Môn ‘cực nhàm chán’ với đa số sinh viên trở thành môn nền tảng tại ĐH Fulbright Việt Nam
Môn học này thuộc chương trình Đào tạo Nền tảng của ĐH Fulbright Việt Nam.
Trên thực tế, các trường đại học hiện đại thường hướng tới những chương trình đào tạo toàn diện hơn, với trọng tâm mới xoay quanh các môn học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học).
Tại Fulbright, chương trình Đào tạo Nền tảng bao gồm 5 môn học trải rộng trên nhiều lĩnh vực, giúp sinh viên hình thành một thế giới quan đa chiều và chuẩn bị cho quá trình học tập, làm việc lâu dài. Các môn học Nền tảng tại Fulbright bao gồm: Khám phá Khoa học; Lý luận Định lượng cho Thời đại Số; Tư duy Thiết kế và Hệ thống; Lịch sử Triết học và Thay đổi Xã hội; và Văn hóa và Xã hội Việt Nam Hiện đại.
Trong số các môn này, có môn Lịch sử Triết học và Thay đổi Xã hội.Với môn học tưởng chừng như “cực nhàm chán” đối với nhiều người, sinh viên tại đây sẽ được học về những thời khắc then chốt trong lịch sử tư tưởng nhân loại và tiếp xúc với kho tàng các văn bản văn học, triết học, tôn giáo và nghệ thuật cổ điển, từ sự phát triển của các tư tưởng nổi bật xuyên suốt chiều dài lịch sử cho đến cách những ý tưởng đó gây ra biến đổi xã hội và định hình nhận thức trong thế giới đương đại.
Ngoài ra, môn học còn tạo cơ hội cho sinh viên phê bình quan điểm của nhau trong các cuộc thảo luận nhóm, từ đó giúp các bạn hình thành những góc nhìn cân bằng và bao dung hơn.
Điểm khác biệt từ chương trình Đào tạo Nền tảng
Tại Fulbright, sinh viên bắt đầu hành trình học tập và trải nghiệm của mình bằng việc xây dựng hệ thống kiến thức phổ quát cũng như các bộ kỹ năng cơ bản, thông qua các môn học Nền tảng bắt buộc.
Với chương trình Đào tạo Nền tảng, điểm đặc biệt không chỉ nằm ở nội dung giảng dạy. Mục tiêu chính của những môn học này là phát triển các kỹ năng và tư duy học thuật thiết yếu cho sinh viên.
Điển hình như môn Khám phá Khoa học dẫn dắt sinh viên vào thế giới của các ngành khoa học tự nhiên.
“ Đây không phải môn học về vật lý, sinh học, hóa học hay bất cứ lĩnh vực nào cụ thể, nó tập trung vào khía cạnh kỹ năng nhiều hơn khía cạnh nội dung. Chúng tôi muốn sinh viên đặt mình vào vị trí của một nhà khoa học, suy nghĩ như một nhà khoa học, hiểu ý nghĩa của dữ liệu khoa học và biết được kiến thức khoa học được tạo ra như thế nào,” Tiến sĩ Samhitha Raj, một trong bốn giảng viên phụ trách bộ môn cho biết.
Video đang HOT
Chương trình Đào tạo Nền tảng gồm 5 môn học tại ĐH Fulbright Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Ảnh: ĐH Fulbright Việt Nam
Thông qua các dự án nhóm, sinh viên được thực hành thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu, cũng như đánh giá một cách phản biện các tuyên bố khoa học.
Bên cạnh những kỹ năng có tính thực tiễn cao, sinh viên còn được trang bị kiến thức để trở thành những con người nhân văn, hiểu biết về thế giới và có khả năng thấu cảm với những người xung quanh. Trong một lớp học với những người bạn khác biệt cả về gia cảnh, sở trường và mối quan tâm, sinh viên học cách thảo luận những ý kiến đa chiều trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Một vấn đề mà những sinh viên theo học các chương trình quốc tế thường gặp phải là cảm giác lạc lõng trên chính đất nước của mình và khó khăn trong việc áp dụng những gì đã học vào bối cảnh Việt Nam.
Môn học Văn hóa và Xã hội Việt Nam Hiện đại chính là lời giải cho vấn đề này. Bằng việc đi sâu phân tích các vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt, từ các khía cạnh lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế và cả chính trị, khóa học này giúp người học hiểu rõ về bản sắc Việt Nam và từ đó nhìn nhận đúng đắn về vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Dựa trên tư duy cởi mở và phản biện, đây là động lực để các bạn có những đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng theo những cách riêng của mình.
Sinh viên được trang bị kiến thức và nhiều kỹ năng thông qua các môn học trong chương trình Đào tạo Nền tảng. Ảnh: ĐH Fulbright Việt Nam
Vào năm 2014, tổ chức Gallup đã tiến hành khảo sát về mối tương quan giữa trải nghiệm đại học và mức độ thành công trong nghề nghiệp – cuộc sống của sinh viên sau khi ra trường. Kết quả cho thấy về những con số không mấy tích cực.
Cụ thể, chỉ có 39% sinh viên sau khi tốt nghiệp tham gia tích cực trong công việc, và chỉ 11% có được cuộc sống trọn vẹn cả về thể chất, giao tiếp xã hội, tài chính, quan hệ với cộng đồng và mục đích sống. Khảo sát này cũng cho thấy sinh viên có nhiều khả năng đạt được sự viên mãn hơn nếu trường đại học giúp họ chuẩn bị vững vàng cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp.
Đó cũng là mục tiêu mà ĐH Fulbright Việt Nam nỗ lực hướng tới. Sau khi rời mái trường Fulbright, các bài học và kỹ năng từ chương trình Đào tạo Nền tảng chắc chắn vẫn sẽ mang lại những giá trị to lớn trong suốt cuộc đời của mỗi sinh viên.
Dự án khởi nghiệp của sinh viên gọi vốn thành công tại cuộc thi Business Challeges mùa 5
Salework - một dự án của nhóm sinh viên cung cấp giải pháp hỗ trợ kinh doanh online thích ứng với sự thay đổi liên tục về thuật toán tìm kiếm đã nhận được nhiều đề nghị góp vốn.
Cuộc thi Business Challenges (Thách thức kinh doanh) mùa 5 do Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp Viện Friedrich Naumann Việt Nam tổ chức đã tìm ra các nhà vô địch sau Gala chung kết diễn ra ngày 17/10 qua hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
Phát biểu tại Gala chung kết, PGS-TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết. khởi nghiệp là chủ trương lớn của Chính phủ trong thời gian vừa qua. Việc Trường Đại học Kinh tế tổ chức cuộc thi Business Challenges đã góp phần thực hiện sứ mệnh quan trọng của ĐHQGHN trong việc kết hợp giữa giảng dạy và thực tiễn trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trở thành nơi ươm mầm và vun trồng tinh thần khởi nghiệp của các thế hệ sinh viên. "Tôi tin rằng các em sinh viên sau khi tham gia cuộc thi, với sự hướng dẫn của các thầy cô, các doanh nhân, sẽ trở thành những nhà khởi nghiệp thành công trong tương lai", PGS-TS Phạm Bảo Sơn nhấn mạnh.
Theo PGS-TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, với triết lý giáo dục đào tạo theo hướng quốc tế hóa, nhà trường mong muốn phát triển cuộc thi Business Challenges trở thành sân chơi bổ ích, ngang tầm quốc gia và quốc tế cho sinh viên khối ngành kinh tế.
PGS-TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Khởi động từ tháng 10/2020, Business Challenges mùa 5 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên trên toàn quốc. Điểm nhấn của mùa 5 thể hiện ở chỗ, đây là năm đầu tiên cuộc thi có sự tham dự của sinh viên của nhiều trường đại học từ miền Bắc đến miền Nam.
Cuộc thi đã thu hút 736 thí sinh đăng ký, được chia thành 156 đội thi. Trong đó, các trường có số lượng sinh viên tham gia tích cực gồm: Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Trường Công nghệ Giao thông Vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Hùng Vương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông...
Trải qua các vòng sơ loại và vòng bán kết, 12 đội thi xuất sắc thuộc 2 nhánh thi với những ý tưởng sáng tạo, mang tính khả thi cao sẽ tiếp tục thể hiện sự bứt phá mạnh mẽ cũng như sự chuẩn bị công phu từ khâu xây dựng ý tưởng, lập dự án, quản trị rủi ro và triển khai.
Nhánh 1 - Khởi nghiệp và Start-up gồm các đội: Mix and Match, Salework, ADGAME, TEA TEA, Sli, TITANA.
Nhánh 2 - Giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp gồm các đội: Queens of BC, Bang Bang Mafia, RBG, CHIEF, DYLE, 3AC.
Đội Salework trình bày ý tưởng trước ban giám khảo
Điểm nổi bật của các đề tài tham dự cuộc thi mùa này chính là tính thực tiễn cao và đã được triển khai trong thực tế khởi nghiệp của sinh viên, trong đó đã có những dự án mang lại những khoản doanh thu đầu tiên. Các giải pháp kinh doanh của cuộc thi được thực hiện trên các nền tảng công nghệ mới và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như kinh doanh giáo dục, nông nghiệp, công nghệ thông tin, quản trị nhân lực, quản trị marketing... Tính sáng tạo và nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường của các sản phẩm được Ban giám khảo đánh giá rất cao.
Với sự táo bạo trong ý tưởng, bài bản, sáng tạo trong cách thức triển khai, 2 đội thi Salework (nhánh 1) và 3AC (nhánh 2) đã xuất sắc giành giải Quán quân với giải thưởng trị giá 50 triệu đồng.
Các đội thi đạt giải nhì gồm: Adgame (nhánh 1); Bangbang Mafia (nhánh 2). Giải ba thuộc về: Slii (nhánh 1); Dyle (nhánh 2). Và giải triển vọng thuộc về các đội: TEA TEA (nhánh 1); TITANA (nhánh 1) ; Chief CITE (nhánh 2); Queen of BC (nhánh 2) .
Dự án quán quân Salework đã nhận được lời mời cộng tác của 3 công ty, trong đó có lời mời trị giá 100.000 USD cho 18% và 200.000 USD cho 20% cổ phần. Được biết, dự án của nhóm Salework cung cấp giải pháp quản lý dành cho doanh nghiệp, các hộ kinh doanh online nhằm thích ứng với sự thay đổi liên tục về thuật toán của các sàn thương mại điện tử, tự động hóa các quy trình với chatbot chăm sóc khách hàng tự động, tự động tạo chiến dịch quảng cáo, sản phẩm ưu tiên, chi phí sử dụng tối ưu.
Các thành viên của 3AC đã được một công ty nhận vào làm việc chính thức ngay khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường, đội Yellowbee cũng đã được mời hợp tác cùng công ty truyền thông của một tập đoàn lớn.
Các thành viên ban tổ chức, ban giám khảo chúc mừng thành công của các đội thi
Theo Ban tổ chức cuộc thi, Business Challenges mùa 5 đã trở thành một hoạt động gắn kết giữa việc học tập lý thuyết với kỹ năng thực tế nhằm tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên trên toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chắp cánh cho khát vọng khởi nghiệp trẻ, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tuyển dụng được những sinh viên trẻ, năng động, có năng lực và khát vọng.
Cuộc thi Business Challenges mang sứ mệnh nâng tầm tri thức, khơi dậy đam mê, thúc đẩy sự tiến bộ, rèn luyện bản lĩnh của mỗi cá nhân và tập thể tham gia nhằm góp phần hình thành thế hệ doanh nhân kế tiếp có đủ tầm và tài trong thời đại công nghệ số.
Cuộc thi được tổ chức thường niên và qua mỗi năm ngày càng nâng tầm, thu hút được nhiều đội chơi, nội dung phong phú, cách thức tổ chức chuyên nghiệp và có sức lan tỏa mạnh mẽ tới xã hội.
Học viện Kỹ thuật mật mã giành giải Nhất vòng sơ khảo cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2021 Tại vòng thi sơ khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin (ATTT) ASEAN 2021 do Việt Nam đăng cai tổ chức theo hình thức trực tuyến, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng) có 2 đội thi xuất sắc giành giải Nhất. Sau 8 giờ thi đấu căng thẳng, đội KMA.L3g1On (Học viện...