Mua căn hộ 58m2, vợ chồng trẻ tự thiết kế siêu ưng nhưng nể nhất là chi phí siêu “hạt dẻ”
Để tiết kiệm, vợ chồng chị Dung không thuê kiến trúc sư mà tự mày mò lên ý tưởng cho từng góc trong nhà.
Vợ chồng chị Phương Dung và anh Nguyên Vũ đều là dân văn phòng và đang bước sang những năm đầu tuổi 30. Cũng như hầu hết những người xuống lập nghiệp tại Sài Gòn, anh chị đã trải qua một quãng thời gian ở trọ cả mấy chục nơi. Khi lựa chọn mua tổ ấm đầu tiên này, vợ chồng chị Dung có sẵn phần tài chính tự tích góp trong nhiều năm, rơi vào khoảng 40% giá trị căn nhà, phần còn lại được vay ngân hàng.
Dân văn phòng chọn mua nhà dự án
Với mức thu nhập của dân văn phòng, anh chị chọn dự án đang trong quá trình xây dựng, có chính sách đóng tiền theo tiến độ. Như vậy số tiền phải đóng sẽ được giãn ra, lãi suất cũng đỡ hơn. Thêm nữa, khi mua như vậy giá căn hộ cũng sẽ mềm hơn so với căn hộ đã xây dựng xong.
Tuy nhiên, với dự án đang xây dựng như này cũng có nhiều rủi ro nên mọi người cần phải đảm bảo yếu tố về tài chính và độ uy tín của chủ đầu tư, nếu không, sẽ vướng vào các dự án treo, chậm tiến độ. Riêng với căn của anh chị là dạng cụm dự án, đã có 2 căn trong dự án này được xây từ trước. Bạn chị cũng đang ở đây nên anh chị phần nào yên tâm hơn.
Hồ bơi của khu chung cư
Bục gỗ ngồi uống trà kiểu Nhật
Căn hộ này có diện tích sử dụng là 58m2, tuy nhỏ nhưng phù hợp với hai vợ chồng. Ngoài ra, vị trí gần sông cũng là điểm khiến chị Dung “ưng bụng”. Vì dồn hết tài chính vào việc mua nhà, và vẫn còn đi vay mượn nên chị Dung không đủ ngân sách cho việc thiết kế nội thất. Bản thân là phận “khách hàng nghèo”, nên sau khi đi hỏi rất nhiều bên thiết kế, vợ chồng chị quyết định tự làm vì theo tính toán có thể tiết kiệm được tới 40% số tiền.
Cạn tiền sau mua nhà, tự mày mò thiết kế
Với ngân sách ít ỏi và không muốn lãng phí tiền bạc, những đồ dùng được trang bị từ ban đầu mà vẫn dùng ổn như màu tường, gạch lót, hệ bếp, nhà vệ sinh được anh chị giữ nguyên vẹn. Những ý tưởng trang trí, thiết kế khác đều đến từ Pinterest, Instagram, các group chia sẻ, layout trong nhà cũng do 2 vợ chồng tự mày mò: “Cảm giác khi ‘một tay ta làm nên tất cả’ vừa sợ vừa run nhưng cũng rất háo hức. Khó khăn nhất là phải tìm các xưởng chịu nhận nhỏ lẻ từng món theo ý tưởng của tụi mình”.
Với ngân sách tầm 60 triệu, vợ chồng chị Dung có thể làm nhiều thứ hơn mọi người tưởng. Căn hộ 58m2 được chia thành 2 phòng ngủ, phòng khách liền kề với phòng bếp và 2 nhà vệ sinh riêng biệt, các không gian của từng phòng sẽ chia nhỏ theo.
Dù rất thích phong cách Japandi nhưng anh chị đã biến tấu lại cho hợp hoàn cảnh. Do diện tích khiêm tốn, cần hạn chế mấy đồ cồng kềnh nên ở phòng khách, thay vì đặt ghế sofa giới hạn số người ngồi và diện tích thì chị lên ý tưởng làm bục gỗ. Ở bên dưới là các ô kéo để đựng đồ, ở trên là bàn trà và nguyên một khu để nằm, ngồi tùy thích. Khi khách tới nhà thì sẽ mang gối đệm ngồi ra, còn lại ngày thường để gọn thoáng.
Video đang HOT
Về hệ thống rèm, anh chị lựa chọn rèm sáo tre ngang vì có thể lấy sáng linh hoạt hơn rèm vải nhiều. Loại rèm này cũng không quá khó để vệ sinh và màu sắc hợp với không khí chung của nhà. Chủ đầu tư có sẵn 1 phần hõm vô để người ở có thể tùy ý muốn đặt tủ đựng rượu, bàn ăn hoặc bất cứ thứ gì tùy thích. Anh chị chọn làm tủ sách ở khu vực này.
Gần cửa ra vào đặt 1 tấm gương và đôn ghế để tiện chỉnh trang trước khi ra ngoài
Tủ sách trưng bày bộ sưu tập đồ sộ của chồng chị
Góc tủ được decor bằng 1 tô hoa lài, chậu cây tóc thần vệ nữ và bức tranh tự vẽ
Phòng ngủ cũng nhỏ nên được tối ưu diện tích bằng cách kết hợp bàn làm việc đôi cho 2 người. Bàn có góc chữ L, để chồng chị là dân IT có thể bố trí hai màn hình thoải mái. Để phòng thoáng mát, chị Dung chọn những món thật đơn giản và đa năng, ví dụ 1 chiếc bàn đơn giản để đầu giường, và một chiếc tủ mây đựng đồ hay mặc nhất. Tủ mây này còn có thể decor tùy hứng.
Về phần trang trí, cả hai vợ chồng sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, trải qua chục năm dưới Sài Gòn nhưng đều nhung nhớ về những mảng xanh trong nhà, trong vườn. Vì vậy, anh chị quyết định trang trí nhà cửa chủ yếu bằng cây xanh. Nhờ vậy, việc trang trí trở nên linh hoạt hơn. Anh chị còn có thể thay đổi dễ dàng theo ý thích và tạo được không gian xanh mát trong căn nhà, lại tiết kiệm hơn khi chọn mua cây từ bé, rồi chăm cây lớn dần.
Ý tưởng này dẫn đến sự ra đời 2 cái kệ cây kỳ công tốn sức ở phòng khách và ngoài ban công. Hai chiếc kệ cây này được anh chị lên ý tưởng, kiếm hình minh họa rồi đi kiếm cây gỗ có dáng đẹp, những người thợ có tâm sẽ giúp xử lý cây để chống nước, mối mọt theo thời gian. Công đoạn tương tự với các hệ đọt kệ. Màu của gốm, cây xanh, đất nung, và chậu cây hài hòa với nhau, nên chỉ cần là 1 bức tường nền trắng đơn giản cũng đủ làm kệ cây này nổi bật lên nhiều.
Hai kệ cây hết sức kỳ công được đặt ở phòng khách và ban công
Ban công được phủ đầy cây xanh
Để chi phí tối ưu nhất, anh chị thường lên danh sách nhiều xưởng, gửi hình mẫu cho họ, so sánh về giá và chất liệu. Sau đó chọn ra xưởng đạt tiêu chí về chất lượng và giá nhất. Ngoài ra, vợ chồng chị còn tham quan hội chợ Vietbuild để vừa có thể coi trực tiếp thành phẩm họ làm, vừa có thêm thông tin của nhiều xưởng.
Chị Dung chia sẻ rằng: ” Đôi lúc mình cũng có nghe được những câu hỏi về việc nếu phải bưng bê cây cối ra vô để tưới hoài như thế này thì sẽ mệt lắm. Thật sự, đối với mình, đó là 1 cảm giác thật thích khi quan sát sự sống phát triển trong nhà nhờ cây, mỗi một mầm cây, nhánh lá mới phát triển đều khiến mình háo hức chờ mong. Khi tưới, nhìn những nhánh lá căng mọng lấp lánh nước cũng giống như mình đang làm mát lại tinh thần sau chuỗi ngày đi làm, chạy xe ngoài kia “.
Chi phí các món đồ nội thất:
- Bục gỗ Tủ giày Bàn làm việc: 17 triệu. Gỗ MDF An cường lõi xanh chống ẩm.
- Hệ màn sáo tre full nhà: 10 triệu
- Tủ sách âm tường: 8 triệu . Gỗ MDF thường An Cường
- Quạt trần giả gỗ: 4,5 triệu
- Hệ kệ cây: 6 triệu cho 2 cái kệ cây lớn
- Tủ lưới mây phòng ngủ: 4,5 triệu
- Tủ mây đặt theo mẫu trên Pinterest ở phòng bếp: 3,5 triệu
- Bàn trà gỗ: 1,2 triệu
- Gương nhộng tròn viền gỗ: 750.000 đồng
- Đôn thú 870.000 đồng
Nguồn: NVCC
Những sai lầm chọn màu sắc khiến căn nhà lộn xộn
Màu sắc làm cho căn nhà của bạn đẹp hơn nhưng nếu mắc phải các sai lầm lại khiến không gian sống lộn xộn hơn.
Để chọn được một màu sắc phù hợp với căn nhà của gia đình không phải là điều dễ. Khi chọn màu sắc, nhiều người mắc phải những sai lầm không đáng có, khiến ngôi nhà mất đi mỹ quan.
Hãy tìm hiểu về những sai lầm trong việc chọn màu sắc cho căn nhà của bạn dưới đây để rút kinh nghiệm trong việc trang điểm cho căn nhà của gia đình.
Theo KTS Võ Thế Duy (CTA | Creative Architects), khi lên ý tưởng cho căn nhà, gia chủ cần nắm rõ cảm giác, phong cách mình muốn có.
Gia chủ không nên đan xen mỗi cái một ít vào căn nhà, điều đó sẽ làm mất thời gian chọn lựa và kết quả không ưng ý, lộn xộn trong màu sắc cũng như tinh thần chung.
Nhà Am house (CTA | Creative Architects) với gam màu trầm, sự đồng bộ về màu sắc trần, tường, sàn...)
Việc chọn vật liệu nhiều màu sắc, hoa văn, đồ trang trí... nhưng chưa có kinh nghiệm thiết kế là nguyên nhân gây cảm giác lộn xộn trong căn nhà.
Do đó, gia chủ cần định rõ tone màu chủ đạo cho ngôi nhà, màu sáng hay trầm ấm, hay tương phản, phá cách...
Khi đã có tone màu chủ đạo thì mọi sản phẩm nội thất, màu trần tường, sàn... sẽ tuân theo một quy luật.
Sự đồng bộ về màu sắc, chất cảm trong các vật liệu tường nhà (CTA | Creative Architects)
Việc chọn đối tượng để nhấn và màu sắc nhấn ra sao thì nên để đơn vị thiết kế tư vấn để đảm bảo tính thẩm mỹ.
KTS Võ Thế Duy đưa lời khuyên cho nhiều gia chủ: "Chúng ta nên giữ tâm thế là có buông, có thả, chứ không nên gượng ép, tất cả phải một màu. Một tone màu nhưng sẽ có nhiều vật liệu, bề mặt khác nhau để ta lựa chọn."
Với xu hướng thiết kế tối giản đang thịnh hành hiện nay, tất cả màu tường, sàn đơn sắc, màu sáng đơn giản sẽ dễ kết hợp nội thất theo màu sắc chủ đạo, nhấn nhá một đối tượng là đủ.
Màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng trong T-house (CTA| Creative Architects).
Nhà phố 53m đầy đủ công năng với thiết kế như resort cực chill của vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng Căn nhà do vợ chồng chị Kim An cùng lên ý tưởng thiết kế và xây dựng để tạo nên chốn "nghỉ dưỡng" mỗi ngày cho gia đình mình. Vợ chồng chị Kim An đã tự thiết kế, xây dựng căn nhà 3 tầng trong một kiệt phố nhỏ của thành phố Đà Nẵng. Vì xây dựng và hoàn thiện vào lúc đang...