Một số lợi ích của chế độ ăn ít carbohydrate
Chế độ ăn ít carbohydrate có thể đem lại một số lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện cholesterol HDL, giảm viêm…
Carbohydrate là một trong các chất dinh dưỡng quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể. Thiếu đi loại chất này, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, tụt huyết áp, thèm ăn. Hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của carbohydrate, bạn sẽ nâng cao ý thức dung nạp chất này một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.
Chế độ ăn ít carbohydrate có thể đem lại một số lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện cholesterol HDL, giảm viêm. Ảnh: Pixabay.
Carbohydrate bao gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa. Chế độ ăn ít carbohydrate đem lại một số lợi ích cho sức khỏe tổng thể và lợi ích được công bố rộng rãi nhất là giảm cân. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mỗi người sẽ có phản ứng riêng với chế độ ăn như vậy.
Dưới đây là một số lợi ích đối với sức khỏe tổng thể của chế độ ăn ít carbohydrate ít ai biết.
Giảm cân
Đã rất người thường áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb hay còn gọi chế độ ăn ít carbohydrate để kiểm soát cân nặng. Ăn theo chế độ này lượng carbohydrate thấp (như tên gọi) buộc cơ thể đốt cháy chất béo dự trữ để lấy năng lượng dẫn đến giảm cân.
Cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu
Những người bị kháng insulin, tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2 có thể được hưởng lợi từ chế độ ăn ít carbohydrate như vậy vì nó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Được biết, bữa ăn của người Ấn Độ chủ yếu bao gồm các loại ngũ cốc như gạo và lúa mì. Khi chúng ta loại bỏ hoặc giảm bớt những yếu tố này trong chế độ ăn uống, nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Video đang HOT
Tăng cảm giác no
Mọi người chuyển sang ăn nhiều protein hơn và lượng chất béo lành mạnh hơn trong chế độ ăn ít carbohydrate. Những lựa chọn này có xu hướng khiến bạn no hơn và có thể giúp kiểm soát cơn thèm ăn, từ đó ngăn chúng ta ăn quá nhiều và sau đó giúp giảm cân.
Mức năng lượng cao hơn
Các cá nhân có thể có tinh thần minh mẫn hơn và năng lượng bền vững hơn khi áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate. Người ta thấy rằng cơ thể trở nên hiệu quả hơn trong việc sử dụng chất béo làm nhiên liệu.
Cải thiện mức Triglyceride
Chế độ ăn kiêng low-carb hay chế độ ăn ít carbohydrate có liên quan đến việc giảm mức chất béo trung tính, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Giảm viêm
Một số chế độ ăn kiêng low-carb nhấn mạnh vào thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến. Những chế độ ăn ít carbohydrate này có thể góp phần làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Huyết áp tốt hơn
Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate có thể dẫn đến cải thiện huyết áp, đây là yếu tố chính đối với sức khỏe tim mạch.
Cải thiện cholesterol HDL
Mặc dù tác động có thể khác nhau nhưng một số cá nhân gặp phải sự gia tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), thường được gọi là cholesterol ‘tốt’.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù có rất nhiều lợi ích của chế độ ăn ít carbohydrate nhưng bạn nên thận trọng khi tiếp cận bất kỳ chế độ ăn kiêng mới nào.
Tuy nhiên, nhu cầu, mục tiêu và ý định của cá nhân nên được xem xét trước khi bắt đầu hành trình ăn kiêng. Tính khả thi của việc nấu các bữa ăn ít carbohydrate (dành cho người đi làm, những người sống cùng gia đình có sở thích khác, v.v.) cũng cần được xem xét.
Điều gì xảy ra nếu bạn uống trà xanh mỗi ngày?
Trà xanh là thức uống được nhiều người yêu thích. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước trà xanh mỗi ngày?
Điều gì xảy ra nếu bạn uống trà xanh mỗi ngày?
Lợi ích sức khỏe của trà xanh
Giảm viêm: viêm nhiễm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Polyphenols trong trà xanh đã được khoa học chứng minh là có thể giúp giảm viêm.
Hỗ trợ chức năng não: L-theanine, một axit amin trong trà xanh, được biết đến giúp cải thiện chức năng não, tăng cường trí nhớ và giảm căng thẳng.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, trà xanh khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh có thể cải thiện chức năng não.
Cải thiện cholesterol: trà xanh hỗ trợ sức khỏe tim bằng cách giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh. Catechin, một loại chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp giảm cholesterol.
Nghiên cứu năm 2018 cho thấy trà xanh ảnh hưởng tích cực đến mức HDL (cholesterol tốt) và LDL (cholesterol xấu).
Hỗ trợ tiêu hóa: trà xanh giúp giảm triệu chứng của các rối loạn tiêu hóa và đầy bụng bằng cách loại bỏ sự tích tụ khí trong ruột.
Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ trà xanh có thể cải thiện môi trường đại tràng, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi.
Giảm nguy cơ ung thư: Polyphenols trong trà xanh giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu năm 2019 cho thấy người thường xuyên uống trà xanh có nguy cơ bị ung thư vú thấp hơn 17% so với người bình thường.
Tác dụng phụ của trà xanh
Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến thiếu hụt sắt do tannin trong trà kết hợp với sắt và ngăn chặn hấp thụ nó trong đường ruột.
Đối với những người có thể gặp vấn đề với sắt, việc uống trà sau bữa ăn có thể cản trở hấp thụ khoáng chất này.
Ngoài ra, những người gặp khó khăn trong việc tiêu thụ caffeine cũng nên tránh trà xanh. Thay vào đó, có thể lựa chọn các loại trà hoàn toàn không chứa caffeine như bạc hà và hoa cúc.
Nên uống bao nhiêu trà xanh mỗi ngày?
Trong trà xanh chứa caffeine, và tương tự như các đồ uống khác có caffeine, việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như lo lắng, bồn chồn, nhức đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim hoặc khó ngủ.
Mỗi người có mức độ nhạy cảm với caffeine khác nhau, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến cáo rằng 10 tách trà xanh là giới hạn tối đa cho một người khỏe mạnh. Đối với hầu hết mọi người, ngưỡng an toàn là uống từ 3 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày để tận hưởng những lợi ích sức khỏe.
Tác dụng của trà xanh sẽ bị giảm nếu bạn thêm đường, sữa hoặc quá nhiều mật ong. Nếu muốn tăng thêm hương vị, bạn có thể thêm một lát chanh.
Thời gian tốt nhất trong ngày để uống trà xanh là buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để caffeine không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, và từ 1 đến 2 giờ sau bữa ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh Việc bổ sung đúng liều lượng chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn và ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính. Chất béo được cho là làm cho con người béo lên và là tác nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính. Nhưng quá ít cũng có thể có hại như ăn quá...