Không quát mắng hay ra lệnh, chỉ dùng chiêu thủ thỉ, mẹ 8X dạy con 6 tuổi làm việc nhà nhoay nhoáy
Nhìn cậu bé 6 tuổi rửa bát, giặt quần áo của mình, gói nem phụ mẹ, xếp chăn màn đâu đấy… ai ai cũng ngưỡng mộ. Và tất cả là nhờ mẹ đã hiểu tính cách, sở thích của con để dạy con làm việc nhà từ nhỏ.
Câu nói “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” dường như đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều mẹ trong việc nuôi dạy con. Theo đó, không ít mẹ đã tận dụng các công việc nhà để dạy con về sự sẻ chia, biết yêu lao động và học các kỹ năng trong cuộc sống. Chị Thu Huyền (31 tuổi, hiện đang sống ở Sài Gòn) cũng là một trong số những bà mẹ như thế. Cậu con trai của chị – bé Gia Hưng – nay mới 6 tuổi nhưng đã là trợ thủ đắc lực cho mẹ trong rất nhiều việc nhà như làm rau, vo gạo nấu cơm, đổ rác, quét nhà…, chẳng khác gì một “giúp việc chuyên nghiệp” trong gia đình.
Gia Hưng tự tay phơi đồ giúp mẹ.
Xách đồ.
Xếp đồ.
Hay nhặt rau rất thành thục.
Chia sẻ về lý do dạy con làm việc nhà từ sớm, chị Thu Huyền cho biết: “Mình nghĩ cho con làm việc nhà với mục đích đầu tiên là giúp con biết yêu lao động, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống, không ỷ lại vào người khác. Từ đó, con có thể hiểu và thông cảm cho sự vất vả của bố mẹ, những người thân, người ngoài khi họ phải làm việc. Ngoài ra, mình tin rằng khi làm việc nhà cũng kích thích trí não trẻ phát triển, bởi có những lúc gặp khó khăn, trẻ sẽ phải tự tìm ra hướng giải quyết. Ví dụ đơn giản như khi tay ướt trơn, không mở được nắp chai, thay vì nhờ mẹ mở, con loay hoay một lúc cũng nghĩ ra là lấy cái khăn lót để mở”.
Có chủ trương dạy con sống tự lập từ nhỏ như vậy, nên khi Gia Hưng được 4 tuổi, chị Thu Huyền đã cho con làm quen với các việc nhà thông qua quan sát. Khi con được 5 tuổi, chị chính thức dạy cho con các việc phù hợp với sức của mình: “Mới đầu, mình cho con xem mẹ làm, con háo hức thích thú và muốn bắt tay vào làm lắm. Rồi mẹ cho con được tự làm, những lần đầu con làm chưa quen, vụng về, lóng ngóng toàn phá hỏng. Nhưng mình vẫn kiên trì, vui vẻ khuyến khích con. Dần dần thì con quen tay, tự tiết chế được và biết cách làm sao cho không hỏng”.
Có khi, Gia Hưng còn tự giặt cả đồ của mình nữa.
Rửa rau cũng rất chuyên nghiệp.
Xếp chăn gối sau khi ngủ dậy là việc đương nhiên phải làm.
Video đang HOT
Hái rau như một bác nông dân thực thụ.
Gói nem là công việc yêu thích nhất khi ở trong bếp.
Cũng theo chia sẻ của chị Thu Huyền, khi con trai 4 tuổi, bé làm quen với mọi việc nhưng hầu như chỉ nghịch cho vui. Ví dụ như mẹ nhặt rau cũng xông vào nhặt, lại còn rất thích giúp mẹ rửa bát, giặt đồ, phơi đồ… Nhưng nhặt 1 lúc là rau và gốc tùm lum, rửa bát thì ướt hết cả bộ áo quần… Vậy nhưng mẹ không hề thấy nản hay khó chịu, cáu gắt mà vẫn kiên trì, nhẹ nhàng chỉ bảo cho con nên lâu dần con đã hình thành được những kỹ năng làm việc nhà.
Nói về bí quyết thúc đẩy con, chị Huyền tiết lộ: “Mình tận dụng việc thích nói chuyện với mẹ của con để dẫn dắt con vào các việc nhà. Mình hay nói: “Một mình mẹ làm không kịp, sắp đến giờ ăn rồi, con có thể phụ mẹ nhặt rau không?”. Rồi khi nhặt rau, mẹ lại lân la nói chuyện, kiểu bâng quơ như: “Ơ cái rau này sao nhiều lá mà cái rau hôm bữa coi ti vi thấy ít lá”. Rồi nói chuyện rau này màu gì nè, màu đỏ tiếng Anh nói sao nè, rau này nhặt để làm gì nè… Hay rửa chén, lau nhà cũng vậy, mình cứ gợi mở cuộc nói chuyện để con không thấy nhàm chán khi làm việc. Lâu dần thành thói quen, con sẽ tự làm không cần mẹ bắt chuyện nữa”.
Con trai đã trở thành một trợ thủ đắc lực của mẹ.
Gia Hưng thường tự nguyện làm mọi việc mà không phải bị bắt ép.
Bí quyết của mẹ là nói chuyện khuyến khích con làm và đưa ra lời khen ngợi đúng cách.
Ngoài ra, chị Thu Huyền cũng rất khéo léo trong việc khen con để khiến con thấy thích thú hơn khi được ghi nhận công lao: “Trẻ con thích khen lắm, nhưng mình phải biết cách khen là vừa ghi nhận vừa khuyến khích. Ví dụ đến giờ ăn, mình thường bảo: “Ơ, rau này em nhặt nè, ăn ngon quá!”, “Bát này em rửa, sạch quá nè!”. Mình cũng cần phải dành một “khoảng trống” khi khen, để con biết cách cố gắng làm tốt hơn trong những lần sau. Ví dụ lỡ con rửa bát bẩn, mẹ cũng nói cái bát này con sót, quên rửa hay sao mà chưa sạch như mấy cái kia. Mình nói vậy để con biết những cái chưa đạt mà làm lại. Chứ nếu mẹ khen quá, bé lại không biết tiêu chuẩn mình cần đạt đến thế nào”.
Ngoài làm việc nhà, Gia Hưng cũng rất được mẹ chú trọng cho đi chơi, vận động ngoài trời nhiều.
Chàng trai lớp 1 chững chạc, rất ra dáng.
Đi siêu thị, Gia Hưng cũng sẽ tự xách giỏ để lựa những thứ cần thiết cho mình.
Cậu bé rất độc lập, tự tin.
Hiện tại, nhiệm vụ chính của bé Gia Hưng trong nhà là gấp, cất quần áo, vứt rác. Hôm nào chén bát ít thì con rửa, nếu nhiều thì mẹ rửa. Bé cũng đảm nhận việc dọn cơm (lấy chén đũa và xới cơm), tự soạn đồ đạc, cặp sách đi học. Ngoài ra, con còn giúp mẹ lau nhà, nhặt rau, rửa rau, vo gạo, rán nem, quấy trứng để mẹ rán… Tùy lúc thích hợp, con sẽ được mẹ phân công thêm các việc vừa sức với mình. Theo thời gian, bé sẽ được mẹ hướng dẫn, gợi mở thêm nhiều các công việc khác trong nhà.
Theo Helino
Những mẹo giặt đồ bạn nhất định phải nhớ nếu muốn quần áo đẹp bền lâu
Để kéo dài tuổi thọ của quần áo, tiết kiệm được một khoản không nhỏ thì dưới đây là các mẹo giúp bạn ngăn ngừa những sai lầm mỗi khi giặt đồ, giúp bảo vệ quần áo của bạn bền hơn
1. Kiểm tra, xử lí vết bẩn trước khi giặt quần áo.
Quần áo luôn luôn bị dính các vết bẩn, bạn nên kiểm tra trước khi giặt để xác định vết bẩn. Nếu bạn không có thời gian xử lí ngay vết bẩn, hãy đánh dấu bằng kẹp để trước khi giặt quần áo bạn có thể nhớ ra. Việc xử lí vết bẩn trước khi giặt giúp các chất bẩn không lây lan sang quần áo khác và quần áo được giặt sạch một cách hoàn toàn. Ví dụ như: vết bùn đất, vết mực cần được xử lí, làm sạch trước khi cho vào máy giặt.
2. Đọc nhãn chăm sóc vải.
Trừ khi bạn là một chuyên gia giặt là chuyên nghiệp bạn mới không cần đọc nhãn chăm sóc vải được gắn bên trong quần áo. Nhãn chăm sóc vải giúp cho bạn biết được quần áo cần được giặt ở chế độ nào, những điều cần tránh khi giặt quần áo. Nếu nó yêu cầu chỉ được giặt khô tức là quần áo loại này không được giặt với nước. Hay bạn có thể biết quần áo có thể giặt máy giặt hay bắt buộc phải giặt tay.
3. Luôn luôn phân loại trước khi giặt quần áo.
Khi bạn ném quần áo vào máy giặt, chúng sẽ đảo lộn tung với nhau. Bạn có muốn áo trắng của mình bị chuyển sang màu hồng không? Hay chiếc áo ngực bị khóa của áo khoác mắc vào kéo rách. Bạn nên phân loại đồ trước khi giặt sẽ giúp quần áo được bền màu mà không làm hư hại các sợi vải.
Một lợi ích khác của việc phân loại đồ là nếu sử dụng máy sấy, một số loại vải sẽ không chịu được nhiệt độ cao, trong khi những loại khác còn khá ẩm. Bạn cần phân loại trước khi giặt quần áo để có thể chọn được chế độ sấy phù hợp với các loại vải khác nhau.
4. Kéo khóa và đóng cẩn thận các cúc.
Nếu bạn không muốn nhìn tất cả mọi thứ được nối vào với nhau trong máy giặt, hãy nhớ kéo khóa và đóng cẩn thận các cúc trước khi giặt quần áo. Có một cách rất đơn giản, bạn chỉ cần lộn trái quần áo trước khi cho vào máy giặt. Các cúc và khóa sẽ ở phía trong của quần áo tránh trường hợp bị mặc nối lại với nhau. Ngoài ra việc lộn trái còn giúp bảo vệ màu của sợi vải, giúp quần áo được bền màu hơn.
5. Sử dụng túi lưới.
Một túi lưới có thể là người bạn tốt nhất của bạn để bảo vệ hàng may mặc tinh tế như đồ lót khi bạn giặt chúng. Ngoài ra việc giặt các đồ bé nhỏ cũng nên sử dụng túi lưới, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm những món đồ đó trong đống quần áo giặt .
6. Đừng quên nước xả vải.
Nước xả vải giúp làm mềm quần áo, giữ được hương thơm lâu hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm các vết sờn rách trên vải, giúp sợi vải thoáng khí và giữ dáng cho quần áo.
Bạn cũng có thể sử dụng giấm trắng chưng cất giúp làm mềm sợi vải và khử mùi cực kì hiểu quả.
Để bạn không cần phải sử dụng nhiều bột giặt làm cứng quần áo, có thể sử dụng thêm baking soda. Trước mỗi lần giặt quần áo, thay vì dùng 2 muỗng bột giặt, bạn có thể sử dụng 1 muỗng bột giặt với 1 muỗng baking soda sẽ đem lại kết quả như mong đợi.
7. Đừng quá tải máy giặt.
Cho tất cả quần áo vào máy giặt có vẻ như là một cách tiết kiệm thời gian nhất nhưng nó thật sự có hại cho quần áo của bạn. Nó có thể làm việc giặt quần áo không còn được sạch nữa hoặc cọ sát vào nhau quá nhiều cũng gây hại cho quần áo. Hãy giặt quần áo ở một lượng cho phép để máy giặt có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
8. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Đối với một số loại vải, nước nóng có thể gây co lại hoặc giãn ra. Bạn nên tìm hiểu cách sử dụng nhiệt độ chính xác với từng loại vải.
Nhiệt độ cực cao trong máy sấy cũng có thể gây hư hại cho sợi vải. Hãy tìm hiểu trên nhãn vải cẩn thận để chọn chu trình sấy phù hợp giúp việc giặt quần áo đạt kết quả tốt nhất.
9. Hãy cẩn thận với thuốc tẩy.
Thuốc tẩy Clo sẽ làm hỏng bất kì loại vải nào kể cả bông trắng nếu sử dụng quá nồng độ. Luôn luôn pha loãng thuốc tẩy Clo để đảm bảo đúng nồng độ không gây hại cho quần áo.
Các vết ố có thể xảy ra nếu thuốc tẩy vô tình bị bắn vào quần áo màu khác. Hãy đặc biệt cẩn thận nếu bạn đang sử dụng không gian giặt giũ với người khác.
Bạn hãy áp dụng các lưu ý trên để việc giặt quần áo được thực hiện đúng cách giúp quần áo được bền hơn. Nếu bạn không có nhiều thời gian hãy tìm đến dịch vụ giặt là tận nhà của chúng tôi để được phục vụ nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
Theo www.phunutoday.vn
Gửi chồng vô tâm: Không phải tiền, đây mới là 3 thứ em muốn có nhất khi làm vợ anh Đàn ông nếu nghĩ phụ nữ chỉ cần tiền thì các anh đã quá lầm tưởng rồi đó. Hơn cả tiền, đây mới là 3 thứ chúng tôi cần nhất ở các anh. Ảnh minh họa Sự sẻ chia, quan tâm Đàn bà dù mạnh mẽ, độc lập đến mấy cũng cần một bờ vai để tựa nương, cần một cây tùng cây...