Mộc mạc giản dị món bánh giò Hà Nội
Có những món ăn ngon được giấu dưới lớp vỏ bọc tầm thường, thậm chí khi lột lớp vỏ bọc ấy ra thì trông chúng cũng chẳng hấp dẫn chút nào. Đơn cử chiếc bánh giò, sản phẩm của đồng bằng Bắc Bộ.
Các món ăn Việt, nhìn chung, luôn được trình bày khá bắt mắt thực khách nhờ có nhiều màu sắc: ví dụ đơn giản nhất là màu xanh của rau, màu đỏ của ớt, màu nâu của những lát thịt trên cái nền trắng tinh của đĩa cơm hay tô phở.
Nhiều món ăn khác màu sắc còn phong phú như một kính vạn hoa. Đi cùng màu sắc là hương và vị.
Chiếc bánh chưng được gói vuông vức với lá dong xanh biếc, lạt buộc ngay ngắn chỉnh tề; sau lớp lá là một khối bánh đầy đặn, khi cắt ra phần nhân đậu, thịt nằm giữa lớp nếp thoạt trông đã muốn ăn; trong khi đó bên ngoài cái bánh giò là lớp lá chuối luộc đã xẫm màu trông bèo nhèo, khi bóc ra phần bánh cũng không thẩm mỹ hơn là bao.
Thế nhưng đó là một món ăn ngon, bổ dưỡng – một biến thể của bát cơm hay xôi với thức ăn đi kèm, tiện lợi cho người ăn, không cần phải nấu nướng nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng.
Được làm bằng bột gạo có pha chút bột nếp, nhân bánh giò là một hỗn hợp của thịt heo, mộc nhĩ, hành khô, tiêu, muối…, gần đây có cả trứng cút. Bánh giò thường được bán khi còn nóng hổi, như vậy ăn mới ngon.
Video đang HOT
Không gì bằng sáng sớm trời rét được ăn bánh giò nóng, miếng bánh mềm mại như tan ra trong khẩu cái, có vị béo của thịt nạc vai, thoảng vị thơm của hành, tiêu, có chút giòn sần sật của mộc nhĩ.
Nhiều hàng quán ở Hà Nội còn bán bánh giò cùng với giò lụa, giò bò hay chả quế. Một đĩa bánh giò “chất lượng cao” như thế giúp bụng no cho tới bữa trưa.
Ở Lạng Sơn còn có loại bánh giò gấc rất đặc biệt. Cũng được làm với các nguyên liệu giống như bánh giò vùng xuôi, nhưng gạo để xay thành bột làm bánh giò gấc được trộn với gấc chín; khi bóc lớp lá chuối bên trong là một khối ba góc đỏ hồng, đẹp hơn hẳn chiếc bánh giò thông thường.
Trong tuyệt phẩm Hà Nội ba mươi sáu phố phường, khi đề cập đến “những thứ quà đặc biệt riêng của từng vùng”, Thạch Lam kể: “Ninh Giang có bánh gai, Yên Viên có bánh giò, Lim có bánh lam, Ghềnh có bánh dài và chả nướng, Quán Gánh có bánh dầy tròn, Nam Định có bánh bàng, Hải Dương có bánh đậu… Những thứ quà ấy nơi thì còn giữ được vị ngon như cũ, nơi thì chỉ có cái tiếng không”.
Bánh giò thôn Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) nay cũng chỉ còn trong ký ức…
Theo TNO
Ngày hè Hà Nội với món bánh đúc mát lành
Vào mỗi dịp hè, khi đã quá ngán những món ăn nóng nực nhiều dầu mỡ, bạn có thể tìm đến các hàng bánh đúc nộm để thưởng thức món ăn đầy thanh mát, nhẹ nhàng.
Bánh đúc nộm thanh mát với giá chần và nước canh vừng lạc.
Mỗi khi có khách, cô bán hàng sẽ cắt từng miếng bánh đúc thành các sợi mỏng, đặt vào bát, cho thêm giá chần rồi chan nước canh vừng lạc. Ăn kèm với bánh đúc nộm là các loại rau thơm tươi ngon như tía tô, ngổ, hoa chuối và rau muống chẻ. Khi ăn, bạn trộn đều bát bánh đúc nộm và sẽ ngay lập tức thấy sự mềm mại của miếng bánh đúc hòa quyện với vị thơm bùi của nước canh vừng lạc, vị ngọt mát của giá và các loại rau sống, đem lại hương vị vô cùng độc đáo. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm một chút ớt bột hay vài lát ớt tươi, giúp món ăn càng thơm ngon hơn.
Ăn kèm với bánh đúc nộm có rất nhiều loại rau thơm tươi ngon.
Theo cô bán hàng chia sẻ, để bánh đúc mịn và mềm, khi nấu phải liên tục quấy nhẹ và pha nước vôi vừa phải. Nhưng điều quan trọng nhất tạo nên sự thơm ngon cho món bánh đúc nộm chính là nước canh vừng lạc. Người bán hàng phải rất khéo léo từ khâu chọn nguyên liệu, vì chỉ một hạt vừng lạc bị hỏng cũng đủ làm cả nồi nước canh bị ám mùi. Sau khi chọn lựa kỹ càng, vừng lạc được đem xay nhỏ, đun cùng với nước giá chần, tạo nên thứ nước canh có màu trắng sữa, thơm mát, ngậy mà không hề ngấy.
Mỗi bát bánh đúc nộm có giá từ 15.000 đồng tới 20.000 đồng.
Bên cạnh bánh đúc nộm, các hàng thường bán cả bánh đúc lạc với tương bần, chè kho, chè con ong, bánh gio... Các món ăn dân dã này thường có giá từ 10.000 đồng tới 15.000 đồng một đĩa.
ngoài bánh đúc nộm, các quán còn có nhiều món bánh dân dã với giá từ 10.000 đồng tới 15.000 đồng một đĩa.
Để thưởng thức món bánh đúc nộm độc đáo, bạn có thể ghé qua những địa chỉ sau:
- Quán bánh đúc 47 Châu Long, mở cửa từ 14h tất cả các ngày trong tuần.
- Gánh hàng rong cô Lê, từ 6h30 tới 11h30 hàng ngày cô ngồi trước cửa nhà số 66 Hàng Bạc. Còn từ 15h tới 19h30 bạn có thể tìm gánh hàng của cô tại số 14 Đào Duy Từ.
Theo MASK
[Chế biến] - Bánh giò Với công thức làm bánh giò này, dù bạn không khéo tay cũng có thể thành công ngay từ lần đầu tiên đấy! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bánh giò: Làm vỏ bánh: 400g bột gạo tẻ 100g bột năng 2 lít nước hầm xương 200ml nước nóng để riêng (có thể không dùng hết) 2-3 thìa cafe...