Một thứ trên cây mướp là thuốc quý cho gan, mắt và da nhưng ít người biết
Chúng ta thường ăn quả, ngọn, đôi khi là hoa mướp nhưng ít ai biết rằng lá mướp cũng có thể thành thuốc quý nếu dùng đúng cách.
Mướp là loại cây từ quả, hoa, lá, thân đều có lợi ích sức khỏe, làm đẹp và ẩm thực (Ảnh minh họa)
Trong y học cổ truyền, mướp là cây thuốc quý bởi tất cả các bộ phận của nó đều mang lại những lợi ích sức khỏe, làm đẹp đáng kể. Trong đó, lá mướp có rất nhiều tác dụng, cách dùng cũng vô cùng đơn giản nhưng đa số mọi người lại toàn vứt bỏ.
Từ lá mướp tươi tới phơi khô đều tốt cho sức khỏe, làm đẹp. Sau đây là những công dụng nổi bật của lá mướp mà bạn nên tận dụng:
1. Tốt cho gan
Lá mướp già sau khi phơi khô, dùng hãm trà hoặc đun nước uống đều rất tốt cho lá gan. Bởi vì nó có tác dụng thanh nhiệt, thải độc mạnh mẽ. Ngoài ra, một số thành phần trong các bộ phận của cây mướp nói chung và lá mướp nói riêng còn có thể đẩy nhanh trao đổi chất, giảm tích tụ mỡ thừa và kháng viêm. Từ đó hạn chế mỡ gan, nóng gan và viêm gan.
Không ít người thường gặp rắc rối với các bệnh về da, trong đó bệnh viêm da thần kinh lại càng khốn khổ hơn. Trong trường hợp này, nếu dùng lá mướp để chữa thì bệnh viêm da thần kinh có thể được cải thiện.
Theo các chuyên gia y học cổ truyền hướng dẫn, hãy nghiền lá mướp tươi thành từng miếng nhỏ rồi chà xát lên vùng bị ảnh hưởng cho đến khi vùng đó chuyển sang màu đỏ hoặc thậm chí có thể nhìn thấy máu ẩn. Lặp lại phương pháp điều trị này mỗi tuần một lần, với 2 lần trong một đợt điều trị. Nếu kiên trì, bạn sẽ có thể khỏi bệnh viêm da thần kinh cùng một số bệnh viêm nhiễm ngoài da khác như mụn nhọt, lở loét, nước ăn chân…
Lá mướp tươi nghiền nát hoặc chắt lấy nước có thể chữa được nhiều bệnh ngoài da (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một vài lá mướp rửa sạch, đem giã nhỏ rồi thêm ít muối hạt và nước vào. Sau đó đem chắt bỏ phần bã để lấy phần nước, dùng nước cốt này để uống hoặc ngậm mỗi lần một ít, ngày 3 – 4 lần, giúp trị ho, ho có đờm, viêm họng rất tốt.
4. Tốt cho răng miệng
Uống trà từ lá mướp phơi khô được xem là phương pháp làm trắng răng, trị hôi miệng và bảo vệ nướu rất tốt. Một số người lớn tuổi còn cho rằng thức uống này giảm đau răng, ngừa sâu răng.
Còn có một bài thuốc trong y học cổ truyền trị bệnh răng miệng, nhất là chảy máu răng hoặc lợi từ lá mướp. Đó là lá mướp đem phơi khô, đốt tồn tính (đốt cháy nhưng không để cháy thành tro), tán thành bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi lên chân răng sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy máu.
5. Điều trị bỏng
Trong cuộc sống, nhiều người có thể vô tình bị bỏng do nước sôi hoặc các vật dụng khác có nhiệt độ cao hơn. Trong trường hợp này, ngoài việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời, bạn cũng có thể sử dụng lá mướp.
Lá mướp tươi rửa sạch, nghiền nát đắp da có thể làm dịu vết bỏng rất nhanh, nhanh lành thương. Sau đó, uống trà từ lá mướp khô còn giúp dịu da, làm đều màu da, giảm sẹo da vùng bị bỏng ở mức độ nhất định.
Phù thũng là tình trạng nước, dịch trong cơ thể không thoát ra ngoài được mà tích tụ bên trong các mô của cơ thể, gây sưng, phù và đau nhức. Thường gặp nhất ở phần chân dưới và bàn tay, bụng hoặc ngực.
Lá mướp có khả năng chữa phù thũng khá hiệu quả. Dùng 15g lá mướp tươi, 10g cây ngũ vị (cây cứt lợn) đem thái nhỏ, phơi hoặc sao khô, sau đó sắc lấy nước uống, sử dụng liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
7. Tốt cho mắt
Quả mướp rất giàu vitamin A và lá mướp cũng vậy. Nhờ đó mà lá mướp cũng trở thành bài thuốc quý với mắt, giúp cải thiện thị lực. Ngoài ra, lá mướp còn chứa chất mangan cùng một số chất chống oxy hóa khác. Điều này giúp lưu thông máu tới mắt tốt hơn và chống mỏi mắt, giảm khô mắt, giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng.
Cách dùng lá mướp để bảo vệ mắt, cải thiện thị lực thường là sấy hoặc phơi khô rồi đun nước uống. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng lá mướp tươi để hãm trà, nhưng nên chọn lá già và ít lông sẽ tốt hơn.
8. Dưỡng trắng da, trị mụn và làm mờ thâm nám
Lá mướp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm nên rất có tác dụng trong việc điều trị mụn nhọt, nhất là ở vùng da mặt.
Lá mướp già phơi khô đun nước hay pha trà uống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, làm đẹp (Ảnh minh họa)
Bạn chỉ cần lấy và lá mướp rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước rồi dùng nước này bôi lên da sau khi làm sạch da. Tốt nhất là bôi vào buổi sáng sẽ giúp mụn trứng cá nhanh biến mất, làm mờ dần các sắc tố trên da, giúp da mềm mịn, trắng sáng hơn. Uống trà lá mướp khô hoặc lá mướp tươi đều đặn còn có thể tăng cường khí huyết, thúc đẩy trao đổi chất, đồng thời cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa. Từ đó dưỡng da trắng hơn từ bên trong, giảm tác động của tia cực tím hoặc nhiệt độ cao tới làn da.
5 thực phẩm nên ăn vào bữa tối để tốt cho gan
Bạn có biết rằng bữa tối không chỉ đơn giản là bữa ăn cuối cùng trong ngày mà còn là cơ hội để tăng cường sức khỏe cho cơ quan gan của bạn? Hãy khám phá những thực phẩm chuyên gia đề xuất dưới đây để có một bữa tối dinh dưỡng và tốt cho gan...
Atisô không chỉ hỗ trợ chức năng gan mà còn giúp duy trì tiêu hóa tốt và kích thích quá trình đổi mới tế bào.
1. Atisô
Một phần quan trọng của bữa tối lý tưởng để tăng cường sức khỏe gan chính là atisô. Kết hợp atisô với ô liu, giấm táo và nước cốt chanh tạo thành một hỗn hợp hữu ích. Atisô không chỉ hỗ trợ chức năng gan mà còn giúp duy trì tiêu hóa tốt và kích thích quá trình đổi mới tế bào.
2. Cải bó xôi
Rau cải bó xôi chứa nhiều chất xơ, vitamin B và axit folic, giúp kích thích chức năng gan và thận. Thưởng thức các món ăn từ cải bó xôi vào bữa tối sẽ mang lại lợi ích dinh dưỡng to lớn cho gan của bạn.
3. Nho khô
Nho khô là một trong những thực phẩm tuyệt vời để chăm sóc gan. Việc tiêu thụ nho khô được liên kết với cải thiện lipid máu và cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp làm sạch gan và cung cấp nhiều loại vitamin cho cơ thể.
4. Củ dền
Củ dền là một nguồn cung cấp tuyệt vời các chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe gan, bao gồm betalain, chất xơ, sắt và betacyanin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ dền có thể có tác dụng tích cực đối với sức khỏe gan.
5. Cà rốt
Cà rốt giàu nước, flavonoid và beta-carotene, có khả năng chống lại viêm và xơ gan. Hàm lượng carotenoid giúp cải thiện sức khỏe gan và cung cấp khả năng chống oxy hóa cho cơ thể.
Lưu ý, hãy ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ để gan có đủ thời gian tiêu hóa và phục hồi.
Luôn giữ thói quen ăn tối vào cùng một giờ mỗi ngày để cơ thể có thể thích ứng.
Tránh tập thể dục nặng trước khi ngủ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và gan có thể hoạt động tối ưu.
Bỏng: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Theo thống kê, đến 80% tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thể. 1. Nguyên nhân gây bỏng - Bỏng do nhiệt: Thường gặp nhất, khoảng 90% các tổn thương bỏng, đại đa số là bỏng do nhiệt độ cao,...