Một số bệnh lý ở ruột non thường gặp
Các bệnh lý liên quan đến ruột non như sự xuất hiện của các khối u, viêm ruột non, ung thư ruột non,… ngày càng có xu hướng gia tăng do sự ảnh hưởng từ thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống sinh hoạt không ổn định.
Biểu hiện các bệnh lý nói trên khá cụ thể và rõ ràng, thường là trạng thái đau bụng kéo dài, khó tiêu, đi ngoài ra máu,… nên rất dễ nhầm lẫn thành các vấn đề về tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh lý ở ruột non thường gặp.
Bệnh lý viêm ruột non
Viêm ruột do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm đường tiêu hóa ở bệnh nhân. Dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, tác động đến niêm mạc ruột của bệnh nhân.
Ăn, uống, chế biến không kỹ các thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm tác nhân gây bệnh, không đảm bảo an toàn, đặc biệt là các nguồn nước ao hồ, nước sông chưa được xử lý.
Vệ sinh thân thể chưa đúng cách: góp phần tạo điều kiện cho virus có môi trường thuận lợi để phát triển và xâm nhập cơ thể, đặc biệt, virus dễ lây lan ở trẻ nhỏ do vệ sinh bàn tay không đảm bảo.
Bệnh Crohn: Là bệnh tổn thương có thể ở nhiều đoạn bất kỳ của ống tiêu hóa, tổn thương ở ruột non chiếm 30-40%. Khi mắc bệnh nhân thường đau bụng, tiêu lỏng, giảm cân (khi tổn thương rộng), sốt, biến chứng rò, áp- xe, xuất huyết.
Lao ruột: Là vị trí thường gặp thứ hai sau lao phúc mạc trong lao ống tiêu hóa, chủ yếu là lao thứ phát sau lao ở các cơ quan khác. Trong thời kỳ khởi phát, các biểu hiện chủ yếu là gầy sút nhanh, xanh xao, mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm; Đi ngoài phân lỏng ngày 2-3 lần, phân sền sệt, thối; Đi lỏng kéo dài, dùng các thuốc cầm ỉa không có tác dụng… Trong thời kỳ toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy theo thể bệnh.
Viêm ruột do xuất huyết thành ruột non: Tiền sử dùng thuốc chống đông, lâm sàng có các cơn đau bụng quanh rốn, hoặc một vùng kèm theo bí trung đại tiện, bụng trướng…
Hình ảnh lao ruột.
Video đang HOT
Bệnh lý u ruột non
Chiếm 3-6% trong u ống tiêu hóa, 60-75% u lành tính, u ác tính ruột non dưới 2% so với ung thư ống tiêu hóa, là nguyên nhân thứ 2 gây xuất huyết ruột non.
U lympho ruột non: Thường gặp thứ 2 sau dạ dày, hay gặp phần cuối hỗng tràng và hồi tràng, chủ yếu nguồn gốc từ tế bào lympho B, lâm sàng: không đặc hiệu hoặc có khi biến chứng tắc, xuất huyết, thủng, rò.
Polyp ruột non: Là polyp lành tính nhưng có tỷ lệ nhỏ trở thành ung thư, ít triệu chứng hoặc có đau bụng, biến chứng xuất huyết, lồng ruột. Khi chụp CT cho thấy tổn thương lồi trong lòng đại tràng, nội soi: Xác định tổn thương, can thiệp cắt bỏ Polyp
Ung thư biểu mô tuyến: Ít gặp hơn đại tràng, có 70% ở tá tràng (50% quanh nhú Vater) và hỗng tràng, lâm sàng: ít triệu chứng có khi giai đoạn muộn biểu hiện đau bụng, biến chứng tắc ruột, xuất huyết.
Bệnh lý tổn thương mạch máu ruột non
Dị sản mạch, thông động tĩnh mạch, xuất huyết điểm mạch, dị sản mạch là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết ruột non, ở hỗng tràng gặp nhiều hơn ở hồi tràng.
CT bụng thấy hình ảnh thoát thuốc cản quang vào lòng, nội soi: hình ảnh tổn thương mạch gây xuất huyết.
Bệnh lý túi thừa ruột non
Hiếm gặp chủ yếu ở tá tràng và túi thừa Meckel (2%), thường không có triệu chứng, có khi có biến chứng như xuất huyết túi thừa, viêm túi thừa, thủng túi thừa, tắc ruột.
Ruột non là phần ống tiêu hóa nối tiếp dạ dày và đại tràng, dài khoảng 7m, đường kính khoảng 3cm. Phần này gồm có: tá tràng là đoạn cố định nằm sâu phía sau, bao quanh và dính vào đầu tụy, ống dẫn tụy và ống mật đổ vào đoạn II tá tràng. Tiếp nối là hỗng tràng và hồi tràng xếp thành nhiều quai ruột gần như song song với nhau.
Đoạn ruột non này được treo trong ổ bụng bởi mạc treo ruột, đó là một màng mỏng, một bờ dính với ruột đó là bờ tự do, một bờ dính với thành bụng sau.
Chức năng của ruột non: hấp thu các chất điện giải và nước; tiêu hóa và hấp thu glucid, lipid, protid và vitamin; bài tiết dịch ruột, các nội tiết tố và các globulin miễn dịch; vận động nhu động để đẩy thức ăn và cặn bã sau khi tiêu hóa hấp thu xuống đại tràng.
7 lời khuyên về cách ăn giúp ngừa ung thư
Ăn lượng thịt đỏ ở mức vừa phải, hạn chế thêm đường và hạn chế sử dụng chất béo dạng đặc... giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Các nghiên cứu đã cho thấy nhiều bệnh ung thư có liên quan chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất. Do đó, để ngăn ngừa ung thư thì cần thực hiện lối sống lành mạnh. Đồng thời, lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh và hỗ trợ tích cực cho việc điều trị và phục hồi nếu đã mắc ung thư.
Lời khuyên số 1: Đảm bảo cân nặng hợp lý
Thừa cân có liên quan đến tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Duy trì cân nặng hợp lý, hoặc giảm cân nếu đã thừa cân hoặc béo phì giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Lời khuyên số 2: Hạn chế thêm đường và hạn chế sử dụng chất béo dạng đặc
Hạn chế ăn các loại thực phẩm có bổ sung đường (như nước ngọt, thực phẩm có bổ sung thêm đường, trà sữa, các đồ uống cho thêm sữa đặc có đường...) và chất béo dạng đặc như mỡ, xúc xích, thịt ba chỉ...
Lời khuyên số 3: Tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt
Chế độ ăn đủ rau, trái cây và sử dụng ngũ cốc nguyên cám giúp nguy cơ ung thư. Lượng rau và trái cây nên chiếm tối thiểu 50% tổng lượng thực phẩm trong bữa ăn của bạn. Với gạo thì nên sử dụng gạo lứt, không nên sử dụng gạo đã đánh bóng hạt khi nấu cơm hàng ngày.
Lời khuyên số 4: Ăn lượng thịt đỏ ở mức vừa đủ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được việc ăn thừa thịt đỏ có liên quan đến một số loại ung thư, đặc biệt với những người thường xuyên ăn thịt đỏ chế biến công nghiệp như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích. Tuy nhiên, thịt đỏ cũng là nguồn cung cấp chất sắt và vitamin nhóm B có giá trị, do đó không thể loại bỏ thịt đỏ trong chế độ ăn. Vì vậy, tốt nhất nên ăn với lượng vừa đủ và sử dụng những cách chế biến hợp lý để không tạo ra chất béo có hại qua quá trình chế biến.
Lời khuyên số 5: Cân đối nguồn đạm động vật và đạm thực vật
Các thực phẩm họ đậu (như đậu tương, đậu xanh, đậu đen...) cũng là nguồn cung cấp protein cao, đồng thời còn chứa chất xơ, sắt, kali và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ăn nhiều protein thực vật hơn protein động vật giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Lời khuyên số 6: Tránh hoặc hạn chế rượu
Rượu là một trong số nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. Mỗi lần uống, phụ nữ không nên uống quá 1 đơn vị rượu (tương đương 10g Ethanol) và nam giới không nên quá 2 đơn vị rượu. Cách tính đơn vị rượu như sau: Đơn vị rượu = dung tích (số ml) x nồng độ cồn (%) x 0,79.
Ví dụ 1 lon bia 330ml, nồng độ 5 % có số đơn vị = 330 x 0,05 x 0,79 = 13 tương đương 1,3 đơn vị cồn, do đó phụ nữ mỗi lần không nên uống quá 330/1,3 = 250ml bia.
Lời khuyên số 7: Đa dạng thực phẩm
Thực phẩm tự nhiên có nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư. Mỗi loại thực phẩm có đặc tính và cách thức hoạt động riêng, do đó khi bạn đa dạng thực phẩm sẽ tận dụng được các cách ngăn ngừa ung thư từ tự nhiên khác nhau, giúp đa dạng phương thức giúp cơ thể chống lại các tế bào ác tính này.
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến chức năng của hệ miễn dịch và lời giải thích từ chuyên gia Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp, liên tục hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh, bao gồm vi khuẩn, độc tố, ký sinh trùng và virus. Hệ miễn dịch được chia làm hai nhánh chính là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Trong đó, miễn dịch bẩm sinh là tuyến phòng thủ đầu...