Món độc lạ: ‘Pizza Việt Nam’ làm từ khô… cà chua
Chuyện nghĩ và làm ra sản phẩm khô cà chua, vốn là chuyện bắt đắc dĩ nhưng lại rất “có hậu”.
Có thể nói dãy hàng nông – hải sản phơi khô của dân ta còn phong phú và bất ngờ hơn cả một lâu đài thơ tự do. Gần như, mọi loại rau củ, cá tôm… đều có thể mang phơi khô, trữ để ăn dần. Mới lạ nhất, chắc là sề khô cà chua.
Biến hàng ế thành hàng hiếm
Chắc bạn và tôi đều công nhận rằng, những trái cà chua chín mọng, đỏ hồng sẽ mang lại cảm giác tươi mát cho bữa ăn hằng ngày. Không những thế, nó còn khá dồi dào hàm lượng vi khoáng có lợi cho cơ thể (1).
Và chuyện nghĩ ra sản phẩm cà chua khô, vốn là chuyện bắt đắc dĩ nhưng lại rất “có hậu”.
Rau khô cà chua thật tiện dụng và lạ miệng.
Số là, ở những vùng đất gò của Gò Công, Tiền Giang – trội đất cát pha với đất thịt – thường được dân địa phương trồng tỉa rau cải, ớt, cà… luân phiên quanh năm. Và điệp khúc được mùa rớt giá vẫn xảy ra như cơm bữa. Ví dụ, dịp tháng Giêng này, giá cà chua loại hai tại vườn ở đây, giá không quá 500 đồng/kg.
Chán nhưng không nản, nhà tôi đã thử nghĩ ra cách làm cà chua phơi khô.
“Bạn” ấy, lập luận như sau: trái bầu, xắt mỏng mang phơi khô được. Củ cải khô, thông dụng hơn cả củ cải tươi và không bao giờ rớt giá. Vậy, sao không thử gom 3 – 4 ký cà chua ế, từ vườn nhà bà chị ruột (ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) cũng xắt mỏng ra, ướp sơ muối rồi mang phơi khô.
Hấp dẫn món khô cà kho lạt với chả cá và củ cải muối.
Nào ngờ, bếp nhà lại có một loại rau mới thật độc lạ và cực kỳ đắc dụng, đặc biệt là trong những lúc khan hiếm rau xanh như ngay trong mùa dịch quái ác này. (Mặt khác, có một sự trùng hợp thật thú vị, khi có một bài báo chia sẻ về cách làm khô cà chua sấy bằng lò nướng điện, của các đầu bếp làm ở nhà hàng năm sao. Họ cho rằng, khô cà rất phù hợp với món thịt xông khói, dùng kẹp bánh mì) (2).
“Song kiếm hợp bích” với cá chỉ vàng
Video đang HOT
Có hôm, tôi thử lấy cỡ nửa chén khô cà chua da nhăn nheo, khô cứng trông tựa như mớ vỏ quýt hồng phơi khô đó, kho ngót cùng chục con cá chỉ vàng. Tưởng không ngon mà thơm ngon không tưởng!
Từng muỗng nước cá kho, chua thơm dịu nhẹ thật ấn tượng. Độ chua rất mỏng, cỡ phân nửa so với vị của trái tắc (hạnh) chín thôi. Đặc biệt, trong lớp “cơm cà” dính liền vỏ ngoài, chứa vị ngọt thanh tự nhiên của dạng cà treo cây đang chín rục và còn “nghe” thoang thoảng mùi khói bếp. Bởi vì, phải phơi suốt 3-4 nắng gắt thì sề cà mới khô cứng lại.
Tối nào, vợ tôi cũng cẩn thận mang mấy sề cà sắp khô vào để trên cái bàn ăn cạnh bếp và không quên lấy vải mùng đậy lại. Nào ngờ, những tối “ở chung” với bếp đó, những lát cà gần khô kia lại… “tranh thủ” hút mùi khói bếp. Cũng nhờ vậy, nồi cá biển kho ngót bình dị, lại có dịp “giao lưu” với một loại nguyên liệu nửa quen nửa lạ – khô cà chua ám khói nhẹ.
Đồng thời, cũng nhờ lượng đường tự nhiên đang lên men trong khô cà, “nhiệt tình” tương tác cùng da thịt cá, giúp nâng độ ngọt bùi và thanh tân lên vài ba bậc.
Vậy là, bịch khô cà không còn bị bỏ quên trong ngăn mát tủ lạnh nữa.
Lúc hoàn nguyên, khô cà chua thơm thanh nhẹ lẫn ngọt dịu.
Nâng đỡ chả cá “ngủ đông”
Có hôm trốn dịch, khó mua được rau xanh như ý, tôi lại “tác hợp” nhúm khô cà và củ cải muối với ít chả cá tạp, biển Phú Yên. Nào ngờ, “cuộc tình tay ba” này diễn ra thật êm thắm.
Nhờ sự “hùn hạp” của cà khô, mà những miếng chả cá “ngủ đông” gần hai tháng trời, vẫn không trở mùi tanh lại có phần ngọt thơm hơn. Và nếu nhai tiếp vài ba cọng củ cải trắng hồng, giống như ta đang phối nhạc vào bữa ăn. Tùy nhịp nhai chậm hay nhanh, chúng sẽ phát ra âm giai sần sật hoặc rào rạo thật vui tai.
Và cứu nguy lúc khan hiếm rau
Cũng có hôm, nhà chỉ còn rổ trứng vịt đồng cỡ chục rưỡi cái là thực phẩm chính. Tôi lại nhớ đến món chả trứng chiên độn đủ thứ (rau giá, bắp cải, cà chua, bột gạo) của má thời tuổi thơ khốn khó. Liền nghĩ ra một phiên bản chả trứng kiểu khác, thoáng trông như một dạng bánh xèo cách tân. Lấy 2 quả trứng giả bột. Bằng cách, cho chúng “nhậu” một muỗng canh rượu đế, cỡ 29 độ cồn, khuấy tan đều. Và để cho hỗn hợp trứng “nghỉ” khoảng 10 -15 phút, nhằm “dậy” men.
Vẫn “mượn” cỡ một chén củ cải muối với khô cà làm rau độn. Thế nhưng, lần này còn “rủ” thêm bốn lá gừng non bên thềm nhà, xắt nhuyễn, để định hương, trợ tiêu và thanh thực.
Thành công ngoài mong đợi! Mới nhìn hình cái bánh trứng thôi, bạn đầu bếp Nông Trần ở Củ Chi, TP.HCM đã phấn chấn bình luận: “Ồ! Pizza Việt Nam đây mà!”
Và món chả trứng với nhúm khô cà, củ cải muối rất ngon.
Nhờ có sự tương tác của men rượu, lớp bánh trứng nở xốp và “nổi rễ tre” kiểu như kết cấu của bánh bò ngon vậy. Cũng có người không thích mùi rượu, thắc mắc: vậy trứng có còn “hôi” rượu không? – Xin thưa, mùi rượu đã bốc hơi hoàn toàn. Không những thế, nó còn cuốn luôn mùi tanh của trứng “đi chỗ khác chơi”, chỉ chừa hương thơm ở lại.
Gắp miếng chả trứng, cặp thêm vài ba vụn khô cà nhẩn nha thưởng thức. “Nghe” hương vị thật hài hòa. Có chút chua ngọt thanh dịu của cà phối hợp cùng độ béo bùi từ trứng thêm cân bằng phẩm vị, lại lâu ớn ngán. Còn thoảng mùi vị dịu dàng – nồng the nhẹ – đặc trưng của tinh dầu gừng chao lượn, thật sảng khoái.
Đặc biệt, món bánh trứng này, chấm vào chén nước tương ngon giầm ớt hiểm lại thanh thoát hơn dùng kèm nước mắm pha chua ngọt.
Thật ra, vẫn có thể dùng vài trái cà chua đang chín mọng, vắt bớt nước, xắt cỡ hạt lựu thay cho khô cà. Lúc đó, “dung nhan” khối chả bánh sẽ thêm rực rỡ nhờ màu đỏ tươi của cà. Thế nhưng, bạn sẽ không có được mùi ám khói cũng như những con men có lợi, từ khô cà như tôi vừa kể.
Với lại, người viết cũng không khuyến khích quý đọc giả hãy tranh thủ làm khô cà, ngay thời điểm giá rau củ quả đắt đỏ như hiện nay. Chỉ muốn chia sẻ những món mới rất đời thường mà lạ miệng, để bữa cơm gia đình không nhàm chán. Nhằm vun đắp tình thân, bằng cách nhen nhóm ngọn lửa sáng tạo nơi góc bếp thân quen.
Về làng Nôm ăn bánh tày
Miếng bánh nhỏ xinh, vừa miếng cắn, trông như một lát sushi kiểu Nhật, với mềm - ngọt - ngậy của nếp - đậu - đường - mỡ hòa quyện, khiến vị giác tôi bừng tỉnh bởi chưa từng ăn qua thứ bánh nào nguyên liệu giản đơn mà lại ngon rền đến thế.
Tìm về làng Nôm, thuộc Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên - một làng cổ thanh bình của toàn vùng Bắc bộ, đúng ngày họp chợ của làng, cũng là một dịp đặc biệt. Chợ Nôm, tương truyền hình thành từ thời nhà Lê, và cho đến giờ vẫn lưu giữ lệ làng với lối họp chợ khác biệt khi chỉ mở vào những ngày trong tháng có số cuối là 1, 4, 6, 9.
Khám phá chợ phiên làng Nôm, cả chợ có hai tiệm bán bánh lá, với đủ loại quen thuộc, từ bánh tẻ, bánh nếp, bánh chưng, bánh giò, bánh chay, bánh gio, bánh khúc... riêng với loại bánh lá cỡ ngón chân cái, dài khoảng gang tay, được gọi là bánh tày thì cả chợ chỉ có tiệm cô Thủy bán.
Hỏi chuyện, mới biết đây là món đặc sản chỉ có ở làng Nôm, xưa kia dịp trọng đại, lễ tết, người làng Nôm mới gói bánh này. Cô Thủy cho hay: "Độ 5 năm trở lại đây, tôi nhớ lại cách thức của các cụ ngày xưa, nên gói lại bánh tày, đem ra chợ phiên bán kiếm ít đồng rau đồng đậu. Cái bánh này gói cầu kỳ lắm, không dễ như bánh chưng, bánh lá khác".
Quầy bánh tày cô Thủy ở chợ Nôm, Hưng Yên.
Rời chợ Nôm, đi vào sâu trong làng, hỏi chuyện các cụ cao niên, mọi người đều say sưa kể về món bánh tày. Ngày xưa, thời hưng thịnh, trong mâm cỗ cúng đình của làng Nôm, có ba thứ không thể thiếu là giò cây, bánh tày, chả hoa. Thế rồi qua nhiều thăng trầm, những tinh hoa ấy dần mai một, giò cây và chả hoa giờ đã thất truyền, duy món bánh tày vẫn tồn tại, nhưng cũng không nhiều người làng có thể làm được. Cụ Tạ Đình Hùng nay đã ngoài 80, là người hiếm hoi lưu giữ cách làm bánh theo nguyên bản.
Đến nhà cụ Tạ Đình Hùng, cụ vui vẻ tiếp chuyện: "Từ khi lớn lên tôi đã được các cụ cho ăn bánh này, đến năm 10 tuổi các cụ cho tập gói bánh, và cứ thế gói đến giờ". Tìm hiểu về lịch sử làng Nôm, cụ Hùng cho biết thành hoàng làng là thánh Tam Giang, một vị danh tướng, ngày xưa có công chiêu mộ binh lính từ khắp nơi, về đóng trại ở rừng thông, thuộc phần đất của làng, rồi lập ấp, làng phát triển từ đó.
Đây cũng là lý do làng Nôm hiện có đến 16 dòng họ, với các họ lớn như Nguyễn, Đào, Phùng, Lê, Tạ, Đỗ... Mỗi dòng họ lại có một nhà thờ họ được xây dựng khang trang, cổ kính, nằm dọc trên đường làng, tạo cho làng Nôm một vẻ đẹp khác biệt, thanh bình và còn lưu giữ nhiều nét nguyên sơ so với các làng cổ khác ở Bắc bộ.
Một nồi bánh tày ngon, rền, phải nấu trên năm tiếng liên tục.
Không ai nhớ lịch sử hình thành bánh tày làng Nôm, nhưng có một thuyết giải khá hợp lý rằng ngày xưa, khi danh tướng Tam Giang khiển quân đánh giặc, để binh sĩ có được sức khỏe chiến đấu dài ngày, người làng Nôm làm ra món bánh tày, thực phẩm tiện lợi để binh lính, quan quân dễ dàng cầm theo trong các đợt hành quân. Bánh tày nhỏ hơn bánh tét, rất vừa tay để có thể dễ dàng cầm ăn trong lúc di chuyển. Độ đường, mỡ, đậu, nếp trong bánh lại rất cân bằng, nhanh chóng giúp binh lính tăng thêm sức chiến đấu.
Để hiểu cách làm món bánh tày làng Nôm, cụ Tạ Đình Hùng đồng ý giúp làm lại một mẻ bánh tày theo cách thức cụ thực hiện từ hơn 70 năm về trước. Nhìn chiếc bánh nhỏ gọn, chỉ ấn tượng với chiều dài hơn 30cm, tưởng dễ dàng thực hiện, nhưng bắt tay vào việc, mới thấy ở đó sự cầu kỳ, tinh tế trong từng chi tiết nhỏ.
Phần nhân bánh được lớp nếp phủ đều, phải thật khéo tay mới làm được.
Bánh gồm nguyên liệu chính là nếp ngon, xưa người làng Nôm dùng nếp cái hoa vàng, đậu xanh bóc vỏ, đường kính, mỡ thỏi. Với tỷ lệ nguyên liệu đồng đều, 1 cân nếp, 1 cân đường, 1 cân đậu, 1 cân mỡ cho ra 10 bánh. Bánh tày làm theo các bước: Nếp đem ngâm 3 tiếng. Đậu xanh ngâm 5 tiếng rồi nấu chín như nấu cơm, xong đem giã mịn, trộn tiếp đường kính vào, xào nhanh trên lửa cho thật khô. Phần xào đậu khó nhất trong khâu nguyên liệu, nếu không nhanh tay, đậu dễ bén nhiệt, cháy khét do có đường. Phần mỡ thỏi, mỡ thăn chọn mua có độ dài tương đương một cái bánh (hơn 30cm) để khi cắt thành dải dễ dàng.
Riêng công đoạn ngâm đậu, nếp, xào đậu, cắt mỡ làm nhân, mất một ngày trời. Đến ngày thứ hai dành cho phần gói bánh. Mỗi bánh sử dụng 2 - 3 lá dong, lá đầu dài suốt chiều dài bánh, úp lòng lá ra ngoài, lá trong làm ngược lại cho hai lưng lá đấu nhau, đổ lên lá một chén gạo, dàn đều, xong lấy khuôn ống tre chẻ đôi, miết đậu xanh vào hai nửa, kẹp giữa là dải thịt mỡ to bằng ngón trỏ, cắt dài bằng bánh, đặt lên lớp nếp.
Cái khó của việc gói bánh, là công đoạn giũ tay nhanh gọn sao cho lớp nếp bám đều quanh nhân, nếu tay gói không khéo, khi bánh thành phẩm thì nhân đi đằng nhân mà nếp ra đằng nếp. Phần việc này đòi hỏi người khéo tay, kinh nghiệm và thuần thục mới làm được bánh tày đẹp.
Một buổi gói bánh tày ở nhà cụ Tạ Đình Hùng.
Vừa gói bánh tày, cụ Hùng đưa ra một so sánh: "Nom cái bánh bé thế, nhưng lâu gấp đôi so với cái bánh chưng nặng hơn một cân. Mỗi bánh chưng tôi gói chỉ khoảng hai phút, bánh tày phải 5 - 6 phút. Nhọc công như vậy nên ở làng giờ chẳng ai làm, tôi cũng thường chỉ vào dịp lễ tết và ngày hội làng 12.1 cúng đình, tặng cho con cháu thôn xóm thôi, chứ mỗi lần làm vất vả lắm cháu ạ".
Bánh gói xong, đem luộc như bánh chưng trong năm tiếng đồng hồ. Suốt năm tiếng ấy, nồi bánh không được để vơi nước, và phải căn lửa đều. Bánh chín, được vớt nhúng ngay vào nước lạnh, rửa qua, đem để khoảng hai tiếng cho nguội hẳn rồi dùng tay lăn qua lại vài lần cho bánh thêm tròn.
Bánh được cắt thành từng lóng nhỏ, vừa miếng cắn, lớp nếp bao quanh nhân tròn xoe, đều đặn. Nếp chín rền, ngọt ngậy nhờ đường, mỡ, đậu... ăn no mà không ngán. Trước lúc chia tay, cụ Hùng vui vẻ: "Bánh tày trước chỉ có người làng Nôm ăn, mỗi năm gói nhiều cũng chỉ đủ cho trong làng, sau này con cháu đi xa, mỗi đứa mỗi nơi, khi về nó cứ hay bảo gói để làm quà biếu, người ngoài mới biết đến bánh tày đấy!".
Nhớ hoài cá 'Em-buông-ra'! Lạ đời thay! Miếng cá cứ tan dần, tan dần dù người ăn mới nhai nhẹ vài nhịp rồi ngậm miệng lại. Như thể ta đang ăn kem vậy... Thời may, chúng tôi bị cuốn hút bởi miếng cá lạ. Lạ đến độ sửng sốt. Vì nó chứa nhiều tố chất bất ngờ lẫn không ít giai thoại kỳ thú. "Trúng số" cá...