Mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh thêm cơ hội
Năm 2022, ĐHQG TP HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại 17 tỉnh, TP; ĐHQG Hà Nội tổ chức nhiều đợt thi ở nhiều địa phương.
Việc 2 ĐHQG tổ chức nhiều đợt thi và mở rộng phạm vi tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực nhằm đem lại nhiều cơ hội cùng sự thuận lợi cho thí sinh. Hiện kỳ thi đánh giá năng lực do 2 ĐHQG tổ chức được nhiều trường ĐH sử dụng để xét tuyển.
Nhiều đổi mới
ĐHQG TP HCM vừa công bố thông tin kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022. Theo đó, kỳ thi được tổ chức 2 đợt và tháng 3 và tháng 5.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo – ĐHQG TP HCM, cho biết đợt 1 được tổ chức vào ngày 27- 3 tại 17 tỉnh, TP: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Kết quả thi đợt 1 được công bố vào ngày 5- 4.
Đợt 2 dự kiến tổ chức thi vào ngày 22- 5, tức trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại 4 địa phương: Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, An Giang. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào đúng 1 tuần sau khi thi, tức ngày 29- 5.
Thí sinh điều chỉnh thông tin trước khi vào phòng thi- kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 do ĐHQG TP HCM tổ chức
Đặc biệt, kỳ thi năm nay sẽ có 2 đợt đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký dự thi. Cụ thể, thí sinh sẽ đăng ký dự thi đợt 1 và xét tuyển từ ngày 28-1 đến 28-2; đợt 2 từ ngày 6-4 đến 25-4. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐHQG TP HCM sử dụng để xét tuyển.
Một điểm đổi mới khác trong kỳ thi này là thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp. Sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố, thí sinh có thể đăng ký bổ sung và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển.
“Những nỗ lực đổi mới của ĐHQG TP HCM trong kỳ thi đánh giá năng lục năm nay là để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho thí sinh cũng như các đơn vị tuyển sinh bằng kết quả của cuộc thi này” -TS Nguyễn Quốc Chính nói và cho biết năm nay có hơn 80 trường ĐH sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển.
ĐHQG Hà Nội năm nay cũng tổ chức nhiều đợt thi đánh giá năng lực. Thông tin công bố ngày 21-1 cho biết trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, ĐHQG Hà Nội sẽ tổ chức 5 đợt thi tại 6 tỉnh, TP. Các đợt tiếp theo diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 tuỳ theo diễn biến tình hình dịch Covid-19.
Video đang HOT
Hiện có gần 50 trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội để xét tuyển.
Thêm cơ hội cho thí sinh
Cùng với nhiều phương thức xét tuyển khác, phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực thêm cơ hội cho thí sinh. TS Nguyễn Quốc Chính cho biết mỗi phuong thức xét tuyển đều có ưu điểm riêng. Các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển cũng nhằm tuyển được nhũng đối tượng thí sinh có những năng lực khác nhau.
Thí sinh được gọi vào phòng thi- kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 do ĐHQG TP HCM tổ chức
Tại ĐHQG TP HCM, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của các trường thành viên đều tăng. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dành đến 70%, Trường ĐH Kinh tế – Luật là 60%, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là 50% chỉ tiêu…
Các trường ĐH ngoài ĐHQG TP HCM cũng dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM dành 10- 15% chỉ tiêu chương trình chính quy chuẩn để xét từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Tỉ lệ này ở Trường ĐH ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM là 10%. Trường ĐH Kinh tế- Tài chính TP HCM (UEF) dành khoảng 4.000 chỉ tiêu để xét tuyển từ phương thức này.
TS Nguyễn Quốc Chính cho biết đến thời điểm hiện tại, đã có 82 đơn vị giáo dục trong cả nước đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức để xét tuyển. Đó là 10 đơn vị thành viên ĐHQG TP HCM, 67 trường ĐH và 5 trường cao đẳng ngoài hệ thống.
Tính đến thời điểm này, đã có đến 1.266 ngành của 49 Tường ĐH, cao đẳng đăng ký sử dụng hệ thống xét tuyển chung của ĐHQG TP HCM. Trong đó, có 254 ngành của ĐHQG TP HCM, 1.012 ngành của các trường khác.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông – Trường ĐH Công nghiệp Thực phảm TP HCM, cho rằng càng nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển, thí sinh càng có nhiều cơ hội xét tuyển vào các trường, từ đó tăng cơ hội trúng tuyển mà không nhất thiết phải chờ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT… Việc tham dự kỳ thi sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.
Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT của Mỹ và đề thi TSA của Anh.
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM gồm 3 phần: sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút, chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.
Sẽ mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực
Năm 2022, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tập trung đầu tư mở rộng quy mô kỳ thi đánh giá năng lực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh tham dự kỳ thi và phối hợp với nhiều trường thực hiện "nhóm tuyển sinh chung".
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức tại TP.HCM - Ảnh: T.HUỲNH
Sau 4 năm thực hiện, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM đã tạo được sự tin tưởng từ thí sinh và các trường ĐH, CĐ trên cả nước. Quy mô kỳ thi được mở rộng, số trường sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh cũng tăng nhanh.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh
Theo TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, kinh nghiệm của ĐH Quốc gia TP.HCM về công tác khảo thí, đánh giá là cơ sở tốt để đóng góp cho những đổi mới, cải tiến của toàn ngành. ĐH Quốc gia TP.HCM luôn đi đầu về đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng.
"Từ năm 1999, ĐH Quốc gia TP.HCM đã thành lập Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo và thực hiện đề án tuyển sinh riêng. Từ cuối năm 2012 chúng tôi đã tiến hành một loạt các nghiên cứu về đổi mới tuyển sinh. Từ năm 2016, đề án xây dựng và tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ công tác tuyển sinh ĐH tại ĐH Quốc gia TP.HCM.
Từ năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM bắt đầu tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực và sử dụng kết quả kỳ thi này như một trong số nhiều phương thức tuyển sinh. Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham dự, kỳ thi đánh giá năng lực được thực hiện theo định hướng: thi tập trung, bài thi trên giấy với 1 bài thi tổng hợp theo hình thức trắc nghiệm khách quan" - ông Chính chia sẻ.
TS Phan Hồng Hải - hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết ĐH Quốc gia TP.HCM luôn phối hợp tốt với các đơn vị khác để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực hằng năm. Trong đó, việc phối hợp với các trường ĐH, CĐ tổ chức kỳ thi tại nhiều địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự. Đồng thời, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin: hệ thống đăng ký dự thi, hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi, hệ thống chấm thi, hệ thống quản lý kết quả thi...
Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi được triển khai một cách khoa học với các quy trình, quy định được ban hành chi tiết, sử dụng cơ sở vật chất và phần mềm chuyên dụng để đảm bảo sự phù hợp, độ giá trị của đề thi cũng như đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho kỳ thi.
"Phân bố điểm của kỳ thi đánh giá năng lực qua các năm đều có dạng phân bố chuẩn và có sự tương đồng cao; kết quả thi có tính phân hóa cao, phù hợp với mục tiêu tuyển sinh ĐH" - ông Hải nhận định.
Tuy nhiên, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - lại cho rằng: "Thực tế cho thấy đa số học sinh THPT ở vùng khó khăn không thể ra các thành phố lớn để thi năng lực. Điều đó rõ ràng đã ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh".
Về việc này, TS Nguyễn Quốc Chính cho hay theo kế hoạch, kỳ thi đánh giá năng lực 2022 sẽ được tổ chức 2 đợt: đợt 1 vào cuối tháng 3-2022 và đợt 2 vào đầu tháng 7-2022.
"Thí sinh tham gia đăng ký dự thi sẽ thực hiện đăng ký online tại cổng thông tin đăng ký trực tuyến kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM. Sau khi đăng ký thành công, thí sinh tương tác với kỳ thi qua cổng thông tin này như: xem thông tin liên quan đến kỳ thi, đóng lệ phí, in giấy báo dự thi và xem kết quả thi..." - ông Chính cho biết thêm.
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với các trường ĐH, CĐ, các sở GD-ĐT địa phương để mở rộng phạm vi kỳ thi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh tham dự kỳ thi.
TS Nguyễn Quốc Chính
Thực hiện "nhóm tuyển sinh chung"
Về công tác xét tuyển, ĐH Quốc gia TP.HCM cung cấp thông tin về kết quả thi đánh giá năng lực, thực hiện xác nhận kết quả thi theo yêu cầu của các đơn vị. Hiện tại, hệ thống đăng ký xét tuyển, lọc ảo, xét tuyển đang được triển khai thống nhất cho các đơn vị trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM. Trong khi đó, theo lãnh đạo nhiều trường ĐH, những năm qua ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ cung cấp thông tin về kết quả thi cho các trường đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, tuy nhiên việc xét tuyển vẫn còn hạn chế do tình trạng thí sinh ảo...
Để khắc phục tình trạng này, TS Nguyễn Quốc Chính cho biết: "Theo yêu cầu của nhiều đơn vị ngoài hệ thống, từ năm 2022 ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ trao đổi với các trường để cùng thống nhất phối hợp thực hiện "Nhóm tuyển sinh chung", sử dụng chung tài nguyên là hệ thống đăng ký xét tuyển, lọc ảo, xét tuyển".
Cũng theo ông Chính, hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn tổ chức thi đánh giá năng lực hiện khá rõ ràng, thuận tiện cho việc phối hợp với nhiều đơn vị trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố. Công tác tổ chức thi kỳ thi đánh giá năng lực được thực hiện theo cơ chế hội đồng với các ban chức năng, theo đó mỗi đơn vị tổ chức thi sẽ cử đại diện tham gia hội đồng thi.
Việc tổ chức thi được triển khai theo quy trình, quy định và các văn bản thống nhất, do hội đồng thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM ban hành. Với sự phối hợp chặt chẽ và có trách nhiệm cao của các đơn vị trong và ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM, công tác tổ chức thi đánh giá năng lực được triển khai tốt, đảm bảo an toàn, đúng quy chế.
Năm 2023 sẽ có trung tâm khảo thí độc lập
Theo TS Nguyễn Quốc Chính, ngay từ khi xây dựng đề án kỳ thi đánh giá năng lực vào năm 2016, ĐH Quốc gia TP.HCM đã xác định lộ trình phát triển của trung tâm khảo thí: đầu tư có trọng điểm, xây dựng và phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ chuyên gia, các quy trình, quy định... từng bước trở thành trung tâm khảo thí độc lập và chuyên nghiệp. "Đến năm 2023 trung tâm sẽ trở thành đơn vị độc lập, tự chủ toàn phần" - ông Chính nói.
Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 sẽ tổ chức như thế nào? Trong bối cảnh mới, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 được dự báo là sẽ nhận thêm nhiều sự quan tâm của các trường đại học, học sinh, phụ huynh. Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực được dự kiến sẽ thu hút hơn số thí sinh tham gia. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn Liên quan tới phương án tuyển...