Mỗi năm, có gần 4.000 phụ nữ nhiễm HIV mang thai
Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam đã giảm xuống còn 1,93%.
Trong tháng 6-2019 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai “Tháng chiến dịch truyền thông cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” với hàng loạt hoạt động như: treo 200 banner thông điệp truyền thông trên các trục đường chính; truyền thông về chủ đề K=K (không phát hiện = không lây truyền); cấp phát 584.202 chiếc bơm kim tiêm cho 7.425 người tiêm chích ma túy, cấp phát 279.564 bao cao su cho 821 phụ nữ mại dâm và 1.724 người nam có quan hệ tình dục đồng giới…
Bác sĩ tư vấn cho một phụ nữ mang thai cách dự phòng lây truyền HIV sang con
Theo Ủy ban Quốc gia về Phòng, chống AIDS và Phòng, chống ma túy, mại dâm, từ khi triển khai “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” (tháng 6 hàng năm, bắt đầu từ 2009) đến nay, tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con đã giảm mạnh. Cụ thể, năm 2010 là 10,8%; 5 năm sau (2015) tỷ lệ này giảm còn 2,8% và đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,93%, đạt tiêu chuẩn loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Thông tin từ Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em (Bộ Y tế) cũng cho biết, mỗi năm Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm 0,19% (tương đương với hơn 3.800 trường hợp) và số trẻ sinh ra nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV mỗi năm vào khoảng 1.140 – 1.520 trẻ (chiếm 30% – 40%).
Video đang HOT
Để duy trì và giảm hơn nữa tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ, Bộ Y tế đề nghị cần tiếp tục truyền thông về lợi ích, hiệu quả của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; tăng cường điều trị dự phòng bằng ARV hiệu quả, quản lý tốt cặp mẹ con nhiễm HIV từ khi người mẹ được phát hiện; theo dõi tải lượng HIV thường quy cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị dự phòng bằng ARV cho tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV…
Theo ANTĐ
Nhật Bản lần đầu nhận người tị nạn LGBT
Nhật Bản nổi tiếng với lập trường khá cứng rắn về vấn đề nhập cư và chấp nhận ít hơn 100 người tị nạn mỗi năm.
Diễu hành tự hào LGBT tại thành phố Tokyo vào tháng 4 năm nay - Ảnh: Japan Times
Theo tờ Mainichi, Cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh Nhật Bản đã tiếp nhận một người tị nạn LGBT vào năm ngoái. Đây là trường hợp đầu tiên nước này cấp quy chế tị nạn dựa trên xu hướng tính dục từng được biết đến.
Theo quy định, Nhật Bản chỉ cấp quy chế tị nạn cho những cá nhân "có nguy cơ bị bức hại vì là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể". Cụ thể, cá nhân này đã bị bắt, cầm tù và được tại ngoại vì hành vi quan hệ tình dục đồng giới tại quê nhà - một quốc gia hình sự hoá đồng tính luyến ái - trước khi đệ đơn xin tị nạn.
Mặc dù vậy, Cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh từ chối công bố danh tính người này cũng như quốc gia của anh ta/cô ta.
Nhật Bản từ trước đến nay có lập trường cứng rắn về vấn đề nhập cư. Trong năm 2017, nước này chỉ chấp nhận 20 trong số khoảng 20.000 người nộp đơn xin tị nạn và cho phép 45 người ở lại đất nước này vì lý do nhân đạo, theo Japan Times.
Hideki Sunagawa - một nhà hoạt động vì quyền LGBTI tại Nhật Bản - cho biết đây là một tin tức gây ngạc nhiên và đã được các nhà hoạt động vì quyền LGBT hoan nghênh. "Tôi nghĩ rằng trường hợp này sẽ làm tăng sự quan tâm đến vấn đề người tị nạn LGBT", ông nói với Gay Star News. "Tôi hy vọng trong tương lai sẽ có sự hợp tác giữa các nhà hoạt động LGBT và những người tị nạn".
Quyền của người LGBT tại Nhật Bản
Nhật Bản hiện vẫn chưa hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới và chưa có luật cấm kỳ thị dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới (trừ thành phố Tokyo và Ibaraki đã thông qua vào năm 2018).
Vào tháng 3 năm nay, Nhật Bản cấp phép đặc biệt cho một người đồng tính nam đến từ Đài Loan ở lại với bạn đời của mình dù visa hết hạn từ rất lâu. Cả hai đã chung sống với nhau tại Nhật Bản trong 25 năm.
Kể từ năm 2003, người chuyển giới được phép thay đổi thông tin nhân thân với điều kiện phải trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính, triệt sản và không có con dưới 20 tuổi.
Mai Thảo
Theo Motthegioi.vn
Mỹ: Bang Pennsylvania công bố bùng phát dịch viêm gan A Giới chức bang Pennsylvania cho biết đã có tổng cộng 171 trường hợp mắc bệnh viêm gan A được phát hiện kể từ đầu năm ngoái, tập trung nhiều ở các hạt Philadelphia và Allegheny. Ảnh minh họa (Nguồn: Buoyhealth) Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Giám đốc Sở Y tế bang Pennsylvania, bà Rachel Levine chiều 20/5 đã thông báo về sự...