Món ăn cho bé đi chơi xa
Khi cho trẻ đi du lịch cùng gia đình, bên cạnh việc sắp xếp hành lý, điều mẹ bận tâm còn là trẻ sẽ ăn gì khi đói. Sandwich, hambuger, cơm nắm, bánh mì nướng… là những món đơn giản, tiện lợi mà mẹ có thể dễ dàng chuẩn bị trước chuyến đi và cho vào hộp mang theo.
Trẻ nhỏ đi chơi thường ham vui quên ăn, vì vậy khi chuẩn bị món cho trẻ, mẹ nên làm những món nhỏ gọn để trẻ có thể tự cầm ăn, như sandwich, cơm nắm, pizza… Tuy đơn giản nhưng những món này cũng cần đủ dinh dưỡng để trẻ không thiếu chất, ngoài ra còn phải ngon thì trẻ mới thích ăn.
Pizza
Hầu như không trẻ nhỏ nào lại có thể từ chối món ăn hấp dẫn này. Pizza vừa ngon vừa có thể dùng như món chính thay cơm, với đầy đủ chất đạm, bột đường, chất béo và rau củ.
Pizza có 2 phần là đế và nhân phủ mặt. Cho 1 đế mỏng loại trung, bạn cần 180g bột mì đa dụng, 1/2 muỗng cà phê men nở, 1/2 muỗng canh dầu ăn, 150ml nước và một ít muối, đường.
Hòa men với ít nước ấm, trộn bột với nước, muối, đường, dầu ăn sau đó cho men vào trộn đều), lấy bột ra mặt phẳng sạch nhồi đến khi thấy bột không dính tay là được (nếu có máy làm pizza thì chỉ việc cho vào máy trộn). Dùng nilon đậy thực phẩm hoặc khăn ẩm ủ bột khoảng 2 giờ cho bột nở gấp đôi, lấy ra cán mỏng rồi phủ nhân lên.
Pizza- món ăn yêu thích của nhiều trẻ nhỏ
Nhân pizza rất đa dạng, tùy thích có thể cho xúc xích, thịt xông khói, hải sản, cá ngừ hộp, jambon, rau củ (bắp, cà rốt, đậu Hà Lan, ớt chuông, cà chua, hành tây, quả ô-liu…), xốt cà chua, phô-mai bào. Phủ đều nhân lên đế pizza (phô-mai cho 1/2) sau đó cho vào lò nướng từ 15-20 phút ở nhiệt độ khoảng 220 độ C. Lấy bánh ra, rắc tiếp 1/2 phô-mai còn lại lên, nướng thêm 5 phút là được. Cho pizza vào hộp, khi nào ăn thì cắt thành miếng để bé tự cầm.
Video đang HOT
Sandwich/hambuger
Là bữa sáng yêu thích của nhiều người, sandwich rất tiện dụng để mang theo trong những chuyến du lịch, dã ngoại. Nếu làm sandwich cho trẻ, bạn có thể bỏ phần rìa bánh, cắt hoặc dùng khuôn hình hoa, hình thú ấn lên để tạo hình sinh động.
Cũng như pizza, nhân sandwich có rất nhiều lựa chọn, thường là một lớp pate, bơ sau đó tùy thích trải lên thịt xông khói, jambon, cá hộp, phô-mai, xúc xích, trứng chiên, thịt nguội, thêm rau củ vào (cà chua, dưa leo, xà lách…), rắc ít muối, tiêu hoặc xốt mayonnaise, xốt cà chua rồi kẹp miếng sandwich còn lại lên.
Bên cạnh sandwich, hamburger cũng là món trẻ rất thích ăn. Ngoài nhân thịt nguội, có thể làm hamburger nhân thịt xay, dùng thịt bò (hoặc thịt heo) xay, trộn đều với trứng gà, gừng, hành băm, muối, đường, tiêu, thêm chút giò sống để tạo độ kết dính. Nhồi đều hỗn hợp sau đó vo thành từng viên, ấn dẹp, đem chiên hoặc cho vào lò nướng chín. Xẻ bánh hamburger ra, phết bơ hoặc xốt mayonnaise lên, cho nhân vào, thêm cà chua, dưa leo, xà lách.
Chỉ cần vài phút mẹ đã có món Sandwich cho các bé
Cơm nắm/cơm cuộn
Cơn nắm kiểu Việt hay onigiri kiểu Nhật đều thuận tiện để cho vào hộp mang đi. Cơm nắm Việt chỉ dùng cơm trắng, gạo nấu dẻo sau đó khi còn nóng cho vào bao vải (hoặc miếng vải trắng sạch, túm bốn góc lại), dùng tay đè xuống, nhồi đều các mặt. Đến khi cơm dính chặt lại thì cuốn cơm thành hình tròn, vuông, dài tùy thích, lấy ra khỏi bao vải. Nếu có lá chuối thì cho cơm vào lá chuối, không thì cho vào hộp, khi ăn xắt ra, dùng với muối mè, thịt chấy, chà bông…
Onigiri Nhật cũng dùng gạo dẻo nấu cơm sau đó chia thành nhiều nắm nhỏ, cho nhân vào, nắm thành hình tam giác hoặc tròn, bầu dục. Nhân trong onigiri rất đa dạng, có thể là rau củ muối, cá hồi khô, hải sản, tôm, cua, ruốc, thịt nguội… Sau khi nắm, lăn cơm qua mè rang hoặc bọc lại bằng miếng rong biển.
Cơm cuộn không chỉ dễ làm mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài cơm nắm, có thể làm cơm cuộn rong biển (kimbap) cho bé khi đi chơi xa. Nấu gạo dẻo thành cơm, trộn với ít muối và dầu mè sau đó trải đều ra miếng rong biển, cho nhân vào (củ cải vàng muối, dưa leo, cà rốt, xúc xích, thanh cua, chà bông…) cuộn chặt lại, khi ăn xắt miếng, rắc mè rang lên.
Bánh mì nướng bơ
Món này bé sẽ rất thích, lại rất dễ làm. Chỉ cần cắt lát bánh mì, cho bơ vào lò vi sóng quay trong 30-40 giây sau đó phết lên bánh, đặt vào lò nướng khoảng 8 phút ở 160-180 độ C. Khi bánh vàng thơm, lấy ra rắc đường lên (hoặc có thể rắc đường luôn khi phết bơ), đợi bánh nguội cho vào hộp, có thể để được 5-7 ngày.
Nếu bé dùng được tỏi thì sau khi làm nóng bơ, trộn tỏi giã nhuyễn với bơ, muối và rau mùi xắt thật nhuyễn rồi phết lên từng lát bánh mì, đem nướng vàng giòn. Khi bánh chín có thể rắc thêm ít phô-mai bào sợi lên, cho vào lò nướng thêm 2-3 phút.
Bánh mì nướng bơ thích hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn
Theo PNO
[Chế biến] - Cơm nắm ruốc tôm
Nguyên liệu:
- Ruốc tôm: 400g tôm sú, 2 thìa súp nước mắm
Cơm nắm ruốc tôm
- Tôm sú rửa sạch, bóc nõn vỏ rút chỉ đen, ướp nước mắm, để thấm
- Hấp chín tôm rồi giã tơi
- Bắc chảo lên bếp cho nóng, trút tôm vào, dùng sạn vừa đảo vừa miết tôm vào lòng chảo cho đến khi tôm tơi hẳn và ráo mình là được, lấy ra để nguội hẳn mới cất vào lọ dùng dần.
Mách nhỏ:
Chọn loại gạo dẻo thơm, vo gạo thật kỹ cho vào nồi nấu chín. Khi cơm còn nóng, dùng mo cau hoặc vải cotton cho cơm vào nhồi thật kỹ. Bọc cơm bằng màng bọc thực phẩm, cho vào tủ mát, khi dùng cắt ra thành từng miếng vừa ăn.
Theo VNE
[Chế biến] - Cơm nắm má khô cá lóc Nguyên liệu: - Má khô cá lóc: 100g má khô cá lóc, 1 củ hành tím, 1 nhánh gừng nhỏ, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa súp dầu ăn. Các bước thực hiện: Má khô cá lóc - Má khô cá lóc ngâm mềm, rửa sạch. Hành tím băm nhuyễn. Gừng xắt gọt vỏ xắt chỉ,...