Một lần ăn bánh ép xứ Huế
Đảo một vòng trong thành nội Huế, tôi tình cờ tìm thấy một món ăn lạ mang tên “ bánh ép” nằm ở phía trong con hẻm cụt trên đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần trường tiểu học Thăng Long.
Quán bánh ép này có tên là “Na”, chỉ là một quán tạm thời được dựng lên với vài tấm tôn trong một khu đất trống. Quán rất đông khách, phù hợp với tiêu chí “ngon bổ rẻ” của giới trẻ.
Bánh ép ăn kèm sa tế rất ngon nhưng vì không phải người Huế nên tôi phải xin thêm nước để giảm độ cay lại – Ảnh: Tùng Nguyễn
Người chủ quán cho biết, món này ra đời cách đây khoảng 5 năm và bây giờ cũng có nhiều quán bán theo. Tôi tìm được một cái bàn trống và kêu thử 5 cái trước. Bột làm bánh là loại bột lọc. Viên bột lọc được ép chính giữa 2 miếng sắt tròn nóng hổi, đặt trên bếp than. Họ làm với nhân pâté, thịt heo hoặc trứng.
Vì hai miếng sắt để kẹp bánh rất nóng, nên chẳng mấy chốc cái bánh đã chín và bỏ ra dĩa.
Khi ăn, khách có thể cho thêm tré, ít dưa leo, rau răm, đu đủ và cà rốt muối chua. Sau đó khách tự cuộn tròn chiếc bánh lại và chấm chung với nước mắm pha, trong đó có tương ớt và sa tế. Sa tế chắc là của quán tự làm, ôi cay quá, mặc dù tôi đã cho rất ít.
Video đang HOT
Tôi thích món này, ăn cũng hơi giống kiểu bánh Taco của xứ Mễ. Món này mà ăn chậm thì vỏ bánh gặp gió sẽ mau nguội và khô, ăn bị dai và nhai mỏi hàm lắm. Tôi ăn hết 5 cái và lập tức gọi thêm 5 cái nữa.
Khi tính tiền, tôi lại bị thêm một cú giật mình thứ hai trong ngày. 10 cái bánh giá 13.000đ, 1 cái tré chỉ 2.000đ và ly trà đá không tính tiền. Chắc là ly trà đá tôi xin để “chữa lửa” nên họ tặng không. Tổng chi phí 15.000đ cho một bữa ăn ngon lạ miệng.
Các công đoạn để có món bánh ép độc đáo – Ảnh: Tùng Nguyễn
Nếu tôi nhớ không sai thì trên đường Nhật Lệ vào buổi chiều cũng có rất nhiều quán bán món bánh ép độc đáo này. Nhưng các quán đó lại không nhộn nhịp bằng quán Na.
Sau này tôi được biết thêm, món này có nguồn xuất phát từ thị trấn biển Thuận An cách đây cũng gần 20 năm rồi. Ngoài ra họ còn có thêm bánh khô, mà nhất định tôi sẽ thử trong lần ghé Huế tiếp theo.
Tùng Nguyễn
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
Bánh ướt
Để làm bánh ướt phải chuẩn bị gạo ngon, vo sạch, ngâm qua đêm rồi đem xay thật mịn. Mỗi nơi có bí quyết pha bột riêng để bánh tráng ra vừa dai vừa mềm.
Công đoạn tráng bánh cũng phức tạp không kém. Đổ bột lên tấm vải căng trên nồi nước sôi sùng sục, lượng bột vừa phải để bánh không quá dày mà cũng không quá mỏng. Cách làm bánh thì nơi nào cũng giống nhau, cái tạo nên sự khác biệt cho món bánh ướt của từng vùng miền là những nguyên liệu ăn kèm bánh như thịt, rau cải và nước chấm.
Bánh ướt thịt nướng của vùng đất kinh kỳ Huế là món ăn hấp dẫn. Miếng thịt nướng không nhiều nạc, cũng không nhiều mỡ, được tẩm ướp gia vị cho thấm rồi nướng trên bếp than hồng. Ai đi ngang qua ngửi mùi thơm lừng của thịt nướng cũng không nỡ bước đi. Cho thịt vào bánh ướt, kèm thêm rau thơm, xà lách và giá sống, cuộn lại từng cuốn đều tăm tắp. Khi ăn chấm với nước chấm làm từ tương và gan heo băm nhuyễn. Chính nước chấm độc đáo đó đã làm nên hương vị khó quên cho món bánh ướt thịt nướng xư Huê.
Bánh ướt thịt heo của vùng Quảng Trị lại thu hút thực khách với đĩa thịt heo luộc xắt lát, miếng thịt mỡ với tỷ lệ vừa phải, mềm mà săn chắc. Rau sống ăn kèm là cac loại rau thơm ở địa phương. Nước chấm được pha từ nước mắm với nhiều thứ nguyên liệu khác có vị ngọt hoặc mặn tùy theo sở thích của người ăn, nhưng không thể thiếu tỏi và ớt. Vừa ăn vừa hít hà.
Ở một số vùng ven biển miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, món bánh ướt trở nên mộc mạc như người dân quê chân chất. Bánh ướt tráng xong cho vào đĩa, thoa lên một lớp hẹ hay hành lá phi dầu, có nơi còn rải lên thêm lớp bột tôm đỏ au. Nước chấm chính là cái hồn của món bánh ướt này. Người ta có thể ăn bánh ướt chấm nước mắm pha ớt tỏi, nhưng đặc sắc nhất là ăn với các loại mắm nêm, mắm sò, mắm dắt hay mắm ruột được làm từ hải sản tươi rói nên mùi vị rất đậm đà.
Đặc biệt hơn là món bánh ướt ăn với thịt gà và lòng gà ở Đà Lạt. Cũng là đĩa bánh ướt tráng sẵn, cũng rau thơm và nước chấm từ mắm pha với tỏi có độ cay vừa ăn, nhưng khác lạ là có lòng gà và thịt gà. Gà phải chọn loại gà vườn, thịt săn chắc và ngọt. Lòng gà làm sạch rồi ướp sơ với gia vị, khi ăn thì xào lên thơm phức. Thịt gà luộc hoặc hấp chín đem xé phay. Lòng gà và thịt gà mỗi thứ một ít đặt lên đĩa bánh đã có rau, rắc thêm ít tiêu rồi chan nước mắm vào. Khó có thể tả được hương vị độc đáo của món ăn này.
Bánh ướt Sài Gòn là món ăn phổ biến đối với người sống ở thành phố này, nhưng không vì thế mà kém phần hấp dẫn. Không tỉ mỉ cầu kỳ, cũng không quá đơn giản, đĩa bánh cũng đủ rau quế thơm và giá trụng, nem chua, chả lụa thay cho những thứ thịt phải tốn công chế biến, thêm ít hành tím phi vàng vừa giòn vừa thơm. Có nơi đặc biệt hơn, người ta rắc thêm một ít bì thịt. Chan nước mắm có vị ngọt đậm hơn vị mặn mới đúng cách ăn của người Sài Gòn. Đĩa bánh ướt lúc nào cũng thấy ngon măt, ăn xong vẫn còn thèm.
Theo PNO
Hấp dẫn với món bún nghệ xào xứ Huế Vị thanh ngọt của nghệ, béo béo của lòng, cay cay, thơm thơm của rau răm đã tạo nên món bún nghệ mang đậm chất cố đô. Tên gọi đầy đủ của món ăn là bún nghệ xào lòng heo. Vài năm trở lại đây, món ăn bình dị này đã được nhiều thực khách ưa chuộng. Chỉ với những nguyên liệu đơn...