Mùa thu uống 2 loại nước, ăn 3 loại thực phẩm và làm 4 việc để tiêu diệt bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh
Mùa thu là mùa dễ mắc bệnh. Không chỉ là do mùa thu khô nên dẫn đến viêm họng, viêm mũi, mà còn bị cảm lạnh, bệnh đường tiêu hóa, và các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe trong mùa thu vô cùng quan trọng.
Sự xuất hiện các loại bệnh trong mùa thu, ngoài nguyên nhân về thời tiết, còn có liên quan rất lớn đến thói quen ăn uống trong mùa thu. Vậy vào mùa thu, con người cần phải bảo vệ sức khỏe như thế nào? Bảo vệ sức khỏe vào mua thu, chuyên gia kiến nghị uống 2 loại nước, ăn 3 loại thực phẩm trắng và làm 4 việc sau đây.
Uống hai loại nước
1. Nước quả câu kỷ tử
Dùng câu kỷ ngâm trong cốc giữ nhiệt, uống hàng ngày giúp bổ thận, nuôi dưỡng gan, cải thiện thị lực, nuôi dưỡng máu và làm dịu các dây thần kinh.
2. Trà hoa nhài
Hoa nhài, màu trắng đi vào phổi, hương thơm vào lá lách, có tác dụng giải nhiệt, rất có hiệu quả trong việc chống viêm. Dùng hoa nhài ngâm với nước uống, có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt. Hơn nữa trà hoa nhài có nhiều polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn và bảo vệ các tế bào của bạn chống lại các gốc tự do, đồng thời giúp bảo vệ cơ thể và chống lại bệnh tim.
Ăn 3 thực phẩm màu trắng
1. Củ sen trắng
Vào mùa thu nên ăn nhiều củ sen trắng, có thể giúp dưỡng âm giải nhiệt, giảm cơn khát, có tác dụng làm sạch tim và an thần. Đối với người cao tuổi, ăn củ sen trắng có tác dụng tốt để nuôi dưỡng dạ dày.
Củ sen trắng còn có thể giải nhiệt, sạch phổi, mát máu. Nếu củ sen tươi ép thành nước, có công hiệu tốt hơn. Củ sen nấu, cũng rất tốt cho lá lách và dạ dày, giúp an thần, làm khỏe tim, và kéo dài tuổi thọ.
Video đang HOT
2. Khoai mỡ
Các chất dinh dưỡng có trong khoai mỡ rất đa dạng, chúng rất giàu protein và chứa các khoáng chất như kali và magiê, có thể nuôi dưỡng cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch. Tiêu thụ khoai mỡ thường xuyên, có thể điều tiết viêm khí quản mãn tính, đau thắt ngực… Thời tiết mùa thu dễ làm tổn thương phổi, gây thiếu hụt âm, xuất hiện tình trạng khô miệng, khô họng, ho khan và các bệnh khác, rất phù hợp để ăn khoai mỡ.
3. Củ cải trắng
Sau khi bắt đầu mùa thu, thời tiết trở nên khô hanh, khô làm tổn thương phổi dễ nhất. Lúc này, ăn củ cải trắng, rất có lợi đối với sức khỏe của phổi. Củ cải trắng với vị hơi cay, có thể loại bỏ nhiệt, tiêu đờm, giảm ho. Ngoài ra, củ cải trắng, giàu vitamin C và vitamin A, có thể đóng vai trò chống oxy hóa.
Ăn củ cải trắng rất có lợi đối với sức khỏe của phổi.
Làm 4 việc sau đây
1. Có chế độ ăn uống thanh đạm
Chế độ ăn vào đầu mùa thu nên thanh đạm và mềm, dễ tiêu hóa, ăn ít các loại thực phẩm nhiều dầu, cay nóng. Chế độ ăn uống thanh đạm có thể giải nhiệt, phòng trúng gió, còn tăng cảm giác ăn ngon miệng. Ăn nhiều các loại rau quả tươi không chỉ để đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết mà còn để ngăn ngừa cảm nắng trong ánh nắng gắt cuối thu.
Ngoài ra, ăn ít các loại thực phẩm lạnh sẽ không gây hại cho cơ thể. Bạn cũng có thể ăn một ít giấm, không chỉ có thể kích thích sự thèm ăn, mà còn ức chế và tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột.
2. Chú ý chuyện tắm rửa
Vào mùa thu, mọi người không nên tắm quá thường xuyên, bằng không tấy dễ gây ngứa do da khô.
Đầu mùa thu thời tiết thường nóng ẩm, mọi người dễ đổ mồ hôi, việc vệ sinh da rất quan trọng để bảo vệ da. Tuy nhiên, vào mùa thu, mọi người không nên tắm quá thường xuyên, bằng không rất dễ gây ngứa do da khô.
Tắm không nên sử dụng xà phòng có tính kiềm, bề mặt da của cơ thể tương ứng với phổi, mùa thu khô nếu làm tổn thương da, cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
Vào mùa thu, sử dụng nước nóng để ngâm chân trước khi đi ngủ, để bạn có thể làm ấm cơ thể và giúp bạn có sức khỏe. Y học Trung Quốc cho rằng, mối quan hệ giữa bàn chân và các cơ quan nội tạng của cơ thể là rất gần. Do đó, vào mùa thu, ngâm chân có thể điều hòa các chức năng của các cơ quan nội tạng, giúp cơ thể ngủ ngon. Sau khi ngâm chân, giữ ấm đôi chân có thể bảo vệ thận.
4. Mùa thu ngủ tăng thêm 1 tiếng
Hầu hết cơ thể của mọi người trong mùa thu rất mệt mỏi. Do đó, chúng ta phải đảm bảo ngủ đủ giấc, tốt nhất là tăng giấc ngủ thêm 1 tiếng mỗi ngày, bằng cách này, chúng ta có thể giữ tinh thần, đồng thời cũng là tiết kiệm năng lượng trước mùa đông giá lạnh.
Nguồn: Aboluowang/Helino
Lương y bày cách đơn giản giảm đau xương khớp tại nhà
Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu, nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi mà hiện nhiều người trẻ cũng bị. Trong đông y có nhiều bài thuốc đơn gian để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu.
do nhiều nguyên nhân. Bệnh do phong kết hợp với thấp, phong kết hợp với hàn làm trở trệ lưu thông của khí huyết, làm co cơ, kinh mạch không thông dẫn tới đau. Trong đông y có câu "thống bất thông, thông bất thống" (không thông thì sinh đau). Các bệnh xương khớp gia tăng dẫn tới các triệu chứng đau lưng hông, vai gáy...
Triệu chứng đau mỏi có kèm theo chẩn đoán bằng hình ảnh có thoái hóa đốt sống. Thoái hóa này hiện trẻ hóa ở những người làm việc ở văn phòng, ngồi điều hòa...
Có những vị thuốc dân gian giảm đau hiệu quả như:
Dây đau xương:
Dây đau xương có thể giúp giảm đau tê nhức xương khớp
Đun lên uống ngày 15 - 20gr. Mỗi lần sắc cho vào 500ml đun sôi kĩ còn 200 ml nước thì chắt ra uống. Đổ nước sắc như vậy 3 lần. Liều lượng người lớn 20 - 30gr/ ngày. Có những người bị tê nhức bắp chân hoặc ống chân thì vừa uống dây đau xương kết hợp với lấy đun nước toàn cây lá lốt để ngâm chân trước khi đi ngủ.
Ngải cứu rang muối nóng:
Đau lưng có thể dùng ngải cứu rang muối nóng rồi bọc vải chườm vào vị trí đau. Lưu ý là tránh chườm vào những vị trí bị bong da, các vết loét, mụn nhọt, có tổn thương ở ngoài da.
Cẩu tích ( còn gọi là cây lông cu li): Dùng phần củ của cẩu tích 20 - 30 gr khô kết hợp với cỏ ngọt 5gr. Đổ nước 500 ml đun sôi kĩ lấy 200ml nước rồi chắt ra uống. Sắc như vậy 3 lần uống trên ngày.
Phần củ cây lông cu li rất tốt cho các bệnh xương khớp
Khi cơ thể có một bộ phận nào yếu thì dẫn tới chính khí hư suy, tà khí thừa cơ xâm phạm. Như vậy cần phải phù chính khu tà để nâng sức đề kháng của con người chống lại bệnh tật , không tấn công vào được. Mục đích trong đông y chữa xương khớp là khu phong trừ thấp. Các vị này đều có tác dụng trừ thấp vì thế mà có tác dụng giảm đau. Cơ thể nếu có phong nhiều thì phải kết hợp các vị như phòng phong, kinh giới...
Khi bị đau nhức xương khớp, mọi người cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cần phải kiêng không nên ăn cà pháo. Theo khoa học không nói đến kiêng ăn cà pháo nhưng trong thực tế thì những người bị đau xương khớp, đau mắt, đau răng, viêm da cơ địa, sưng lợi... khi ăn vào thì đau nhức tăng, ngứa tăng. Ngoài ra cần kiêng thịt gà vì nó có tính nóng, ăn vào cũng tăng đau nhức. Thay vì ăn thịt gà thì ăn ngan, vịt tốt hơn vì có tính mát.
Sai lầm mà mọi người dễ mắc phải dẫn tới đau nhức xương khớp là mang vác quá nặng, ngồi làm việc lâu ở một tư thế mà không thay đổi, lười vận động. Điều đáng nói là người bệnh khi đau nhức xương khớp càng bị đau càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động, đặc biệt là khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay... Khi ít vận động, ít tập thể thao làm cho khí huyết trở trệ không dinh dưỡng được xương khớp dẫn tới đau.
Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, mọi người cần lưu ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người. Hàng ngày nên vận động nhẹ nhàng để các khớp được vận động và xoa bóp các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, nhất là lúc sáng sớm vừa ngủ dậy. Làm như vậy để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng đến nuôi các khớp, giảm đau nhức khớp.
Lương y đa khoa Nguyễn Thanh Thúy - Đông y Ích Thọ Đường (Hà Nội)
Theo giadinh.net
Du lịch mùa thu, nên làm gì để bảo vệ sức khỏe? Tuy mùa thu là mùa dễ bệnh, song, vẫn có rất nhiều cách để đề phòng và ngăn ngừa, bảo vệ sức khỏe khi đi du lịch mùa thu 2019. Mùa thu đẹp và thích hợp cho những chuyến đi du lịch. Song, do thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường, có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm nên...