vào lớp 1.
Sau khi tốt nghiệp mẫu giáo, trẻ bước vào lớp 1 với bao háo hức để học hỏi, khám phá những điều mới mẻ. Trong giai đoạn này, nhiều cột mốc quan trọng sẽ được ghi nhận, nhiều sự thay đổi, phát triển cả về thể chất, tâm hồn và cảm xúc. Không phải chỉ là biết đọc, biết viết, trẻ trong độ tuổi này còn cần được phát triển thêm các kỹ năng vận động tinh, làm việc theo nhóm, kể chuyện hay các kỹ năng xã hội khác để sẵn sàng cho một chặng đường học tập mới.
Dưới đây là những kỹ năng cần thiết mà bố mẹ cần dạy con trước khi con vào lớp 1 để trẻ vững vàng, tự tin hơn:
1. Thuộc những thông tin thiết yếu
Không chỉ biết được họ tên đầy đủ của mình, bố mẹ cần dạy trẻ biết được tên của cha mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết. Đây là điều vô cùng quan trọng và cần phải trang bị đầu tiên cho con. Bố mẹ có thể biến các thông tin này thành một bài hát để bé nhớ dễ dàng hơn.
2. Thuộc bảng chữ cái
Trẻ cần biết mặt chữ trước khi vào lớp một (Ảnh minh họa).
Không phải trẻ nào cũng dễ dàng học thuộc bảng chữ cái và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên bố mẹ có thể dạy con học chữ qua bài hát, từ đó sẽ tăng cường sự tự tin cho con trước khi con vào lớp 1.
3. Biết viết tên mình
Sẽ cần nhiều thời gian để trẻ hoàn thiện kỹ năng viết chữ của mình. Thế nhưng, trong trường mầm non, nhiều trẻ đã có thể viết được đầy đủ họ tên của mình rồi.
4. Biết dùng kéo
Để sử dụng được kéo, trẻ cần có sự khéo léo nhất định (Ảnh minh họa).
Sử dụng kéo không phải là kỹ năng dễ học và trẻ cần có sự khéo léo nhất định. Trẻ càng được thực hành nhiều thì trẻ càng làm tốt và càng tự tin hơn.
5. Biết đếm
Video đang HOT
Đếm là một kỹ năng tuyệt vời mà trẻ cần làm chủ trước khi vào lớp 1 cho dù trẻ có cần dùng tay để đếm hay không. Có thể trẻ chưa đếm giỏi và đủ các số từ 1 đến 100 nhưng bố mẹ nên giúp trẻ nhận biết được toàn bộ các con số này.
6. Tham gia hoạt động nhóm
Trẻ em là phải biết chơi đùa với nhau đặc biệt là khi trẻ lớn lên. Vì vậy, kỹ năng tham gia hoạt động nhóm là kỹ năng trẻ cần được trang bị để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi khi các hoạt động nhóm diễn ra. Kể cả khi trẻ là một người hướng nội thì kỹ năng tham gia hoạt động nhóm vẫn cho phép trẻ có được sự thoải mái riêng của mình.
7. Biết giơ tay
Trẻ cần được dạy cách biết giơ tay phát biểu khi ở trong lớp (Ảnh minh họa).
Trẻ cần được dạy cách biết giơ tay phát biểu khi ở trong lớp. Nhờ đó, trẻ sẽ thấy chúng được lắng nghe và chúng cũng học được cách kiên nhẫn chờ đợi để được gọi lên.
8. Ngồi yên
Khi con bước vào lớp 1, bé thường xuyên phải ngồi yên lặng và lắng nghe cô giáo giảng bài. Vì vậy, đây là kỹ năng cần rèn cho trẻ quen để trẻ không cảm thấy khó chịu.
9. Biết nhờ sự giúp đỡ
Trẻ cần biết cách sử dụng lời nói để thể hiện nhu cầu và mong muốn của mình trong mọi tình huống. Nó còn đảm bảo để trẻ có thể thoải mái và tự tin nói về những điều đã làm phiền chúng hay chúng cần giúp đỡ điều gì đó.
10. Chia sẻ với bạn bè
Trẻ cần học được cách chia sẻ với bạn bè từ sớm (Ảnh minh họa).
Không phải ai cũng thích chia sẻ mọi thứ nhưng trẻ cần phải học được cách chia sẻ từ sớm. Cũng giống như sự đồng cảm và tốt bụng, đây là kỹ năng quan trọng và cần được học đi học lại một cách nhất quán.
11. Biết kể chuyện
Bố mẹ có thể giúp trẻ biết kể chuyện bằng cách đọc những mẩu chuyện ngắn hay sách cho trẻ nghe và yêu cầu chúng kể lại theo cách của riêng mình.
12. Biết gieo vần
Hãy đơn giản hóa việc này bằng những câu thơ có cùng vần ngắn gọn, dễ thuộc. Bố mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian trong những chuyến đi xe để giúp bé phát triển kỹ năng này với sự thích thú.
13. Biết nói thành câu
Ở lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu nói những câu rõ ràng. Các câu mới đầu có thể ngắn nhưng nó sẽ được mở rộng và hoàn thiện dần theo sự lớn lên của trẻ.
14. Nhận biết các hình
Trẻ cần nhận biết sự khác nhau giữa các hình (Ảnh minh họa).
Trẻ cần nhận biết sự khác nhau giữa các hình. Các trò chơi với các vật thể hình dáng cơ bản như vòng tròn, hình vuông, hình tam giác… sẽ giúp trẻ nhận biết nhanh hơn.
15. Phân biệt được chữ hoa và chữ thường
Ở lớp 1, bé gặp rất nhiều trường hợp cần xác định đâu là chữ hoa đâu là chữ thường. Vì vậy, trẻ nên phân biệt được 2 loại chữ này trước khi đi học lớp 1.
16. Thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết,
Tò mò, ham khám phá, ham hiểu biết là biểu hiện của những đứa trẻ thông minh. Trong giai đoạn này, có nhiều điều mới mẻ để trẻ học hỏi và khám phá, trong khi đó, trẻ đã phát triển vốn từ đủ để có thể biểu thị sự ngạc nhiên của mình. Hãy khuyến khích sự tò mò của một đứa trẻ để trẻ cởi mở hơn trong việc tiếp nhận những điều mới mẻ.
Giai đoạn tiền lớp một là giai đoạn bé liên tục học được những kỹ năng mới và có sự thay đổi, tiến bộ theo tuần. Tuy nhiên, điều quan trọng bố mẹ cần nhớ là mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo tốc độ riêng và vì vậy không phải đứa trẻ nào cũng có thể làm được tất cả những điều trong danh sách trên trước khi bước vào lớp 1. Điều này là hoàn toàn bình thường và các bé sẽ hoàn thành dần các kỹ năng còn lại trong cả năm lớp 1 của mình.
Nguồn: Mom
Theo Helino
Con chuẩn bị vào lớp một không muốn học chữ
Cháu luôn so sánh với em trai mới 17 tháng là: "Tại sao em được đi chơi, mà con phải ngồi học".
Con trai tôi năm nay 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1. Cháu rất ham chơi. Tôi cho cháu đi học viết tại nhà cô giáo 3 giờ/ngày, về nhà cháu chỉ học từ 0,5 đến 1 giờ. Có điều, cháu không chịu học, học không tập trung, chỉ muốn đi chơi và luôn so sánh với em trai mới 17 tháng là: "Tại sao em được đi chơi, mà con phải ngồi học". Rất mong chuyên gia giúp tôi. (Thuỷ)
Ảnh: Wallingford Eye Care
Trả lời
Trường hợp của gia đình chị không phải là "nỗi khổ riêng ai". Trong nhiều năm làm công tác hỗ trợ tâm lý trẻ em và phụ huynh, tôi nghe đi nghe lại chuyện này mỗi khi hè đến. Vấn đề thông thường rơi vào phụ huynh, chứ không nằm ở trẻ.
Chẳng phải tự nhiên mà chương trình cho trẻ mầm non hoàn toàn chú trọng vào hoạt động vui chơi. Còn các hoạt động liên quan đến chữ, số (nếu có) chỉ là tạo bàn đạp chuẩn bị cho trẻ kĩ năng tiền học đường, làm quen với tâm thế học tập sau này ở tiểu học. Chỉ khi vào tiểu học, trẻ mới thực sự cần được rèn luyện nề nếp trong việc đọc, viết chữ và học tập các môn khoa học khác một cách bài bản.
Việc cho con học chữ trước khi vào lớp 1 xét về mặt giáo dục, tâm lý đều chưa cần thiết và hợp lý. Thực tế hiện nay, các bậc phụ huynh có xu hướng "ép non" đứa trẻ do nhiều áp lực thời gian, thành tích và dư luận xã hội... Chúng ta quên mất rằng, hè là để con chơi, con phát triển kĩ năng, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm các hoạt động khác nhau mà suốt năm học con không có nhiều điều kiện tiếp cận. Vậy cớ gì người lớn "tước" mất quyền đó của con? Đương nhiên, hệ lụy thường là sự phản ứng rõ ràng hoặc ngấm ngầm của trẻ, chưa kể đến các ảnh hưởng khác về mặt cảm xúc, tâm lý, nhân cách của con.
Việc trẻ không muốn, không thích, không tập trung học hay so sánh với bạn khác, với em mình... đều là lời cảnh báo cho người lớn. Người lớn cần quan tâm đến cả thực tế việc học đầy khó khăn, nặng nề của con hiện tại, quan tâm cả tiếng nói bên trong của con. Những lý lẽ biện minh: bận rộn không ai chăm coi, con người ta cũng học ào ào, không học lên lớp một biết gì đâu, khổ lắm... chỉ là lý lẽ của người lớn. Người lớn vì mình hay vì con? Con cũng có lý lẽ riêng của con, cần được tôn trọng, cần được quan tâm... Chúng ta phải cân nhắc lựa chọn cách nào phù hợp, cân bằng được công việc và quan tâm, chăm sóc con ngày hè. Có quan tâm đúng mức, phù hợp với đặc điểm tâm lý mới tạo ra hiệu quả trong việc giáo dục và phát triển nhân cách phù hợp với lứa tuổi của con.
Cuối cùng, chúng tôi muốn chia sẻ với chị rằng, vấn đề của gia đình chị phần lớn thuộc về người lớn, không phải nằm ở đứa con yêu quý của chị. Tốt hơn, chị nên thay đổi các hoạt động hè cho con, việc dạy chữ có thể tạm dừng lại, hoặc thay cách dạy để khiến con cảm thấy học chữ là niềm vui. Hoạt động học chữ chỉ nên là hoạt động khuyến khích, bổ trợ, định hướng cho con vào lớp 1 chứ không phải hoạt động bắt buộc phải làm. Chị cần rút ngắn thời gian học chữ và bổ sung các hoạt động trải nghiệm hè cho con.
Chúng tôi tin, con sẽ cảm kích ba mẹ rất nhiều, điệp khúc so sánh, cằn nhằn sẽ tự nhiên biến mất khi hoạt động chủ đạo - hoạt động vui chơi của con ở tuổi này được thỏa mãn.
Chúc chị và các bậc phụ huynh thành công!
Thạc sỹ tâm lý Lê Minh Huân
Giảng viên Khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP.HCM
Theo vnexpress.net
Dạy trẻ chưa biết chữ trước bằng... dọa dẫm? Nhiều phụ huynh có những trải nghiệm vô cùng "thương đau" với quyết định không cho con học chữ trước khi vào lớp 1. Đó không chỉ là áp lực từ người thân trong gia đình mà đáng sợ hơn chính là "thái độ" của giáo viên. Làm đúng cũng phải khóc Con bị cô giáo la rầy trong khi tập đọc, tập...