“Mình thích thì mình làm thôi!”

Theo dõi VGT trên

Một thợ cắt tóc giỏi thu nhập có thể cao hơn một tiến sĩ dạy đại học. Giải phóng tiềm năng con người bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện cho họ theo đuổi đam mê, đó chính là đặc điểm của giáo dục hiện đại.

Mình thích thì mình làm thôi! - Hình 1

Chọn lối đi riêng (Ảnh: Getty)

Tôi bước chân vào nghề giáo năm 2012, đến 2013 thì nhận lớp đầu tiên, một lớp chuyên văn. Chuyên văn thì rất “đặc thù”, cả về độ “thông minh”, sự năng động, nhạy bén, thức thời… Song các em thường thua sút về độ “sang chảnh” trong nhìn nhận của xã hội.

Có một thực tế bây giờ là học sinh thường chọn trường trước khi chọn nghề, chọn dựa trên “tâm lý đám đông”, nhưng trớ trêu thay “trường VIP”, trường thời thượng thì khó đậu, còn trường thường thường bậc trung thì không muốn. Thế là tôi luôn nhận được những câu hỏi, những thắc mắc, những yêu cầu “tư vấn” đủ loại. Và tôi hay dùng cái câu rất “trendy” của các em:

“Mình thích thì mình làm thôi!”

Câu trả lời làm nhiều học sinh hụt hẫng, nhưng rất nhanh, các em tỏ ra thoải mái, được giải tỏa và vui vẻ, hào hứng. Các em mạnh dạn chia sẻ về sở thích của mình, có em muốn trở thành một nhà kinh doanh, có bạn muốn làm du lịch, nhiều em thích nghề làm đẹp, có em thích nấu ăn… Thôi thì đủ cả.

“Các em thích gì thì cứ làm.” Nhưng, nào là “bố mẹ không cho, nào là kém sang, nào là thu nhập, nào là tương lai”… Có đủ những nỗi lo lắng. Tôi bèn tính cho các em nghe: hãy nhìn vào thầy cô giáo của các em, lương mới ra trường chỉ hơn 3 triệu/tháng (2,34 nhân 1,450 triệu), sau 10 năm ròng rã lương lên được khoảng 5 triệu. Bây giờ nếu các em có năng khiếu, yêu thích việc làm tóc và bỏ ra chỉ cần 2 năm vừa học vừa làm, trở thành một “pro”, mỗi ngày các em cắt cho 10 cái đầu với giá rẻ nhất là 50 nghìn thôi đã bỏ túi 500 nghìn, trừ chi phí mỗi tháng còn khoảng 10 triệu. Chỉ tính riêng về khía cạnh kinh tế thôi, theo đuổi đam mê mang lại nhiều tiền hơn một cách rõ rệt. Những tiệm make up lớn, tay nghề cao có thể thu nhập mỗi tháng hàng trăm triệu đồng, đó là thực tế. “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi các em”. Và quan trọng là các em luôn được làm điều mình thích chứ không phải điều người khác muốn. Đó cũng chính là tạo ra giá trị.

Một xu thế như vậy, nhất là trong một môi trường “chất lượng cao” là trường chuyên với mục tiêu thành tích đã trở thành nỗi ám ảnh, và danh tiếng trở thành “thương hiệu” sống còn thì tất nhiên là nó thành “lạc lõng”. Nhưng tôi vẫn kiên định, “mình thích thì mình làm thôi”.

Đến năm lớp 11, lớp tôi có ít nhất 3 em đã “ bỏ học”, rồi khi mà các bạn đang bò ra luyện thi thì các em ấy có người đã trở thành người mẫu, có bạn làm diễn viên, làm nghệ sĩ múa, có bạn đã lên VTV dạy thể dục thẩm mỹ. Một số em khác thì chuyển về trường làng nhằm giảm bớt gánh nặng thành tích để được tập trung nhiều hơn vào đam mê của mình.

Mặc dù là dân văn, con gái, nhưng khi còn học đại học có em đã làm giám đốc một doanh nghiệp nhỏ, tự kiếm được tiền đi học đã đành, còn mua sắm được xe đẹp và tự chủ.

Tôi luôn nói với các em, lên được đại học rồi thì hãy đi làm thêm. Không phải tôi khuyến khích việc ấy vì tính tích cực tự thân của nó, mà vì tôi hiểu đại học ở Việt Nam: nặng về lý thuyết mà ít thực hành, hàn lâm mà thiếu thực tế… Tôi thường đứng chủ khảo trong tuyển dụng giáo viên văn hàng năm cho trường, và phát hiện ra rằng nhiều sinh viên sư phạm ra trường không biết dạy học, thậm chí viết một bài luận không xong! Đó là một lỗ hổng quá lớn, có thể làm đắm cả một con tàu !

Tôi khuyến khích học sinh của mình đi làm thêm bởi đại học không dạy cho họ kỹ năng sinh tồn và cả sự trưởng thành về ý chí lẫn mục đích sống. Vì thế, trường đời là cần thiết trong bối cảnh này. Tôi ước rằng điều ấy sẽ không cần phải diễn ra; nhưng trong tình trạng hiện nay, đó chỉ là ước muốn.

Hai hôm trước, một học sinh cũ của tôi vốn học chuyên văn và hiện đang là sinh viên đồng thời là chủ một công ty, nhắn tin trò chuyện. Bạn ấy nhắc, ” Thầy từng viết tặng em một câu mà em nhớ mãi “văn chương là cuộc sống,” giờ em đang thực hành nó trong chính cuộc sống của em đây.” Bạn ấy muốn đưa văn chương, tức cái đẹp và tinh thần nhân văn vào trong triết lý kinh doanh của mình.

Tôi tin rằng không có một khuôn mẫu nào dành cho tất cả mọi người trên trái đất này. Tôi cũng tin rằng con người vốn khác nhau, tôi lại càng tin rằng chỉ có “tự biết mình” và theo đuổi đam mê người ta mới hạnh phúc và làm ra giá trị. Ở đây, không chỉ ngành giáo dục mà cả phụ huynh nữa, cần phải thay đổi tư duy, đừng bắt con em mình phải thực hiện những giấc mơ mà mình không làm được trong quá khứ!

Giáo dục phải là con đường thênh thang dẫn đến những chân trời xa rộng, nó không nên là hành lang, lại càng không nên là “một hành lang hẹp và tối” như cách nói của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Việc định lại giá trị, khuyến khích và khai mở những chân trời, đó chính là sứ mệnh của giáo dục.

Định hướng cho học viên một cái nghề để kiếm sống thì không quá khó, nhưng giúp họ hiểu được bản thân, động viên họ dũng cảm theo đuổi những công việc mà họ đam mê dài lâu lại là việc khó và cần thiết hơn nhiều. Bởi phải làm những việc mà mình đam mê con người ta mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc, mới làm ra được nhiều của cải vật chất, tinh thần cho bản thân và cho xã hội.

Vậy theo đuổi những việc mình thích, phải chăng chính là thứ phương châm cao nhất mà hoạt động định hướng nghề nghiệp trong nhà trường cần giúp xác lập nơi mỗi học viên?

Tiến sĩ Mỹ và Giáo sư Trung Quốc nói về "kỷ luật" trong giáo dục

Thực tế, giáo viên ngày càng ít dám phê bình học sinh, lại càng không dám đụng tới thân thể của trẻ vì sợ phụ huynh tới lớp làm ầm... Vậy, kỷ luật có nên sử dụng trong giáo dục hiện đại hay không?

Video đang HOT

Chương trình mẫu giáo ở Mỹ rất chú trọng rèn luyện cho trẻ tính kỉ luật

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Dung (Ellie Phương D. Nguyễn) - Giáo sư bậc 1 ĐH bang Oklahoma, Mỹ cho biết, tính kỉ luật là nền tảng để xây dựng tính tự chủ, tự giác và tập trung. Không có tính kỉ luật thì khó có thể làm gì thành công lâu dài.

"Thời điểm vàng để bắt đầu rèn luyện tính kỉ luật cho con là từ 3 đến 6 tuổi, khi các bé bắt đầu hiểu, ý thức được tính nguyên nhân và kết quả của những việc mình làm (causes & effects), đây cũng giai đoạn chủ chốt hình thành 80% tính cách của bé. Nếu bỏ qua giai đoạn sớm này thì càng về sau sẽ càng vất vả hơn trong việc rèn tính kỉ luật cho con, và nhiều khi trẻ phải tự mình trả giá đắt khi trưởng thành để học được bài học này", TS Phương Dung cho hay.

Theo TS Phương Dung, có 3 phương diện để xây dựng và duy trì càng sớm càng tốt: Sinh hoạt tập thể, sinh hoạt gia đình và hoạt động rèn luyện.

Đối với sinh hoạt tập thể, phụ huynh nên chú trọng chọn trường mẫu giáo (Day Care & Pre-school) có phương châm rèn tính kỉ luật cho trẻ với phương pháp cụ thể.

Nữ tiến sĩ phân tích: "Để thấy tính kỉ luật quan trọng thế nào hãy quan sát các chương trình mẫu giáo ở Mỹ rất chú trọng rèn tính kỉ luật này cho học sinh trong nếp sinh hoạt, vui chơi và tương tác với bạn bè từ lúc 2 tuổi.

Ví dụ, đến giờ ăn là trẻ ngồi yên một chỗ tự xúc ăn không rời khỏi bàn cho đến khi ăn xong. Đến hết giờ, nếu trẻ không ăn hết cũng phải ngưng đồng loạt nên là muốn ăn hết để khỏi đói thì phải lo ăn nhanh, đến giờ ngủ thì không nói chuyện và gây tiếng ồn dù không ngủ nằm yên đó cũng được cô không ép. Đến giờ học muốn phát biểu thì phải giơ tay và im lặng khi bạn khác nói.

Còn giờ chơi tự do theo phương pháp Montessori thì chơi gì tùy chọn nhưng chỉ bày ra trong diện tích cho phép của một cái khay hay một tấm thảm và chơi xong thì dọn dẹp cất lại đúng chỗ cũ mới được chơi cái khác. Nếu món nào bạn khác đang chơi thì phải chờ bạn chơi xong sẽ đến lượt mình chứ không giành giật. Cứ lặp đi lặp lại hằng ngày đều đặn như thế thì bé sẽ có tính kỉ luật tự nhiên như hơi thở và ý thức rõ lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật".

Đối với sinh hoạt gia đình , trong giai đoạn 5 năm đầu đời của cả bé trai và bé gái thì ảnh hưởng của người mẹ vô cùng lớn - không ai bằng, kể cả bố. Vì theo tự nhiên thì mẹ luôn là thành trì, là điểm tựa tinh thần lớn nhất của bé trong giai đoạn dưới 5 tuổi. Không phải tự nhiên mà có câu "Con hư tại mẹ, cháu hư tại ông bà" vì thực ra mẹ hay ông bà chỉ là biểu tượng đại diện cho những người thường gần gũi và yêu chiều bé nhiều nhất.

"Mình quan sát thấy nhiều gia đình mà bé có thói quen xấu như trong việc ăn chẳng hạn, nếu chủ yếu chỉ là bố mắng rồi sau đó bay vào ôm mẹ để mẹ xoa, hay mẹ chỉ im lặng thì thật sự không hiệu quả lắm, đâu lại hoàn đó. Vì bé sẽ có xu hướng nghĩ đơn giản thế này: Nếu mình không ăn tốt hay mình làm việc này thì bố sẽ không thích và bố mắng/phạt, nên cách giải quyết là... mình sẽ nghỉ chơi bố hay không yêu bố nữa, có mẹ yêu mình rồi nên cần gì sửa đâu!

Còn nếu bố mẹ thay phiên nhau phạt chứ không chỉ có bố mắng là chủ yếu, hay tốt hơn mẹ là người chủ đạo trong việc này thì câu chuyện sẽ khác, lúc đó bé sẽ thấy việc mình làm là không vui vì không ai trong nhà hài lòng kể cả mẹ thì rõ ràng là không nên làm nữa", TS Dung chia sẻ.

Tiến sĩ Mỹ và Giáo sư Trung Quốc nói về kỷ luật trong giáo dục - Hình 1

TS Ellie Phương D. Nguyễn (trái) - Giáo sư bậc 1 Đại học bang Oklahoma, Mỹ.

Đối với hoạt động rèn luyện , các trò chơi hay những câu chuyện ngắn dạy bé về tính nhân - quả sẽ rất có ích để phát triển ý thức kỉ luật khi bé hiểu hành động thế này sẽ có kết quả thế kia. Hình phạt chỉ có tác dụng khi bé hiểu vì sao mình bị phạt và cần phải làm gì để lần sau không bị phạt nữa.

Nên trước khi phạt bố mẹ hãy yêu cầu bé tự nói ra nguyên nhân vì sao bố/mẹ phạt con, và con cần sửa thế nào. Chứ không thì bé chỉ đơn giản nghĩ là bị đánh thì đau, bị phạt thì buồn, còn quậy phá thế này thì vui nên cứ làm thôi, nên nói chung chả ăn nhập gì với nhau, có phạt mấy cũng thế, khóc xong bữa sau cũng lặp lại như cũ, không có tác dụng làm bé thay đổi gì cả!

Hình dưới đây minh họa cụ thể cho bài học về tính nguyên nhân và kết quả (causes & effects) nhằm tạo nền tảng cho việc dạy tính kỉ luật cho các bé lứa tuổi mẫu giáo ở Mỹ, bé sẽ chọn xem nguyên nhân nào (a hoặc b) dẫn đến kết quả minh họa trong từng hình vẽ.

Tiến sĩ Mỹ và Giáo sư Trung Quốc nói về kỷ luật trong giáo dục - Hình 2

Tính nguyên nhân và kết quả, cơ sở của tính kỷ luật trong giáo dục.

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú

Cách đây vài năm, dư luận xứ Trung cũng đã từng dậy sóng vì một bài diễn thuyết gây chấn động của giáo sư Tiền Văn Trung (giảng viên Đại học trọng điểm Phúc Đán được trình bày tại "Diễn đàn Cấp cao Giáo dục Gia đình Tân Đông Phương lần thứ 3").

Bài diễn gạt bỏ sự hô hào mù quáng cho các bậc phụ huynh về hình thức giáo dục được coi là "văn minh", "tiến bộ" như "giáo dục vui vẻ", "giáo dục tố chất". Từ đó, ông đã chỉ ra rằng, lối dạy dỗ con cái không đi liền với các hình phạt nghiêm khắc sẽ phá hủy tương lai của xã hội. Theo ông, trẻ em ngày nay đang phải trả giá quá thấp cho việc phạm lỗi.

Dưới đây là phân tích của vị Giáo sư:

"Ngày nay, chúng ta ưa chuộng thứ gọi là "giáo dục vui vẻ", chúng ta yêu thích việc kể lại thời thơ ấu của mình một cách thật vui vẻ.

Vậy nhưng, tuổi thơ của chúng ta có thực sự "vui vẻ" hay không? Ít nhất, cá nhân tôi, không hề cảm thấy thời thơ ấu của mình vui vẻ một chút nào!

Hồi chúng ta còn tới trường, có lúc không làm bài tập sẽ bị các thầy cô đánh vài cái, mắng vài câu. Vậy thì sao có thể gọi đó là "giáo dục vui vẻ"?

Tôi thực sự nghĩ không ra, vì sao giáo dục lại cứ nhất thiết phải đề cao, tôn thờ hai chữ "vui vẻ"? Phải chăng đó là hệ quả của việc chịu ảnh hưởng từ nền giáo dục nước ngoài?

Tôi cho rằng, trong giáo dục nhất định phải có yếu tố "đau khổ", và đây là chuyện đương nhiên. Tôi cũng thực sự không hiểu, tại sao chúng ta cứ phải nhượng bộ đối với con cái của chính mình?

Trẻ em ngày nay, nói không nghe, mắng không được, phê bình cũng chẳng xong, thậm chí càng ngày càng không chịu nổi một cú vấp ngã.

Lúc còn nhỏ, thầy của tôi cũng từng phạt tôi. Nhưng cho tới bây giờ, tình cảm thầy trò giữa chúng tôi vẫn luôn rất tốt.

Kỷ luật thì sao?

Tôi từng đi du học ở châu Âu. Đó là nơi mà chúng ta vẫn thường ca ngợi về sự hoàn mỹ trong nền giáo dục của họ.

Được! Vậy tôi và các bạn cùng xem thử xem, nội quy của các trường học tại Anh nghiêm khắc tới mức nào.

Nghị viện Anh đã thông qua một điều luật có nội dung khái quát là: "Trong trường hợp đã cảnh cáo nhiều lần, cho phép các giáo viên được áp dụng những biện pháp cần thiết, bao gồm cả "tiếp xúc thân thể" trong phạm vi nhất định để khiến những học sinh không tuân thủ kỷ luật buộc phải chấp hành kỷ luật".

Nói trắng ra, là các giáo viên tại Anh có quyền kỷ luật những học sinh vi phạm kỷ luật bằng hình thức đánh.

Tôi cũng thường nghe người ta ca ngợi về nền giáo dục của Singapore. Nhưng dường như họ quên rằng, đất nước ấy không phải vẫn thường treo một cây thước ở tường sau đấy ư?

Tôi còn nghe nói, trẻ em ở đó nếu không nghe lời, theo quy định sẽ bị đánh ba thước, và chỉ được phép đánh vào lòng bàn tay chứ không được đụng đến lưng bàn tay. Hình phạt này cũng chỉ được thực hiện khi có ít nhất hai giáo viên tại hiện trường.

Nếu như nói cách giáo dục của chúng ta trong quá khứ đều là sai lầm, vậy thì ai đã đào tạo nên những người như hiệu trưởng Du Mẫn Hồng của chúng ta, và còn cả những đồng chí tài ba khác nữa?

Mỗi người chúng ta ở đây đều không phải là thành quả của một nền giáo dục trong quá khứ đào tạo thành hay sao? Chúng ta có khạc nhổ bừa bãi hay trở thành bè lũ du côn chăng?

Hoàn toàn không! Hơn nữa, chúng ta còn trưởng thành rất tốt.

Tôi cho rằng, giáo dục không thể càng ngày càng thêm nhân nhượng. Bởi chúng ta đều phải có trách nhiệm đối với con trẻ.

Hầu hết chúng ta đều thấy, học là gian nan, khó nhọc

Bản thân tôi là một người thầy giáo, công việc hằng ngày đều cần tiếp xúc với học sinh. Vì vậy, tôi muốn nói với mọi người, chúng ta cần phải có ý thức về sự gian khổ trong giáo dục ở Trung Quốc.

Trẻ em dù sao cũng chưa phải là người lớn. Con em của chúng ta nhất định phải được quản lý, nhất định phải cần tới kỷ luật, nhất định phải để cho chúng biết, giáo dục không đơn thuần chỉ có sự vui vẻ, học tập cũng không đơn giản là con đường trải toàn hoa hồng.

Chúng ta học vì một mục đích nào đó, và hơn hết là bởi ta ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc đời, cho nên dù thế nào, cũng không thể không học!

Tiến sĩ Mỹ và Giáo sư Trung Quốc nói về kỷ luật trong giáo dục - Hình 3

Nếu một người có thể cảm thấy vui vẻ trong học tập, vậy người ấy nhất định sẽ trở nên vô cùng tài giỏi. Nhưng đại đa số mọi người đều không cảm thấy việc học là sung sướng, là thoải mái.

Chúng ta cần nói cho con trẻ biết rằng, phạm lỗi là việc phải trả giá. Nếu như cả xã hội này đều chạy theo trào lưu nhân nhượng con em, vậy thì không chỉ tương lai của đứa trẻ đó đáng lo ngại, mà tương lai của chúng ta cũng là điều đáng lo ngại.

Những đứa trẻ được dạy dỗ như vậy, khó có thể gánh nổi trọng trách phát triển tương lai cho Trung Quốc.

Hiện nay, trẻ em tiến bộ, xã hội tiến bộ; trẻ em thụt lùi, giáo viên thụt lùi; trẻ em mắc lỗi, phụ huynh nhượng bộ. Cha mẹ thương xót con em mình, giáo viên thì e dè học sinh của mình. Vấn nạn "con một" từ đó mà hình thành.

Tôi bây giờ vô cùng ngưỡng mộ cha mẹ tôi. Họ dám đánh, dám mắng chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn vô cùng yêu họ.

Trẻ em ngày nay nói không nghe, mắng không được, thậm chí chỉ lườm một cái, không chừng còn bị ông bà chúng quở trách vì quá nghiêm khắc.

Giáo viên càng ngày càng ít dám phê bình học sinh, càng không dám đụng tới thân thể của trẻ vì sợ phụ huynh tới cửa lớp làm ầm.

Vòng hộ mệnh cuối cùng của chúng ta chỉ có giáo dục. Chúng ta không nên dễ dàng nhượng bộ xã hội, càng không nên dễ dàng nhượng bộ con em của mình.

Chúng ta nên trao cho hiệu trưởng và giáo viên quyền kiểm soát nhiều hơn. Đối với con trẻ, vinh dự càng cao, đãi ngộ càng tốt, thì trách nhiệm cũng càng phải nhiều lên".

Đây là những lời "rút ruột rút gan" của tôi. Nếu có chỗ nào không đúng, mong các vị hiệu trưởng trước hết hãy xem tôi như một học sinh, sau đó coi tôi như một vị phụ huynh, và cuối cùng mới nhìn nhận dưới tư cách là một giáo viên "hậu bối" để nhận xét, phê bình"...

Còn quan điểm của độc giả về tính kỷ luật trong giáo dục ra sao, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái qua đời vì "quái xế" vừa bàn chuyện cưới, nhói lòng tâm thư của người mẹ

Tin nổi bật

21:40:12 05/11/2024
Sau khi tổ chức tang lễ cho con xong xuôi, mẹ của cô gái gặp nạn tại ngã tư Bà Triệu - Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đã có những dòng tâm sự trên mạng xã hội khiến nhiều người xó.t x.a.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

NS Cải lương Lê Phương vừa mất: Gia cảnh khó khăn, hát đám ma rồi ra đi mãi mãi

Sao việt

21:37:18 05/11/2024
Trước khi qua đời vì tai nạn giao thông (trong thời điểm đi hát đám tang), nghệ sĩ Lê Phương vẫn thường xuyên chia sẻ các hoạt động nghệ thuật, cuộc sống cá nhân của mình đến với công chúng.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Khung cảnh 4h sáng ở một gia đình nọ, dân mạng bất lực thay "Cảnh này thật quen thuộc"

Netizen

19:33:21 05/11/2024
Gia đình nào nuôi con nhỏ hẳn quá quen với cảnh thức đêm. 1h, 3h, thậm chí là 4, 5h sáng lọ mọ là chuyện bình thường. Ai cũng thắc mắc sao ban ngày các con ngủ ngoan thế, lay cũng không thèm dậy,

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.

Phim 'Độc đạo' tập 29: Dũng 'kính' trả giá, Hồng thế chỗ?

Phim việt

18:51:46 05/11/2024
Phim Độc đạo tập 29: Hồng muốn lấy một ngón tay của Dũng kính ; Diễm lo lắng cho sự an toàn của Hồng; Tuyết sốc khi biết người yêu của Dũng là nam giới.