Mối nguy từ nCoV, bạch hầu, tay chân miệng
nCoV, bạch hầu, tay chân miệng dễ lây qua giọt bắn, tiếp xúc…, hoặc gián tiếp qua vật trung gian như chạm tay vào đồ vật nhiễm vi khuẩn, virus.
Covid-19
42 ca dương tính tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Hà Nội, TP HCM xuất hiện 6 ngày vừa qua đã chấm dứt hơn 3 tháng Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nguồn lây chưa rõ ràng. Theo kết quả phân tích nguồn gen của virus từ các bệnh nhân cho thấy đây là chủng virus mới, có đặc tính lây lan nhanh hơn. Đà Nẵng nâng cấp độ cách ly toàn thành phố, thực hiện quyết liệt các biện pháp tránh bùng phát dịch.
nCoV chủ yếu lây truyền từ các giọt bắn văng ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi. Bạn có thể nhiễm bệnh khi hít phải virus nếu đang ở gần người nhiễm Covid-19 hoặc chạm vào bề mặt có virus, rồi đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng. Bệnh nhân Covid-19 thường có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, nặng hơn là viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong. Bệnh có khả năng biến chứng nặng ở những người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch, nhưng người trẻ tuổi vẫn có khả năng nhiễm bệnh nếu không biết cách chủ động phòng chống.
Trên thế giới, Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 17 triệu người nhiễm, khoảng 660.000 người tử vong. Mỹ và Brazil là hai nước có số ca mắc và số tử vong cao nhất thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số mắc và số tử vong cao nhất.
Bác sĩ kiểm tra cho bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ: Ảnh: Reuters
Bệnh bạch hầu
Cuối tuần qua, Bình Phước vừa có ca bệnh bạch hầu, đây là tỉnh đầu tiên khu vực miền Đông Nam Bộ xuất hiện bạch hầu. Đến nay, 4 tỉnh Tây Nguyên là Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum ghi nhận 119 ca bạch hầu. Quảng Trị 5 ca. Trước đó. TP HCM ghi nhận một ca.
Người mắc bệnh bạch hầu khi không được phát hiện và điều trị kịp thời để sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, ra máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
Triệu chứng điển hình của bệnh bạch hầu là sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn, khó thở, khó nuốt. Dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh là xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng. Giả mạc có màu trắng ngà, xám hoặc đen, dai, dính, dễ ra máu. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt. Bệnh có thể trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Video đang HOT
Triệu chứng điển hình của bệnh bạch hầu là sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn, khó thở, khó nuốt. Ảnh: Shutterstock.
Một trong những nguyên nhân gây lây lan bạch hầu là do việc bảo vệ sức khỏe chủ động kém, bao gồm tiêm chủng và vệ sinh cá nhân. Trong Chương trình Tiêm chủng Quốc gia, trẻ 2-24 tháng tuổi được tiêm vaccine 6 trong 1 (hoặc 5 trong 1) phòng bệnh bạch hầu, nhưng khả năng miễn dịch chỉ kéo dài khoảng 10 năm. Do vậy, nếu không tiêm đầy đủ và nhắc lại thì người lớn vẫn có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng cao, có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải đến 30 ngày và truyền qua bằng con đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp; hoặc gián tiếp qua các bề mặt, đồ vật có dính chất bài tiết của người mang vi khuẩn. Vì vậy, ngoài việc chích ngừa đầy đủ, biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn ảnh hưởng của bạch hầu chính là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh do virus đường ruột gây ra, dù vậy, con đường lây lan chủ yếu lại qua tiếp xúc với dịch tiết (từ mũi, nước bọt, nốt phỏng) khi tương tác trực tiếp với người mang mầm bệnh; hoặc nguy hiểm hơn là gián tiếp qua việc đụng chạm bề mặt dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà… bị dính virus.
Đối tượng thường mắc bệnh là nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm dưới 3 tuổi, do giai đoạn này trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh nhưng chưa có ý thức tự giữ vệ sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ trẻ em mới mắc bệnh, mà ngay cả người trưởng thành cũng không tránh khỏi.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Ảnh: Shutterstock
Triệu chứng ban đầu của tay chân miệng là có nốt bọng nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng, niêm mạc lưỡi, má, vòm họng thường bị nhầm lẫn với thủy đậu, viêm da hay nhiệt miệng, khiến mọi người chủ quan, dễ điều trị sai cách và làm bệnh lan tràn. Tình trạng nặng hơn gây sốt cao liên tục khó dứt, nguy cơ biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, thậm chí đe dọa tử vong. Bệnh tay chân miệng do nhiều loại virus khác nhau gây ra và hiện chưa có vaccine, cũng như thuốc đặc trị, nên bất kể độ tuổi nào cũng có thể bị tái nhiễm.
Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã gửi công văn chỉ đạo tích cực công tác vệ sinh chống bệnh tay chân miệng. Trong đó, việc sát khuẩn môi trường sống, đồ chơi, và rửa tay với xà phòng là biện pháp hàng đầu.
Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm nước ta có khoảng 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc tay chân miệng được báo cáo, trong đó có một số trường hợp tử vong. Bệnh có tính chất truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch.
Rửa tay sạch hỗ trợ phòng bệnh
Cả ba bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm, thông qua con đường trực tiếp (giọt bắn, tiếp xúc, tương tác…), hoặc gián tiếp qua vật trung gian như chạm tay vào đồ vật, bề mặt đã bị nhiễm vi khuẩn, virus.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong hầu hết tài liệu hướng dẫn phòng chống bệnh lây nhiễm, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng luôn được khuyến khích thực hiện, đối với cả người lớn và trẻ em. Theo WHO, chỉ cần một động tác rửa tay sạch đã giảm 35-47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn…
Rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng giúp ngăn chặn các bệnh lây nhiễm. Ảnh: Đinh Chí Trung
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy, giảng viên khoa Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, rửa tay là một trong những biện pháp quan trọng giúp hạn chế lây lan các vi sinh vật gây bệnh được các nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận. Không chỉ có tác dụng làm giảm lây lan chéo và nhiễm trùng bệnh viện, rửa tay sạch còn là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cá nhân, giảm nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng.
Hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng.
Nhiều dịch bệnh đang hoành hành tỉnh miền núi Gia Lai
Ngoài việc thực hiện những biện pháp phòng chống dịch COVID-19, cả hệ thống chính trị và người dân Gia Lai đang phải đối mặt với bệnh tay chân miệng, bạch hầu.
Cơ quan chức năng đo thân nhiệt cho người dân xã Hải Yang (huyện Đắk Đoa) nơi có nhiều ca dương tính với bạch hầu
Bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp
Ngày 28/7, ông Đinh Hà Nam- Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho biết, ngành y tế Gia Lai vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với bạch hầu. Theo đó, 1 ca ở làng Blo Dung (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) và 1 ca tại làng Phung (xã Biển Hồ, TP Pleiku). Như vậy, đến ngày 28/7, Gia Lai có 30 trường hợp dương tính với bạch hầu (1 trường hợp tử vong), 20 ca đã được điều trị khỏi bệnh, trường hợp còn lại sức khoẻ tiến triển tốt.
Những ca dương tính với bạch hầu xuất hiện tại 8 xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai (5 xã thuộc huyện Đắk Đoa, 2 xã thuộc huyện Ia Grai, và xã Biển Hồ, TP Pleiku). Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai tiếp tục khoanh vùng, cách ly ca dương tính với bạch hầu, phun khử khuẩn vùng dịch...đẩy lùi dịch bệnh này.
16 ca trường hợp bị tay chân miệng
UBND tỉnh Gia Lai cũng vừa phát đi Công văn số 1522 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng. UBND tỉnh Gia Lai khuyến cáo, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi, bệnh do vi rút EV71 gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
UBND dẫn số liệu từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 10,7 nghìn trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có hơn 6,6 nghìn trường hợp nhập viện (không có tử vong). Tại Gia Lai, từ đầu năm 2020 đến nay có 16 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (không có tử vong) tại 7/17 huyện, thị xã, thành phố.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Sở Y tế Gia Lai chỉ đạo đơn vị trực thuộc tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở các cơ sở khám chữa bệnh tại cộng đồng; khoanh vùng, xử lý triệt để theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để bùng phát thành dịch; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư trang thiết bị, hoá chất, bố trí giường bệnh, chuẩn bị nhân lực phù hợp sẵn sàng phòng chống dịch.
UBND tỉnh Gia Lai cũng giao Sở GD&ĐT Gia Lai chỉ đạo các cơ sở giáo dục - đào tạo, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non tăng cương tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chú trọng giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay cho trẻ em, người chăm sóc trẻ...
Xét nghiệm những ai từ Đà Nẵng về Gia Lai
Ngày 28/7, ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, ngành y tế Gia Lai sẽ cách ly, thực hiện khám, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 những người từ Đà Nẵng về Gia Lai. Ông Hải thống kê, từ ngày 14/7 đến nay, hàng nghìn người từ Đà Nẵng về Gia lai (khoảng 10 người từ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng), ngành y tế đang tiến hành khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm trong ngày hôm nay. Ngoài ra, ông Hải nói, những người nước ngoài đến tỉnh Gia Lai trong thời gian gần đây cũng được xét nghiệm.
Đại diện ngành y tế Gia Lai, ông Hải khuyến cáo, những ai trở về từ Đà Nẵng có biểu hiện ho, sốt thì phải thông báo ngay cho cơ sở y tế để được hướng dẫn.
Cùng với đó, để chống dịch hiệu quả, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh này phối hợp với các địa phương khu vực biên giới, các lực lượng chức năng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh trên tuyến biên giới với Campuchia, nhất là tại các đường mòn, lối mở, cửa khẩu...
Đắk Nông báo động đỏ với dịch bạch hầu Tính đến ngày 22/7, Đăk Nông ghi nhận 34 ca mắc dương tính với dịch bạch hầu. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Nông, hiện toàn tỉnh có 10 ổ dịch bạch hầu nằm rải rác ở 4 huyện gồm Krông Nô, Đăk Glong, Đăk Rlấp và Tuy Đức. Chốt cách ly kiểm soát dân cư trước diễn biến phức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 người gắn vòng ở vùng kín để tăng khoái cảm, phải dùng máy khoan cấp cứu

Chạy online: Lợi ích và nguy cơ

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước

Chế độ dinh dưỡng tham khảo đối với người bệnh hạch nền

Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người

Ca phẫu thuật 'cân não' cứu sống người phụ nữ có huyết khối lan vào hai động mạch thận

Lý do ngộ độc thực phẩm phổ biến vào mùa hè

Lạm dụng thuốc tránh thai gia tăng nguy cơ đột quỵ

Những bài tập rất tốt cho khớp

Ai nên ăn đu đủ?

Đột quỵ - bệnh lý hàng đầu gây tàn phế
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Việt mới 17 tuổi đã được săn đón tới tận cửa lớp học, hút 3 triệu view nhờ mặt mộc đẹp tuyệt đối
Hậu trường phim
23:25:41 22/04/2025
Bộ phim khiến ai xem cũng mắc cỡ: Lời thoại sến sẩm, nữ phụ làm khán giả nói ngay câu này
Phim việt
23:17:33 22/04/2025
Silver Surfer tái xuất, Galactus lộ diện: 'Fantastic Four' mở màn kỷ nguyên diệt vong mới của MCU!
Phim âu mỹ
23:12:20 22/04/2025
3 nam diễn viên nổi tiếng quê Long An, có người lấy vợ kém 26 tuổi
Sao việt
23:05:00 22/04/2025
Á hậu Hoàn vũ giỏi 4 thứ tiếng bị tước danh hiệu vì thi Miss World
Sao châu á
22:56:59 22/04/2025
Ca sĩ Bảo Trâm Idol nhiều lần vấp ngã sau khi 'một bước lên tiên'
Nhạc việt
22:54:44 22/04/2025
Ngôi sao sở hữu 105 triệu người theo dõi trên Instagram khoe chân dài miên man, thả dáng "flexing" trên 1 núi tiền
Nhạc quốc tế
22:45:21 22/04/2025
Tóc Tiên hé lộ lý do tham gia show sống còn sau chiến thắng ở 'Chị đẹp'
Tv show
22:35:12 22/04/2025
Từ bỏ AUKUS: Lối đi khôn ngoan hơn cho Australia để bảo vệ đất nước?
Thế giới
22:13:48 22/04/2025
Chồng đưa 10 triệu/tháng nhưng đùng 1 cái đòi vợ phải xuất 180 triệu để đầu tư làm ăn, không được như ý thì đổ cho tôi mang tiền đi nuôi nhân tình
Góc tâm tình
21:24:50 22/04/2025