Muốn chọn dưa lê già ngon ngọt, an toàn 100% chỉ cần nhìn chỗ này là CHUẨN NHẤT, đi chợ nhất định phải nhớ
Dưa lê là loại quả được ưa thích trong mùa hè bởi vị thơm, ngọt và tính mát. Bà nội trợ muốn mua được dưa lê ngon, ngọt và không hóa chất, hãy tham khảo mẹo chọn dưa lê dưới đây:
Dựa vào thời điểm để chọn dưa tươi ngon nhất:
Dưa lê ngon nhất ở thời điểm chính vụ, là khoảng thời gian từ đầu hè đến khoảng tháng 8, tháng 9. Ngoài ra, vào chính vụ, dưa lê thường ít bị phun thuốc trừ sâu hơn.
Đừng chọn mua dưa lê vào những ngày mưa hoặc sau những ngày vừa mưa xong, bởi gặp mưa, dưa lê thường rất nhạt. Mua dưa lê vào những ngày nắng nóng sẽ vô cùng ngon.
Nhìn núm dưa
Những quả dưa ngon sẽ có một phần lồi lên ở chỗ núm dưa. Theo những người trồng dưa thì quả nào mà có đặc điểm này thì chính là dưa ngọt, ngon và không bị nhiễm nhiều hóa chất như những quả khác.
Nhìn vẻ ngoài
Theo kinh nghiệm của những bà nội trợ “sành” ăn thì dưa lê ngon, ngọt là những quả tròn, đều, chắc, da cứng. Những quả dưa này bên ngoài thường không nhẵn nhụi mà có vài điểm sần sần ở phần phía dưới.
Không chỉ thế, bạn cũng nên chọn những quả dưa còn lành nguyên, đừng vì ham rẻ mà mua dưa bị nứt ở đầu hoặc núm dưa. Bởi những quả dưa này có thể sạch, không bị phun nhiều hóa chất nhưng nó lại bị bụi bẩn ngoài đường bám vào, không được vệ sinh cho lắm.
Vỏ dưa
Video đang HOT
Dưa lê bị nhiễm nhiều hóa chất thường có lớp vỏ bên ngoài có màu trắng tinh, nhìn tất thích mắt. Tuy nhiên, những người dân chuyên trồng dưa lê cho biết, bạn nên chọn quả nào có vỏ hơi ngả sang màu ngà sẽ ngọt và ít thuốc hơn.
Hơn nữa, những quả dưa lê vỏ trắng nhìn có vẻ còn non nhưng thực chất là được tiêm thuốc kích thích. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chọn loại dưa này nhé.
Mùi thơm
Dưa lê bình thường có mùi thơm nhè nhẹ, đặc trưng chứ không bị nồng. Tuy nhiên, nếu quả dưa nào mà mùi nồng lên, khó ngửi hoặc thậm chí khi bạn ngửi dưới đáy quả dưa vẫn chả thấy mùi gì thì đích thị là dưa bị ngâm tẩm “đẫy” hóa chất rồi, chớ dại mà mua về. Bởi, những quả dưa như vậy không chỉ chứa nhiều hóa chất mà còn rất nhạt, cùi dưa không giòn.
Lưu ý mua và sử dụng dưa lê an toàn:
Từ xưa đến nay, dưa lê vẫn bị người tiêu dùng “liệt” vào loại quả bị phun thuốc trừ sâu nhiều nhất. Vì vậy khi mua dưa lê và khi sử dụng dưa lê, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Mua dưa thời điểm chính vụ: Cần nhắc lại điều này bởi thông thường, khi dưa vào vụ dễ phát triển, người dân không cần sử dụng nhiều hóa chất kích thích hoặc thuốc trừ sâu, nguy cơ nhiễm hóa chất cũng giảm đi rất nhiều.
- Không nên mua những quả dưa lê có vết nứt, dù việc có vết nứt thường là dấu hiệu của quả dưa già, ngon, bởi những quả dưa bị nứt thường là “mồi” ngon hấp dẫn của các loại ruồi muỗi và côn trùng. Chúng cảm nhận được mùi thơm của dưa mà dễ bám vào phần vỏ nứt, gây nguy cơ lan truyền bệnh tật. Chưa kể, dưa thường bán ở ngoài đường ngoài chợ mà không được che chắn nên bụi bẩn dễ bám vào. Nhiều người chọn dưa cũng vô tình mang vi khuẩn từ tay dính vào dưa qua các vết nứt.
- Dưa lê mua về cần được rửa sạch dưới vòi nước chảy, tốt nhất là ngâm hoặc sục qua ozone để loại trừ tối đa độc tố. Tuyệt đối đừng ham rẻ mà mua những quả dưa nứt vỡ, mềm… vì nguy cơ với sức khỏe rất cao.
- Chọn vườn trồng dưa lê có uy tín, quy trình canh tác an toàn
Ngọc
Theo phunutoday.vn
Nghệ An : Nông dân mướt mồ hôi mót dưa lê chết rũ để bù lỗ
Mới bắt đầu vào kỳ thu hoạch nhưng hầu hết các ruộng dưa lê ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đều bị sâu bệnh đục khoét, cây chết rũ, quả héo giữa đồng. Vì xót của nên những người nông dân phải mót những quả dưa còn lành lặn để mong vớt vát một chút vốn liếng đã bỏ ra.
Người dân xã Diễn Kỷ mót từng quả dưa lê không bị sâu bệnh giữa trời nắng gắt - Ảnh: Quang Cường
Toàn huyện Diễn Châu có hơn 50ha dưa, chủ yếu được trồng ở các xã Diễn Kỷ, Diễn Kim, Diễn Thịnh, Diễn Lộc... Trong đó, xã Diễn Kỷ được xem như thủ phủ dưa lê ở huyện này. Cây dưa lê và một số giống dưa khác đã giúp nông dân xã Diễn Kỷ có thu nhập khá ổn định nhiều năm nay. Nhưng với vụ dưa lê hiện tại, hơn 80 hộ dân của xã xác định bị mất mùa ngay khi vào kỳ thu hoạch.
Xã Diến Kỷ chếm 70% diện tích trồng dưa lê của huyện Diễn Châu. Trong ảnh là những ruộng dưa lê vào kỳ thu hoạch nhưng bị sâu bệnh nên phần lớn bị hư hỏng
Theo những người trồng dưa ở đây, từ đầu kỳ thu hoạch, hàng chục héc ta dưa bị héo úa lá, thân cây khô dần. Quả dưa lê năm nay nhỏ hơn những năm trước, phần lớn bị sâu đục lỗ chỗ rồi héo và thối dần.
Ông Ngô Sỹ Minh (50 tuổi, ở thôn 2 xã Diễn Kỷ) cho biết gia đình ông có hơn 5 sào dưa lê nhưng không thể thu hoạch. Nguyên do cả 5 sào dưa đều bị sâu đục hư hỏng, thối rữa.
Quả dưa hỏng nên không thể bán, gia đình ông Minh đành bỏ lăn lóc ngoài ruộng, một số người dân nhặt về cho bò ăn. Còn ông Minh thì làm lại đất để gieo trồng vụ mới.
Cây dưa lê bị héo khô, quả bị sâu đục nên người dân không thu hoạch nằm lăn lóc trên ruộng
Bà Nguyễn Thị Do cho hay: "Sau khi gieo trồng thì cây vẫn phát triển bình thường, vẫn cho quả nhưng quả nhỏ hơn vụ trước. Đến khi gần thu hoạch thì cây bị héo rồi chết dần. Quả đã chín thì bị sâu đục khoét, quả non thì bị chết héo nên không ai ăn, cũng không bán được. Mặc dù vậy, vì xót của nên bà con vẫn ra đồng mót những quả đẹp mang về bán mong kiếm ít đồng bù vốn".
Một số người cố mót những quả dưa không bị sâu đục đem về bán
Ông Nguyễn Trọng Huyến, Chủ tịch UBND xã Diễn Kỷ cho biết dưa lê tại xã này chiếm đến 70% diện tích dưa lê toàn huyện. Năng suất bình quân dưa lê là 1 tấn/sào; với giá bán từ 12.000 - 15.000 đồng/kg tại ruộng, mỗi sào dưa cho thu nhập hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay do sâu bệnh nên nhiều hộ bị mất trắng, hộ nào may mắn thì cũng chỉ thu được 3-5 triệu đồng.
Vì xót của nên người dân mót dưa bị sâu đục về bán nhưng cũng rất ít người mua mặc dù giá rẻ
Ông Lê Thế Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Diễn Châu cho biết việc sâu bệnh phát sinh trên dưa lê năm nào cũng có nhưng chủ yếu ở cuối vụ. Riêng năm nay sâu bệnh phát sinh sớm hơn và diễn ra trên diện rộng.
Cũng theo ông Hiếu, do cây dưa lê có nhiều sâu bệnh, cộng với việc lúc sinh trưởng bị sương mai làm lá cây không thể quang hợp nên chết dần. Phòng NN-PTNT huyện Diễn Châu đã khuyến nghị bà con luân canh cây trồng để hạn chế sâu bệnh. Khi trồng mới cần xới đất, xử lý vôi, nấm đối kháng... để đảm bảo dưa trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Bài, ảnh: Quang Cường
Theo motthegioi
6 loại trái cây nên hạn chế ăn ngày nắng nóng Một số loại trái cây phổ biến như xoài, nhãn, vải... có thể làm tăng thân nhiệt, gây mất nước, làm trầm trọng các triệu chứng suy nhược của cơ thể khi thời tiết nắng nóng. Xoài: Đây là trái cây trong nhóm thực phẩm lợi tiểu, vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh ăn nhiều xoài trong thời tiết nắng nóng. Ăn...