Mỗi lần lĩnh lương hưu, bố 86 tuổi lại chia tiền khắp xóm
Bố tôi có thói quen rất lạ là thích chia tiền cho hàng xóm. Điều này khiến anh em tôi không hài lòng cho tới khi nghe được lời giải thích của bố.
Bố mẹ tôi sinh được 5 người con. Mẹ tôi là nông dân chính hiệu, còn bố là bộ đội, sau có khoảng thời gian đi vùng kinh tế mới.
Nhiều năm về trước, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bố mẹ vẫn cố gắng xoay xở lo cho 5 anh em tôi ăn học, thoát khỏi cảnh ruộng đồng.
Bây giờ, chúng tôi đã trưởng thành. Bốn người làm trong cơ quan nhà nước, vài người có chức sắc. Một người mở công ty kinh doanh thành công, thu nhập tốt. Các con của chúng tôi cũng ngoan ngoãn, giỏi giang, nhiều cháu có công ăn việc làm ổn định. Vì thế, bố mẹ tôi rất hài lòng.
8 năm trước, mẹ tôi qua đời, để lại mình bố sống trong căn nhà cũ. Chúng tôi nhiều lần mời bố đến sống cùng mình nhưng bố không chịu, kiên quyết sống ở quê.
Bố bảo, cuộc sống ở thành phố ồn ào không hợp với bố. Bố muốn sống ở căn nhà cũ, nơi đây có anh em, làng xóm, có những kỷ niệm với mẹ, với ông bà…
Chúng tôi không thuyết phục được bố nên cũng không còn cách nào khác, chỉ đành bảo nhau thường xuyên về quê thăm nom, nhờ vả hàng xóm láng giềng quan tâm đến bố.
Ảnh minh hoạ: Hoàng Minh
Video đang HOT
Được cái bố tôi tính xởi lởi, hài hước nên hàng xóm ai cũng quý. Mỗi khi chúng tôi về quê có quà, bố chỉ dùng rất ít, còn lại mang chia hết cho mọi người.
Những việc ấy, chúng tôi thấy không vấn đề gì. Thế nhưng, có một việc 5 anh em không hài lòng là từ khi mẹ mất, mỗi tháng lĩnh lương người bố hiện 86 tuổi đều đi từ đầu ngõ đến cuối ngõ để chia tiền.
Lương của bố được hơn 8 triệu đồng, bố chia cho mỗi nhà 300.000 đồng. Hai em ruột thì bố cho 500.000 đồng/người.
Có lần bức xúc quá, tôi nói thẳng với bố: “Nhà mình không nghèo, nhưng con cháu cũng chưa giàu. Lương của bố, nếu không tiêu hết, bố cất đi phòng lúc ốm đau. Việc gì bố phải cho người ngoài nhiều như thế?”.
Bố tôi cười, bảo: “Bố già rồi, tiền cầm cũng không làm gì. Bố chỉ giữ lại một phần để lúc ốm đau, về già thêm vào với các con. Còn lại bố chia cho các em, các cháu và hàng xóm – những người tối lửa tắt đèn với bố mấy chục năm qua. Họ khó khăn con ạ.
Xóm mình có 10 nhà, 2 nhà khá giả thì không cần giúp nữa. Còn lại, 5 nhà có cụ già không lương hưu mà con cháu lại ít quan tâm, 1 nhà có 2 đứa con khuyết tật, 2 nhà còn lại thì lũ trẻ học giỏi mà bố mẹ chúng khó khăn. Với mình, 300.000 đồng không quá quý nhưng với họ là một khoản to.
Ngày xưa, bố đi bộ đội, rồi lại đi làm kinh tế, một mình mẹ ở nhà nuôi các con, nếu không nhờ anh em họ hàng, làng xóm hỗ trợ, chưa chắc mẹ con đã kham nổi để lo cho các con.
Giờ các con khôn lớn, thành đạt cũng là lúc bố trả ơn người ta. Việc này cũng khiến bố có thêm niềm vui lúc tuổi già. Thời gian của bố không còn nhiều nữa, bố muốn các con hiểu và ủng hộ bố”.
Nghe những lời bố nói, sống mũi tôi cay cay. Tôi nhớ lại những ngày thơ ấu, bố đi vắng, mẹ phải đổi công với hàng xóm láng giềng để lo gặt hái. Trong xóm, nhà tôi là khó khăn nhất nên bà Đa, bà Tiễn, bà Hảo… vẫn thường mang cho chúng tôi mớ rau, con tép, khi thì quả khế, quả đào tiên.
Nhiều hôm mẹ đi làm công ở xa, còn gửi chúng tôi sang nhà bác Thống. Trưa đến, bác lại tất tả sang nấu hộ nồi cơm độn khoai để mẹ đi làm về, cả nhà có cái ăn ngay.
Tình cảm làng quê ngày đó ấm áp là thế. Vậy mà, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, đã có lúc chúng tôi quên đi, giận hờn khi thấy bố giúp đỡ người khác.
Sau cuộc nói chuyện với bố hôm đó, tôi cũng phân tích lại với các anh, em của mình về chuyện bố chia tiền cho hàng xóm mỗi khi có lương. Cả 5 anh em đều hiểu ra và tôn trọng quyết định của bố.
Thậm chí, chúng tôi còn góp thêm tiền để bố tặng cho những hoàn cảnh đặc biệt trong làng. Số tiền tuy nhỏ nhưng mang đến niềm vui cho vài người. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn cùng bố lan toả những điều tốt đẹp, để con cháu nhìn vào và noi gương, để mỗi ngày thức dậy là một ngày thấy cuộc đời này còn rất nhiều điều đẹp đẽ.
Vợ từ chối phụng dưỡng cha mẹ tôi
Vợ bảo 20 năm chị tôi vẫn sống ở căn nhà của bố mẹ nên tự có trách nhiệm, vợ có nhà cửa đủ rồi nên không cần nữa.
Tôi và vợ đều 44 tuổi, có hai con, nhà và xe đầy đủ, chủ yếu từ tiền của vợ. Nhà vợ khá hơn nhà tôi, cha mẹ vợ có lương hưu, anh vợ làm kinh tế lớn nên dư lo cho cha mẹ. Nhà tôi làm nông, chỉ đủ ăn, trước kia còn cơ cực hơn. Tôi làm xa nhà, lương cũng khá nhưng phải xã giao, đám tiệc nhiều. Lúc mới cưới, em làm ngân hàng. Sau có con, tôi không có nhà, lại khá vất vả, em nghỉ chuyển sang kinh doanh, buôn bán dần dần cũng khá. Sau 10 năm, cơ ngơi và mối hàng tốt do vợ khéo léo, giờ cuộc sống dư giả.
Sau khi tôi cưới, cha mẹ nói căn nhà đang ở sẽ giao cho tôi để sau này thờ cúng tổ tiên, thêm 3 công đất vườn, cho chị gái giữa 3 công, chị gái đầu 3 công. Nhà tương đối ẩm thấp nên vợ chồng tôi bán số vàng cưới (tiền cưới tự tôi lo, cha mẹ hầu như không chi gì) gom góp thêm được 150 triệu đồng để tu sửa lại. Trước cha đi làm thuê, mỗi tháng 5 triệu đồng, tiền từ vườn được 4-6 triệu đồng.
Tôi 32 tuổi, chồng 31 tuổi, cưới được bảy năm, có hai con trai sáu tuổi và hai tuổi, tổng thu nhập của gia đình tốt. 226
Mẹ chia tiền vườn 3 phần, 2 phần cho hai chị, một phần mẹ giữ, tôi có lương nên mẹ không chia. Tôi thấy không có bao nhiêu nên động viên hai chị để cho mẹ hết nhưng không nhận được sự đồng ý. Chị gái giữa, sau khi kết hôn, nhà chồng đông đúc và phức tạp nên dọn về sống với cha mẹ tôi. Những tưởng sau khi có dâu, anh chị dọn ra nhưng không, chị không đi làm, chỉ phụ thuộc vào 5-7 triệu đồng làm thuê từ anh rể. Cha tôi nói chị có đất nhà chồng cho thì ra vay mượn thêm rồi xây nhà mà ở, biết lo toan tính toán rồi đi làm kiếm tiền. Mẹ tôi lại bảo làm chồng phải nuôi vợ con, nên chị vẫn cứ ở.
Mọi người giấu giếm chuyện vay nợ cờ bạc của chồng tôi, tới khi đổ nợ lại đòi tôi trả, nói tôi làm vợ mà không biết cái gì. 132
Tôi nhiều lần nói mẹ phải thu xếp nhà cửa vì tôi không có nhà, vợ tôi là dâu, không thể sống chung nhà với anh rể mãi được, xã hội cũng dị nghị. Ráng sống được 3 năm, chúng tôi dọn ra ở trọ vì nếp sống bừa bộn và bẩn của chị gái với mẹ, cộng với những khoản chi tiêu bất công. Mẹ nói chúng tôi đi làm có tiền nên giỗ chạp 3 lễ phải lo, đó là trách nhiệm con trai, lo tiền điện nước và phụ góp tiền gạo mắm muối. Tôi hỏi góp cho ai, mẹ nói đưa cho chị. Tôi hỏi mẹ, gia đình chị 3 miệng ăn, còn tôi đi xa, ở nhà có mình vợ tôi, sao phải góp nhiều vậy? Mẹ nói chị không đi làm nên không có tiền, còn chúng tôi có.
Nhà ngoại thấy vậy cho vợ tôi mảnh đất nhỏ, anh vợ cho 50 triệu đồng. Chúng tôi hỏi mẹ mượn sổ đỏ căn nhà trước bỏ tiền ra tu sửa, dùng đất đó thế chấp chung với mảnh đất nhà vợ cho để vay tiền xây nhà, vậy mà mẹ từ chối. Anh vợ đưa chúng tôi thêm 200 triệu đồng để xây cho tươm tất rồi trả lại anh sau.
Mẹ chồng nhất định không tổ chức đám cưới cho chúng tôi
Chúng tôi kết hôn được bốn năm, đã tổ chức đám cưới ở nhà gái nhưng hoãn cưới ở nhà trai vì dịch Covid. 248
Trời thương, sau mười mấy năm vợ chồng cũng mua thêm đất, xây nhà to hơn. Từ lúc mượn sổ không được, vợ không mặn mà gì với nhà tôi nữa. Tiền lo cho cha mẹ, vợ nói tôi tự cân nhắc, sau khi lo con cái xong, còn dư thì anh tự quyết. Nhất định vợ không chi tiền mồ hôi nước mắt cho người không giúp đỡ mình lúc khó khăn. Giỗ chạp, vợ về biếu ít tiền rồi đi, hai đứa con tôi không ở nhà nội quá một ngày vì vợ chê bẩn.
Ảnh minh họa AI
Gần đây, cha mẹ lớn tuổi rồi, gọi chúng tôi về bàn bạc nhưng chỉ tôi về, vợ nói không phải chuyện của vợ. Mẹ tôi nói giờ sang tên căn nhà và đất cho tôi, giao 3 lễ giỗ cho chúng tôi lo, cha nghỉ đi làm từ lâu và cần tiền tiêu nên muốn tôi hỗ trợ một ít vì hai chị không có khả năng. Sau khi biết chuyện, vợ nói tôi muốn làm gì thì làm nhưng cô ấy không nhận 3 lễ giỗ, cũng không có trách nhiệm chi cho cha mẹ chồng vì đó là trách nhiệm của tôi. Chồng đi biền biệt, con tự vợ nuôi lớn, nhà tự vợ xây, xe tự vợ kiếm tiền mua, giờ tôi còn dám mở miệng ra để bắt vợ làm này làm kia sao.
Vợ khuyên tôi cứ để cho chị gái hết phần đất và nhà đó rồi chị thờ cúng và phụng dưỡng cha mẹ, tôi có tiền muốn biếu cha mẹ bao nhiêu thì biếu. Lương của tôi lo cho con cái và cha mẹ thật sự không đủ. Tôi cũng muốn giữ phần đất đó vì đấy là nơi tôi sinh ra và lớn lên, cũng muốn có chút gì bên nội để lại cho con sau này. Tôi thật sự rối bời.
Lương hưu của mẹ 9 triệu/tháng nhưng anh cả đẩy cho chúng tôi chăm sóc, sau 2 tháng chung sống, tôi phải ngả mũ phục bái phục chị dâu Sống cùng với mẹ chồng, chúng tôi mới thấy vợ chồng anh cả tốt biết nhường nào. Ngày tôi về làm dâu, bố mẹ chồng chê tôi ghê gớm nên không hợp. Ông bà thích sống cùng với vợ chồng anh cả, bởi 2 người ăn nói nhẹ nhàng và biết chiều chuộng người già. Vậy là tôi sống với bố mẹ chồng...