Muốn bé tự chơi, mẹ thảnh thơi dịp nghỉ hè thì bạn nhớ sắm ngay những món đồ chơi sau
Tháng 6, bé bắt đầu được nghỉ hè nhưng bố mẹ thì vẫn bận “trăm công nghìn việc”. Thay vì để bé tự chơi với điện thoại, máy tính bảng, mẹ hãy chọn cho bé những món đồ chơi an toàn, thú vị hơn mà vẫn có thể làm bé mê mẩn cả ngày.
1: Bể bơi phao
Nếu nhà bạn có sân vườn hoặc sân thượng thì 1 chiếc bể bơi phao sẽ là góc vui chơi lý tưởng dành cho bé.
Biến bữa ăn gia đình ấm cúng lại giòn giã tiếng cười bằng mẹo thiết kế dây đồ ăn băng chuyền từ đồ chơi xe lửa cực đơn giản Đọc ngay
Bể bơi mát mẻ, rộng rãi vừa là cách giải nhiệt lý tưởng, vừa phù hợp với những gia đình có nhiều trẻ nhỏ. Mẹ có thể thả thêm set vịt đồ chơi, bóng nhựa vào bể bơi phao, chuẩn bị thêm ít đồ ăn vặt bên cạnh và để các bé tự do vui chơi trong không gian riêng của mình.
Trên thị trường hiện tại có nhiều loại bể bơi phao với kích cỡ đa dạng, chiều dài từ 1,2 – 2,4m, chiều cao từ 2-3 tầng, thích hợp với trẻ ở độ tuổi tiểu học trở xuống. Mẹ nên chọn cho bé những loại bể bơi được làm từ nhựa PVC an toàn, đồng thời sắm sẵn 1 chiếc máy bơm hơi tự động hoặc bơm tay (thường bán kèm bể bơi phao) để “xây bể bơi” cho bé nhanh hơn.
Bể bơi phao Bestway – Giá: 220.000 đồng/size 122×25cm.
Bể bơi phao 3 tầng Intex – Giá: 198.000 đồng/size 114×25cm.
2: Bộ ghép hình Lego
Với bộ ghép hình Lego đa màu sắc, lắp ghép được đủ mọi hình dạng khác nhau, bé có thể mê mẩn chơi cả ngày mà không hề biết chán. Tuy nhiên, do bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với các mảnh Lego nên mẹ cần “note” 1 vài lưu ý nhỏ trước khi mua cho bé.
Với bé từ 1-3 tuổi, mẹ nên mua bộ Lego có miếng xếp cỡ lớn, vừa dễ cầm, dễ tháo lắp và vừa an toàn hơn khi bé không thể nuốt được. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể mua dòng Lego Classic, Lego City để bé có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo khi lắp ghép các mô hình.
Video đang HOT
Mẹ có thể tham khảo bộ Lego CityCuộc Truy Đuổi Vượt Địa Hình cho bé trai với giá khoảng 759 nghìn đồng.
Hoặc bộ Lego Friends Tiệm Café Nghệ Thuật dành cho bé gái với giá khoảng 739 nghìn đồng.
3: Đất nặn, bột nặn
Giống như bộ ghép hình Lego, đất nặn hay bột nặn là món đồ chơi giúp kích thích óc sáng tạo cho bé, đồng thời khiến bé tự chơi cả ngày mà chẳng cần đến điện thoại hay máy tính bảng. Tất nhiên, mẹ cũng cần chọn những loại đất nặn từ thương hiệu uy tín, được làm từ thành phần an toàn để yên tâm hơn khi cho bé sử dụng.
Một số thương hiệu đất nặn an toàn cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo gồm có: Play-Doh, Tutti Fruitti, Gincho, Let’s, một bộ có giá từ 130.000 – 500.000 đồng tùy kích cỡ và chủ đề.
4: Sách tô màu
Thật dễ hiểu vì sao các khu vui chơi đều có riêng 1 góc tô màu, tô tượng cho các bé, vì bé hiếu động là thế nhưng có thể ngồi yên 1 chỗ cả tiếng đồng hồ để tập trung hoàn thành “tác phẩm nghệ thuật”. Với 1 cuốn sách tranh đầy ắp hình ảnh cộng thêm 1 hộp bút màu, bé sẽ tha hồ phát triển tâm hồn nghệ thuật từ ngày này qua ngày khác.
Mẹ có thể mua sách tô màu cho bé trên chợ mạng hoặc tại các nhà sách với giá từ 80.000 đồng/set khoảng 6-10 cuốn, hoặc mua lẻ từng cuốn với giá rẻ hơn.
5: Set đồ cắt dán thủ công
Không chỉ giúp bé rèn luyện sự kiên nhẫn và khéo léo, món đồ chơi này còn giúp bé phát huy trí tưởng tượng nữa đấy. Bé có thể trổ tài cắt dán theo hình in sẵn hoặc sáng tạo hình thú mới tùy thích. Mẹ có thể động viên bé bằng cách nhờ bé “trổ tài” sáng tác tranh treo tường, làm vương miện và các loại trang sức bằng giấy. Bé sẽ cực hào hứng và tập trung “hết sức lực” vào công cuộc cắt dán cho mà xem.
Mẹ có thể mua bộ cắt dán ở các siêu thị, nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm hoặc mua online cho tiện. Một bộ cắt dán có giá cực rẻ, chỉ từ 29 – 65 nghìn đồng/set đã bao gồm kéo và giấy . Mẹ chỉ cần mua thêm keo dán hoặc băng dính là xong.
6: Bộ đồ tự làm vòng, hoa tai
Với các bé gái thì việc được tự mình tạo ra những món trang sức bắt mắt, sặc sỡ là điều thú vị hơn hết thảy. Trò chơi này vừa rèn cho bé tính kiên nhẫn, vừa có thành quả “dùng được ngay”. Sau khi bé hoàn thành, mẹ và bố có thể xung phong làm người mẫu đeo trang sức. Chắc chắn bé sẽ tự hào lắm cho mà xem!
Một bộ xâu vòng hạt cườm cho bé hiện được bán rộng rãi ở các nhà sách, cửa hàng đồ chơi và các shop online. Sản phẩm này có giá chỉ từ 15-20 nghìn đồng/hộp nhỏ và từ 65 – 159 nghìn đồng/hộp lớn.
Bỏ lương nghìn đô về quê làm mộc, nữ 9x khởi nghiệp từ góc chuồng gà
Từng là quản lý thiết kế cho một tập đoàn xây dựng có tiếng ở Hà Nội, chị Nguyễn Hảo bất ngờ rẽ hướng, xin nghỉ việc để về quê làm mộc.
Viết tiếp những giấc mơ
Chị Nguyễn Hảo (Đan Phượng, Hà Nội) từng là quản lý thiết kế cho tập đoàn xây dựng có tiếng ở Hà Nội, một công việc mà nhiều người ước mơ. Nhưng với chị, 5 năm đi làm là chuỗi ngày dài stress, áp lực và không cảm thấy niềm vui. Càng lúc như thế, chị hay nhớ về những ngày xưa cũ, cùng phụ bố làm mộc, đóng đồ. Nhưng quyết định ra đi hay ở lại với chị Hảo luôn là bài toàn khó. Bởi đằng sau lưng chị không chỉ có sự nghiệp mà còn là gánh nặng áo cơm và tương lai của con trẻ.
"Ngày trước, khi chưa có con, tôi tự do hơn, thích gì là làm đó, không đắn đo nhiều nhưng giờ thì phải có trách nhiệm. Bởi tôi cũng sợ công việc mới bấp bênh, cuộc sống gia đình xáo trộn, sợ không đủ lo cho con, sợ ảnh hưởng đến tương lai, nói chung là sợ đủ thứ. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn quyết định nghỉ, một phần là cho mình, còn phần hơn là nghĩ cho bố vì quỹ thời gian của ông không còn nhiều" - chị nói.
Chị Hảo đang khởi nghiệp với nghề làm đồ chơi bằng gỗ cho trẻ em
Chị Hảo tâm sự, trước đây, gia đình chị rất nghèo đã thế lại đông con, đồ ăn chẳng có nữa là đồ chơi. Nhưng trẻ con trong xóm ai nấy cũng đều ghen tỵ với chị, bởi nhà chị luôn có những món đồ đặc biệt như xe cút kít, con quay, ô tô bằng gỗ do bố tự làm. Chính bởi thế, ngay từ nhỏ, chị Hảo đã có niềm yêu thích đặc biệt với gỗ, với nghề mộc.
"Bố tôi vốn là người thợ mộc giỏi trong làng, đồ đạc, giường tủ của mọi người đều do bố tôi đóng. Nhưng cách đây 12 năm, qua một cơn tai biến, bố tôi phải bỏ lại tất cả để dưỡng bệnh, đồng nghĩa với việc nghề mộc cũng chẳng còn" - chị kể.
Nữ 9x Hà Nội từ chối công việc lương nghìn đô mỗi tháng để về quê mở xưởng, làm mộc
Là một người tinh ý, chị Hảo hiểu rằng, trong thâm tâm của bố vẫn luôn mong ngóng một ngày được nghe tiếng bào, tiếng cưa gỗ trở lại. Thế nên, trong suốt những năm tháng trưởng thành, giấc mơ hoàn thành tâm nguyện của bố mãi theo chị.
Và thời gian nghỉ dịch Covid-19 chính là bước ngoặt khiến chị mạnh dạn thay đổi. Chị chọn cách nghỉ việc, về quê khởi nghiệp bằng nghề mộc gia truyền.
"Đây không phải là quyết định tự phát mà nó đã nhen nhóm trong tôi từ lâu. Bởi hồi còn là sinh viên, tôi luôn mong ước sẽ chế tạo ra nhiều đồ chơi gỗ cho em thành phố, thứ nguyên liệu thân thiện và bền vững với môi trường".
Lý giải về ý tưởng làm đồ chơi bằng gỗ, chị Hảo cho hay, ngày trước, chị hay đi thiện nguyện, chị nhận thấy, trong ánh mắt trẻ con vùng cao, đồ chơi của chúng rất đơn giản. Đôi khi chỉ với 1 miếng gỗ nhỏ cũng khiến bọn trẻ vui cả ngày. Và đó luôn là động lực thôi thúc chị tạo ra những sản phẩm mang nguồn cảm hứng hạnh phúc về cho trẻ em thành thị.
Khởi nghiệp từ góc chuồng gà
Chị Hảo cho biết, những ngày đầu làm mộc với chị thực sự gian nan vì chị chẳng biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Ngày xưa bố chị làm mộc thì toàn dùng dụng cụ thô sơ nên ông cũng chẳng rành về máy móc để mà tư vấn. Thế nên, hàng ngày, chị đều lên mạng tự học, tham gia vào các hội nhóm làm mộc, trao đổi kiến thức với người đi trước.
"Nhiều lúc nghĩ lại vẫn buồn cười, bởi tôi mua cái gì cũng lên mạng hỏi, làm gì cũng hỏi, hỏi những thứ mà dường như ai cũng biết. Nhưng được cái, mọi người ai cũng nhiệt tình chỉ bảo. Thế rồi, tôi bắt đầu đi sắm máy, nhặt gỗ về làm, làm sai thì làm lại, cứ thế cho đến khi nào quen tay" - chị nhớ lại.
Theo chị Hảo, khó khăn lớn nhất mà chị gặp phải trong những ngày đầu làm mộc là thể lực kém
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà chị gặp phải trong những ngày đầu làm mộc là thể lực kém. Nhiều khi khúc gỗ to, chị không thể bê nổi hay máy móc nặng cũng khiến chị chật vật cả tiếng đồng hồ.
"Nhưng nhìn chung, tôi thấy 2 công việc trước kia và hiện tại tương hỗ cho nhau rất nhiều. Nghề kiến trúc hay làm mộc đều là sự kết hợp khéo léo giữa khoa học, nghệ thuật và kỹ thuật. Ví dụ như thay vì vẽ nhà cửa, cảnh quan thì mình vẽ sản phẩm, tìm ý, phối màu cho đồ chơi" - chị Hảo chia sẻ.
Những sản phẩm sáng tạo từ gỗ, thân thiện với môi trường
Theo chị đánh giá, cái khó khi làm đồ chơi bằng gỗ là luôn phải sáng tạo, bởi nó không có khuôn mẫu hay chuẩn mực nhất định. Thế nên, từ khâu lên ý tưởng, lựa gỗ, đóng đồ đều do một tay chị đảm nhiệm. Thi thoảng, chị nhờ bố phụ giúp vài việc để ông cảm thấy vui.
"Từ ngày bố tôi được trở lại làm mộc, ông vui lắm, ông còn tự tay lát gạch làm nền ở xưởng cho tôi. Nói là xưởng nhưng thực chất là phần đất trống ở phía cạnh chuồng gà" - chị thật thà nói.
Dưới bàn tay tài hoa của nữ thợ mộc, những miếng gỗ thừa trở thành sản phẩm vạn người mê
Để tiết kiệm chi phí, chị còn tận dụng các mảnh gỗ thừa để tái chế sản phẩm. "Làng tôi phải có tới 4 - 5 nhà làm mộc nên lượng gỗ thừa, gỗ thải là tương đối lớn. Trong khi đó, đồ chơi tôi sản xuất có thể sử dụng đa dạng các loại vật liệu nên tôi tận dụng luôn".
Nhờ giảm được chi phí đầu vào, mà mỗi ngày chị Hảo thu về 500.000 - 600.000 nghìn đồng tiền bán đồ chơi từ gỗ. Các sản phẩm chủ yếu sẽ được tiếp cận theo hình thức bán hàng qua mạng và kênh thương mại điện tử. Theo tiết lộ, sắp tới, chị dự định sẽ mở rộng mô hình sản xuất để bố chị có thể tham gia nhiều hơn vào công việc.
Máy chiếu giá rẻ... như đồ chơi Máy chiếu giá rẻ vừa xuất hiện đã nhanh chóng thu hút nhiều người tò mò muốn trải nghiệm xem bóng đá, xem phim... thay cho tivi. Có giá bán chỉ từ 3-5 triệu đồng, nhiều sản phẩm máy chiếu trên thị trường hiện nay được giới thiệu sở hữu các thông số kỹ thuật đỉnh cao, đặc biệt là sử dụng màn...