Món ăn bài thuốc tăng sức chống lạnh
Tiết trời rét rất ngọt, việc lựa chọn và chế biến các món ăn bài thuốc có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các bệnh do hàn tà gây ra như viêm đường hô hấp, da khô, nứt nẻ, ngứa da… là rất thiết thực.
Xin giới thiệu một số món ăn-bài thuốc có công dụng bồi bổ ngũ tạng, ôn ấm tỳ vị, bổ dưỡng nguyên khí, hoạt huyết thông khí, dưỡng âm sinh tân… được vận dụng và áp dụng khi thời tiết giá lạnh để độc giả tham khảo:
Bài 1: Nhân sâm 10g, hoàng kỳ 20g, hạt tiêu 2g, đinh hương 2g, tất cả thêm nước cho vào nồi lẩu nấu 10 phút, sau đó cho thêm nước canh vào nấu sôi là có thể thành nước dùng để nhúng các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt lợn nạc, tôm nõn thái lát mỏng…, ăn cùng rau thơm, ngồng cải, măng xé… Công dụng bổ khí, ôn dương, bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức chống lạnh cho cơ thể.
Bài 2: Gà trống 1 con, gừng tươi, rượu trắng, gia vị vừa đủ, hầm nhừ. Dược thiện có tác dụng tráng dương, bồi bổ ngũ tạng, rất thích hợp với những người có thể chất dương hư.
Bài 3: Bong bóng cá loại to đem ngâm 1 – 2 ngày rồi cho vào nấu chín cùng với hành, gừng (một lượng vừa phải), 10 phút sau lấy ra cho vào nước sạch ngâm tiếp 2 giờ, sau đó thái thành nhỏ cho vào nồi hầm cùng với các loại thịt khác như thịt lợn, thịt bò, thịt dê…, khi chín cho thêm gia vị, ăn nóng để bồi bổ ngũ tạng, dưỡng nhan nhuận sắc.
Bài 4: Dâm dương hoắc 200g, tiên mao 80g, nhục thung dung 80g, đương quy 160g, hoàng bá 40g, tri mẫu 40g. Đem tất cả các vị ngâm với 500 ml rượu, nấu khoảng 1 giờ rồi chôn xuống đất 3 ngày 3 đêm, để tiếp 7 ngày nữa thì vớt thuốc ra, phơi khô nghiền thành bột, hoàn viên hoàn bằng hạt đậu đen, rượu và thuốc uống cùng lúc, mỗi ngày 5-10 viên. Món ăn – bài thuốc có công dụng bổ thận sinh tinh, trợ dương bổ âm.
Video đang HOT
Bài 5: Chim bồ câu 1 con, ba kích 20g, hoài sơn 15g, kỷ tử 20g, gia vị vừa đủ, nước sâm sấp, tất cả cho vào nồi hầm nhừ, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần. Món ăn bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, ôn ấm tỳ vị (những người có thể chất nóng trong không nên dùng).
Bài 6: Ngân nhĩ 20g, kỷ tử 30g, hai thứ hầm mềm thêm chút đường phèn, ăn nóng. Có tác dụng: bồi bổ can thận, hoạt huyết thông khí, dưỡng âm sinh tân, đặc biệt thích hợp với những người mắc các bệnh đường hô hấp, da khô nứt nẻ.
Thực đơn giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng
Với người cao tuổi, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật. Ngược lại, khi chế độ dinh dưỡng thiếu hay thừa các chất đều có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng.
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi có nhiều khác biệt so với trẻ em, người trưởng thành và là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Người cao tuổi thường có bệnh nền, hệ miễn dịch suy yếu; một chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu có thể giúp người cao tuổi ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe phổ biến như: tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, thừa cholesterol, táo bón... và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Khẩu phần và tần suất các bữa ăn
Người cao tuổi ít hoạt động so với thời trẻ. Các chức năng cơ quan suy giảm, nhu cầu năng lượng cũng giảm. Sự bài tiết dịch vị trong dạ dày ở cơ thể người cao tuổi thường giảm, vì thế, việc hấp thụ các chất như can-xi, sắt cũng trở nên kém hơn và quá trình tiêu hoá thức ăn cũng dài hơn. Khẩu phần bữa ăn nên cân đối 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
Chất đạm: Người già dễ bị thiếu hụt đạm do việc tiêu hóa, hấp thụ đạm kém dẫn đến gầy yếu, trí nhớ kém, suy giảm hệ miễn dịch... Nên bổ sung thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, lạc, vừng, sản phẩm chế biến từ đậu.
Tinh bột và chất béo: Đối với tinh bột, nên ăn ở mức vừa phải. Mỗi bữa chỉ nên ăn 1 - 2 lưng bát cơm, ăn nhiều rau xanh, khoai củ để cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, nên ăn các món luộc, hấp, hạn chế các món xào, rán, chất béo từ mỡ động vật. Chất béo ưu tiên sử dụng chất béo chưa no như các loại dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật, bổ sung thêm omega-3 tốt cho hệ tim mạch.
Vitamin và khoáng chất: Nên bổ sung các loại vitamin nhóm B, C, D... và các khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, kẽm... để tăng cường sức đề kháng.
Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp làm giảm áp lực cho dạ dày và giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Vì thế, người cao tuổi nên chia 3 bữa ăn chính xen kẽ 2 - 3 bữa phụ, đồng thời khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với những người cao tuổi mắc thêm bệnh tiểu đường.
Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm xen kẽ cùng 1- 2 ly sữa mỗi ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể người cao tuổi.
Xây dựng thực đơn hợp lý
Người cao tuổi nên nạp vào cơ thể ít calo hơn vì nhịp chuyển hóa của cơ thể đã chậm. So với lúc trẻ, người cao tuổi thường giảm khối cơ bắp (mỗi năm giảm khoảng 200g) vì ít hoạt động hơn trước. Giảm 200 - 400calo/ngày sẽ đáp ứng với hiện tượng chuyển hóa chậm vì bớt hoạt động chân, tay. Một khẩu phần cho người cao tuổi thường chỉ 1.600 calo/ngày là đủ.
Người cao tuổi nên ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ xen kẽ các bữa ăn chính, khoảng 3 bữa chính và xen kẽ 2 bữa phụ và nhận đủ dinh dưỡng như sau:
Chất bột đường: Người cao tuổi nên sử dụng ít cơm và ăn nhiều khoai củ để tăng chất xơ, chống táo bón, thải cholesterol thừa, đồng thời hạn chế nguy cơ tăng đường huyết và ung thư đại tràng.
Chất béo: Người cao tuổi cần hạn chế tối đa dung nạp mỡ lợn, da, óc, nội tạng vào cơ thể. Mỗi tuần chỉ ăn 2 - 3 quả trứng và dùng dầu thực vật như: dầu nành, dầu mè để không mắc bệnh béo phì, huyết áp; mỡ dưới 600gam.
Chất đạm: Người cao tuổi vẫn cần cung cấp đủ chất đạm như: cá, đậu hũ, các loại đậu và sữa đậu nành. Tuy nhiên, cần hạn chế thịt lợn mỡ, đồng thời ăn xen kẽ các bữa thịt và cá trong tuần trung bình 1kg thịt, 2kg cá và 3kg đậu hũ/tháng là hợp lý.
Nên sử dụng sữa: Không chỉ trẻ nhỏ mới cần bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày mà người cao tuổi cũng cần có nguồn thực phẩm này để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Mỗi ngày, người cao tuổi nên uống ít nhất 1 ly sữa ít béo, ít đường để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Thường xuyên uống nhiều nước trong ngày, đảm bảo đủ lượng nước cơ thể cần.
Tránh ăn quá no và nhịn đói lâu, đồng thời giảm lượng đường, muối trong khẩu phần ăn hàng ngày: muối dưới 300g/tháng, đường dưới 500g/tháng.
Tăng cường ăn rau xanh và quả chín ít ngọt rất tốt cho sức khỏe. Nguồn thực phẩm này giúp người cao tuổi bổ sung thêm lượng vitamin, chất khoáng đồng thời giúp chống bệnh táo bón, hạn chế tăng đường huyết, kiểm soát cân nặng và chống lão hóa hiệu quả.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cần giữ tâm hồn thanh thản, không nghĩ ngợi nhiều; Duy trì chế độ ăn uống hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh; Tập thể dục vừa sức hàng ngày đều đặn 2 buổi sáng, tối; Tối không ngủ muộn hơn 22h nhưng cũng không nên đi ngủ sớm để đảm bảo duy trì được giấc ngủ sâu từ 11h đêm đến 3 giờ sáng, đây là thời gian cho các cơ quan bộ phận nghỉ ngơi, đồng thời cũng là thời gian cơ thể thải độc, tái tạo tế bào sẽ giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe ổn định, tăng tuổi thọ.
Cần lưu ý gì khi tự kiểm tra bệnh thuỷ đậu tại nhà? Trong những năm gần đây, bệnh thuỷ đậu ít phát triển thành dịch. Tuy nhiên, nó vẫn xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng bạn có thể tự kiểm tra bệnh thuỷ đậu tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tìm hiểu những điều cần lưu ý...