Món ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhất
Kỳ nghỉ Tết dài là thời điểm không thể tránh khỏi nhậu nhẹt và say xỉn. Các thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi, buồn nôn và giải rượu hiệu quả.
Uống rượu quá nhiều có thể khiến bạn mệt mỏi, uể oải, đau đầu. Ảnh minh họa: Westwindrecovery.
Vào kỳ nghỉ Tết dài, việc tụ tập với gia đình, bạn bè sẽ khó tránh khỏi phải uống rượu bia. Việc uống quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức trước khi trở lại công việc hàng ngày. Để giảm bớt cảm giác nôn nao sau cơn say và loại bỏ nồng độ cồn trong cơ thể nhanh, bạn có thể thử các thực phẩm dưới đây.
Theo Good To, trứng là món ăn sáng cổ điển và là một trong những món ăn ngon nhất mọi thời đại, có một số lý do bạn nên bắt đầu ngày mới với 1-2 quả trứng. Trứng rất giàu vitamin B12, có thể cung cấp năng lượng và các axit amin như cysteine và taurine.
Cysteine giúp loại bỏ acetaldehyde khỏi cơ thể. Đây là chất hóa học gây ra rất nhiều đa.u đớ.n sau khi gan hoàn thành công việc xử lý lượng rượu tối hôm trước. Trong khi đó, taurine giúp tăng cường chức năng và có thể giúp bảo vệ gan hiệu quả.
Một trong những thực phẩm giải rượu tốt nhất mà bạn có thể tiêu thụ là gừng. Cách để thưởng thức món này là uống trà gừng khi bạn thức dậy. Công thức là 1 thìa gừng khô, 1/2 quả chanh và 2 thìa mật ong vào ấm trà với nước sôi.
Video đang HOT
Bạn cũng có thể sử dụng củ gừng tươi. Đơn giản chỉ cần thêm 3-4 lát vào nước sôi và để yên trong 5-8 phút trước khi nhấm nháp.
Bánh mì trắng nướng
Nếu mọi thứ thực sự tồi tệ sau khi say rượu, hãy thử ăn bánh mì nướng khô khi bạn thức dậy. Bánh mì rất giàu carbohydrate, cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho cơ thể.
Bánh mì trắng sẽ tốt hơn bánh mì nâu vì dễ tiêu hóa hơn một chút và ít gây kích ứng cho đường ruột nhạy cảm.
Đây là phương pháp chữa trị chứng nôn nao phổ biến nhờ hàm lượng vitamin C. Nước cam, đặc biệt là nước cam tươi mới vắt, có thể mang lại cho bạn nguồn năng lượng rất cần thiết. Đây là một trong những cách tốt nhất để bù nước vì cam là nguồn cung cấp vitamin A, B và C hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, lưu ý là nước cam có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nhạy cảm, vì vậy, nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy uống cùng với đồ ăn hoặc pha loãng nước cam với một ít nước lọc.
Nước cam tươi mới vắt là một trong những cách bù nước hiệu quả cho người say rượu. Ảnh minh họa: Pexels.
Nước lọc
Rượu là thuố.c lợi tiểu có thể gây mất nước, từ đó gây ra một số triệu chứng khó chịu hơn khi say rượu, chẳng hạn đau đầu, chóng mặt, khát nước và mệt mỏi. Vì vậy, việc bù nước vào ngày hôm sau là điều quan trọng.
Uống nước lọc trước khi ngủ có thể giúp ngăn ngừa cơn buồn nôn dai dẳng, và uống sau khi thức dậy vào buổi sáng cũng hữu ích. Hãy nhấp từng ngụm từ từ để dạ dày quen dần.
Theo Cleveland Clinic, uống nhiều rượu có thể phá hủy lượng vitamin dự trữ trong cơ thể, bao gồm vitamin B6 và B12. Việc bổ sung các vitamin B này vào cơ thể giúp phâ.n hủ.y và loại bỏ rượu.
Trong khi đó, cá hồi rất giàu cả hai vitamin nhóm B này. Ngoài ra, uống nhiều rượu có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể bạn. Và axit béo omega-3 có trong cá hồi và các loại cá béo khác làm giảm phản ứng viêm đó.
Măng tươi hay măng khô tốt hơn?
Trong dịp Tết, măng tươi và măng khô thường được người dân sử dụng để chế biến các món ăn truyền thống.
Măng tươi và măng khô đều là thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất nhưng có sự khác biệt đáng kể về thành phần dinh dưỡng, tác dụng đối với sức khỏe và cách chế biến.
1. Hàm lượng dinh dưỡng
Theo Healthline, măng tươi có hàm lượng calo thấp (27 calo trên 100g măng tươi), thích hợp cho người muốn giảm cân. Đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác no. Ngoài ra, măng tươi chứa nhiều nước (khoảng 90%), các vitamin B6, vitamin A, vitamin C, các khoáng chất thiết yếu như kali, sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Tuy nhiên, măng tươi chứa hàm lượng cyanide cao hơn, có thể gây ngộ độc nếu không được sơ chế kỹ.
Măng khô qua quá trình xử lý giúp cô đặc hàm lượng chất xơ cao hơn so với măng tươi vì đã loại bỏ phần nước. Quá trình phơi dưới nắng khiến măng giàu protein hơn nhưng lại giảm vitamin C. Đặc biệt, măng khô là nguồn cung cấp selen - chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tác hại của stress oxy hóa. Măng khô an toàn hơn măng tươi vì lượng cyanide đã giảm nhiều qua sơ chế.
Măng tươi có nhiều đặc tính khác nhau nhưng đều cần sơ chế kỹ trước khi nấu. Ảnh: Ban Mai
Tác dụng đối với sức khỏe
Chất xơ trong măng tươi giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy măng tươi giúp giảm cholesterol xấu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, theo PubMed, nếu không luộc kỹ, cyanide trong măng tươi có thể gây buồn nôn, chóng mặt hoặc ngộ độc.
Hàm lượng protein cao trong măng khô bổ sung năng lượng, hỗ trợ tái tạo và phát triển cơ bắp. Selen trong măng khô hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào và tăng cường sức khỏe tổng thể. Măng khô dễ bảo quản và sử dụng lâu dài hơn, hỗ trợ tiêu hóa tốt nhưng khả năng cung cấp vitamin và khoáng chất kém hơn măng tươi. Măng khô thích hợp cho các món ăn đậm vị, cần nấu lâu như bún măng, vịt nấu măng.
Cách chế biến
Măng tươi cần lột vỏ, luộc không đậy nắp 20-30 phút và rửa lại nhiều lần để loại bỏ độc tố. Măng tươi phù hợp hơn khi bạn muốn chế biến nhanh, tận dụng được vitamin và dưỡng chất tươi.
Măng khô phải ngâm nước qua đêm hoặc luộc 1-2 giờ để mềm và loại vị đắng. Trong quá trình này nên thay nước thường xuyên để đảm bảo an toàn và tăng hương vị. Măng khô an toàn hơn, tiện lợi cho bảo quản và dùng trong các món ăn đậm đà.
Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm Chuối tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn chuối. Nếu không muốn bệnh nặng thêm những nhóm người này nên cân nhắc khi ăn chuối. Người bị bệnh thận Nếu xét nghiệm có kali trong má.u cao thì không nên ăn chuối tiêu và các loại rau quả nhiều kali bởi những loại thực phẩm này sẽ càng làm...