Mực in và nỗi lo về hàng loạt hóa chất độc hại gây bệnh nguy hiểm
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, mực in đứng thứ 2 sau công nghiệp hóa chất về độ độc hại, cháy nổ, ô nhiễm không khí, môi trường…
Ngành công nghiệp in vẫn tồn tại nhiều hóa chất độc hại
Báo Tiền phong dẫn thông tin từ Ths.Vũ Thị Hương, Trưởng phòng Trung tâm ứng phó sự cố và an toàn hóa chất Bộ Công Thương, cùng với ngành sơn thì mực in cũng đang tăng trưởng rất lớn.
Tuy nhiên, bà Hương cho rằng, bất lợi với ngành này nguyên liệu nhập khẩu tới 70% trong đó 85% máy móc đều từ nước ngoài dẫn tới việc thiếu sự liên kết, hợp tác, thiếu hệ thống tiêu chuẩn thống nhất và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Hoạt động quản lý chất lượng thiếu tính hiệu lực, chưa phù hợp với ngành khiến hiệu quả kém.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Lạc Huyền, Chủ tịch Hiệp hội sơn, mực in Việt Nam cho biết: “Do ngành vẫn chưa quản lý được nguyên liệu đầu vào nên nhiều hóa chất độc hại, nguy hiểm có khuyến cáo của quốc tế vẫn tồn tại ở Việt Nam, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Sự quan tâm đến sức khỏe của công nhân, cộng đồng cũng chưa được tốt. Cụ thể là trong vụ cháy nhà máy Rạng Đông (Hà Nội) đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe cộng đồng”.
Ngành công nghiệp in ấn đang ngày càng phát triển nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại do hóa chất độc hại. Ảnh minh họa
Thừa nhận vấn đề khó khăn trong giá bán đối với những sản phẩm an toàn là điều “đau đầu” của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng phòng phát triển công nghiệp hóa chất, Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cũng khẳng định, Luật Hóa chất đã ban hành danh mục các loại hóa chất độc hại trong sản xuất.
Theo đại diện Bộ Công Thương, sản xuất sản phẩm an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường là một xu hướng tất yếu trong ngành công nghiệp mực in. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các quy định kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chì, VOC… trong ngành này. Tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng bắt đầu ý thức hơn về trách nhiệm xã hội, kiểm soát chất lượng sản phẩm, chặn mối nguy hại cho người sử dụng, người thi công cũng như giảm tác hại với môi trường.
Trong ngành in ấn có nhiều loại hóa chất khác nhau trong đó với công nghiệp in thường là những hỗn hợp hóa chất chứ không hoàn toàn là 1 loại hóa chất. Bởi vậy, có khá nhiều trong số những hóa chất này là các công thức đã được chuẩn bị độc quyền cùng với thành phần không phải lúc nào cũng đều dán tem mác đầy đủ trên các thùng chứa ngay từ lúc đầu.
Những loại hóa chất trong ngành công nghiệp in
Nói tới ngành công nghiệp in ấn các chuyên gia hóa học cho biết, có hàng loạt các loại hóa chất tiềm ẩn bên trong gây tác hại không ngờ tới sức khỏe con người. Dưới đây là những hóa chất điển hình nhất:
Video đang HOT
Với bất kỳ yếu tố axit nào cũng đều đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình khắc, in, tái tạo ra hình ảnh. Khắc cũng chính là một trong những phương pháp in khá phổ biến bắng việc sử dụng axit mạnh hoặc chất gắn màu để có thể cắt ở trên bề mặt. Một loại chất như axit nitric có thể giúp cho quá trình tạo ra một loại sản phẩm khắc ở trên bề mặt của kim loại.
Loại hóa chất này khá quan trọng giúp thúc đẩy phát triền nền công nghiệp in ấn, bên cạnh đó với hóa chất này góp tạo ra những giải pháp trong quá trình sửa chữa của ngành in. Trong quá trình làm việc với hóa chất hydroquinone thì chúng có khả năng kết hợp với hóa chất khác tạo ra sản phẩm phụ, sản phẩm phụ sẽ giúp tạo ra dung dịch muối với tính axit, bởi vậy muối này sẽ gây ra kích ứng mắt và ảnh hưởng tới viêm da.
Tiền Polimer Hóa Isocyanate:
Hóa chất này có liên quan tới quá trình cán keo trong công nghiệp in ấn. Isocyanate được sử dụng để liên kết các loại in ấn lại với nhau, tuy nhiên cũng có thể gây ra kích thích hô hấp và ảnh hưởng đến phổi và bệnh hen suyễn. Bởi vậy, Khi một cá nhân làm việc với hóa chất cần hiểu được mối nguy hiểm của chúng, và hóa chất cũng cần được chăm sóc đúng cách trong quá trình xử lý để tránh những ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe.
Hóa chất Methacrylate
Cũng tương tự với những hóa chất độc hại khác, tác dụng khi tiếp xúc với methacrylate cần được hết sức chú ý, trong suốt quá trình in ấn thì hóa chất luôn có phản ứng sẽ gây ra ăn mòn da, mắt và ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc nếu vô tình tiếp xúc phải chúng.
Hóa chất Axit Sunfuric
Hóa chất này là một trong những loại hóa chất được sử dụng trong quá trình in ấn để đặt thêm điểm nhấn khá đặc biệt. Nhất là trong quá trình in ấn như việc khắc ở trên bề mặt sản phẩm, nhưng nếu không tuân thủ đúng với biện pháp có sự an toàn phù hợp thì sẽ gây ra tai nạn không đáng tiếc. Khi sử dụng hóa chất axit sunfuric thì có thể gây ra rộp, bỏng da và làm tổn thương tới mắt.
Hóa chất Ammonium:
Loại hóa chất này được áp dụng khá nhiều trong quá trình in khác nhau. Đơn giản như trong quá trình in thạch bản, tạo ra khuôn in, in trục ống đồng và khắc ở trên bản kẽm. Hóa chất Ammonium đều có khả năng ăn mòn khá mạnh, nếu sử dụng lâu dài thì có thể gây ra nhiều vết loét sâu và nặng hơn gây ra nguy cơ ung thư.
Hóa chất Ketone
Với phương pháp in thạch, in Flexo, trục đồng là một rong những quy trình sử dụng Ketone, đây là một trong những hóa chất in cơ bản có nhiều công dụng nhất. Nhưng nếu không cẩn thận khi sử dụng thì ketone có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương và gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác về da.
Hóa chất Methyl Ethyl Ketone
Chất liệu này có trong in kỹ thuật số có thể gây ra rối loạn nhịp tim cho con người khi sử dụng, và hơn thế nữa loại hóa chất này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến gan và thận khi phải tiếp xúc lâu dài.
Hóa chất Peclorat
Quá trình in Flexo sử dụng hợp chất này để cho phép quá trình tiếp tục thực hiện. Hơn nữa, chất này cũng được tìm thấy trong mực in trên các loại màn. Công nhân có thể dễ dàng tiếp xúc da với hóa chất nếu họ không sử dụng bảo hộ thích hợp.
Hóa chất Natri Hypoclorit
Hóa chất này hoạt động như chất kiềm mạnh để làm sạch bản in. Vì vậy khi sử dụng natri hypoclorit không an toàn có thể ăn mòn da, mắt và màng nhầy. Hợp chất này cũng gây chóng mặt và buồn ngủ khi tiếp xúc nhẹ. Tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
An Dương (T/h)
Theo vietq
Chúng ta đang vô tư tiếp xúc với các loại hóa chất gây vô sinh và ung thư cao gấp 44 lần mà không hề hay biết!
Trong thời đại phát triển ngày nay, việc con người tiếp xúc ngày càng nhiều với các loại hóa chất gây rối loạn nội tiết tố là điều không thể tránh khỏi. Thủ phạm gây ra ung thư hay vô sinh có thể tiềm ẩn ở khắp nơi xung quanh chúng ta.
Patricia Hunt - một nhà nghiên cứu tại Đại học bang Washington, người đầu tiên phát hiện ra rằng BPA, một chất độc nguy hiểm tồn tại trong nhựa, có thể gây ung thư và các bệnh rối loạn khác, hiện cô đang không ngừng nghiên cứu và phát triển một phương pháp đo lường chính xác hơn.
Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, Tiến sĩ Hunt tiết lộ rằng giới hạn BPA "an toàn" do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định là cực kỳ thiếu sót. " Trên thực tế, lượng BPA có trong đồ nhựa cao hơn 44 lần so với những gì tôi cho là an toàn".
" Nghiên cứu này đặt ra cho tôi những lo ngại nghiêm trọng về việc liệu chúng ta đã đủ cẩn trọng khi sử dụng loại hóa chất này hay chưa", Tiến sĩ Hunt phát biểu trên tờ Dailymail.
Những kết luận mà các cơ quan liên bang đã đưa ra về giới hạn an toàn của BPA có thể dựa trên các phép đo chưa chính xác. Mọi người đang tiếp xúc với hóa chất độc hại được gắn mác "an toàn" liều thấp, dù ít nhưng chúng có thể tích tụ dần dần, đến lúc phát bệnh thì không ai ngờ được.
Hiện tại, phương pháp sử dụng BPA của FDA đang bị lên án gay gắt bởi cô và cộng đồng các nhà khoa học. Kể từ năm 2012 thì FDA đã sửa đổi luật về việc cấm sử dụng BPA trong bình sữa và ly tách cho trẻ em. BPA là chất làm gián đoạn việc sản xuất trứng, tinh trùng và gây biến đổi nhiễm sắc thể nam và nữ. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh hay thậm chí là gây biến đổi giới tính.
" Tuy việc đo lường mức độ phơi nhiễm BPA trên con người thật sự khó khăn, nhưng bây giờ tôi đang phát triển một cách mới để kiểm tra xem có bao nhiêu người vẫn tiếp xúc với BPA mỗi ngày", cô Hunt quan ngại.
Theo Tiến sĩ Hunt và các đồng nghiệp của cô, hầu hết các nghiên cứu đo lượng BPA trong nước tiểu của con người đều được thực hiện bằng cách đó là: Đưa chất chuyển hóa BPA - các hợp chất được tạo ra khi hóa chất đi qua cơ thể, vào dung dịch enzyme được cho là biến các hợp chất trở lại chính BPA.
Đây là một biện pháp "gián tiếp", theo nghiên cứu, được công bố trên tạp chí The Lancet Dzheim and Endocrinology.
Thay vào đó, cô và nhóm nghiên cứu của mình đã nghĩ ra một cách "trực tiếp" để tự đánh giá các chất chuyển hóa. Không chỉ thấy rõ được sự chênh lệch giữa biện pháp "gián tiếp" và "trực tiếp", phương pháp đo lường mới còn chỉ ra lương BPA có trong đồ nhựa cao hơn đến 44 lần so với những gì được công bố trước đó.
" Tôi hy vọng nghiên cứu về phương pháp đo BPA mới này sẽ được chú ý nhiều hơn, mong các chuyên gia và các phòng thí nghiệm khác sẽ xem xét kỹ hơn và đánh giá khách quan những gì đang xảy ra với chính chung ta", tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Roy Gerona phát biểu.
Nguồn: Dailymail/Helino
Ung thư do hóa chất độc hại trong nhà Nhiều trẻ em tại Trung Quốc mắc bệnh ung thư máu sau một thời gian dài sống chung với hóa chất độc hại có trong đồ nội thất. Một phòng bệnh tại khoa Ung thư Nhi, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên, có từ hai đến ba bệnh nhân. Đồ chơi nằm rải rác, thỉnh thoảng vang lên tiếng tivi hoặc tiếng...