Microsoft xác nhận đang đàm phán mua TikTok
Microsoft khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm mua lại nền tảng ứng dụng video TikTok sau cuộc gặp giữa CEO và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mới đây, Microsoft đã tiến hành làm việc với ByteDance và Chính phủ Mỹ về thỏa thuận mua TikTok. Nếu không có gì thay đổi, thương vụ này dự kiến hoàn tất vào ngày 15/9 năm nay.
Microsoft xác nhận đang đàm phán mua TikTok
Cụ thể, các cuộc thương thảo với ByteDance sẽ được đưa ra dựa trên thông báo của Microsoft và ByteDance gửi cho Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ. Hai hãng đã đưa ra thông báo về ý định nghiên cứu đề xuất sơ bộ liên quan đến việc mua dịch vụ TikTok ở Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Điều này có nghĩa, Microsoft sẽ sở hữu và vận hành TikTok tại các thị trường này.
Ngoài ra, Microsoft cũng bày tỏ mong muốn được tiếp tục đối thoại với Chính phủ Mỹ, trong đó có cả Tổng thống Trump, đồng thời cho biết rất coi trọng việc giải quyết các mối quan ngại của Tổng thống Trump và cam kết cung cấp lợi ích kinh tế phù hợp cho Mỹ.
Video đang HOT
Cấu trúc mới của TikTok sẽ dựa trên các trải nghiệm người dùng hiện có
Microsoft nhấn mạnh: “Cấu trúc mới của TikTok sẽ dựa trên các trải nghiệm người dùng hiện có, đồng thời bổ sung các biện pháp bảo vệ, bảo mật và các phương pháp an toàn kỹ thuật số đẳng cấp thế giới”.
“Mô hình hoạt động mới cũng được xây dựng để đảm bảo tính minh bạch cho người dùng, cũng có sự giám sát an ninh phù hợp từ chính phủ ở các quốc gia ứng dụng này có mặt”, Microsoft cho biết thêm.
Microsoft sẽ nhận được nhiều lợi ích khi mua lại TikTok
Mua lại TikTok sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Microsoft. Trước đây, tập đoàn này đã từng đầu tư vào mảng mạng xã hội nhưng chưa thể phát triển được một mạng xã hội thực sự nổi bật. Năm 2016, Microsoft thâu tóm mạng xã hội tuyển dụng LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD.
CNBC đánh giá, nếu hoàn tất việc mua bán, Microsoft sẽ đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc với các lệnh cấm của Mỹ với TikTok, cũng như nguồn gốc Trung Quốc của ứng dụng video này. Gần đây, giới phân tích đánh giá TikTok có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của giới chức Mỹ, sau ZTE và Huawei.
Microsoft đàm phán mua lại TikTok tại Mỹ
Thương vụ này sẽ giúp Microsoft nắm trong tay một tập người dùng trẻ khổng lồ đang đều đặn gia tăng tại Mỹ và trên thế giới.
Báo cáo mới từ Bloomberg cho biết, hãng Microsoft đang đàm phán mua lại chi nhánh TikTok tại Mỹ. Thỏa thuận này sẽ mang lại cho người khổng lồ phần mềm một mạng xã hội đình đám và đồng thời làm giảm nhẹ áp lực từ chính phủ Mỹ lên ByteDance, công ty Trung Quốc đang sở hữu ứng dụng chia sẻ video này.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, chính quyền tổng thống Trump đang gây áp lực nhằm buộc ByteDance từ bỏ cổ phần của mình trong chi nhánh TikTok tại Mỹ, do các mối nguy tiềm tàng đến an ninh quốc gia khi một công ty Trung Quốc kiểm soát ứng dụng này.
Trên thực tế, trước khi TikTok đổ bộ vào thị trường Mỹ, đã có một ứng dụng tương tự như vậy với tên Musical.ly, tuy nhiên nó không tạo được nhiều tiếng tăm với người dùng. Vào năm 2017, ByteDance mua lại Musical.ly Inc và sáp nhập nó với TikTok, tạo thành một cú hit đối với người dùng Mỹ - đây cũng là ứng dụng đầu tiên của Trung Quốc làm được điều này.
Khi TikTok ngày càng trở nên phổ biến hơn và hiện đang có 80 triệu người dùng tại Mỹ, nhiều quan chức trong chính phủ Mỹ bắt đầu lo ngại về khả năng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng này để thu thập dữ liệu về công dân Mỹ. Thời gian gần đây, chính phủ Mỹ còn cho biết cân nhắc một lệnh cấm áp đặt lên ứng dụng này. Trong khi đó, cố vấn kinh tế Larry Ludlow cho rằng TikTok nên tách khỏi Trung Quốc và hoạt động như một công ty Mỹ độc lập để tránh khỏi điều này.
Mua lại được TikTok sẽ là một kỳ tích phi thường của Microsoft, khi có trong tay một ứng dụng mạng xã hội đang có đông đảo người dùng trẻ sử dụng với vô số các video về nhảy nhót, hát nhép và meme viral được đăng tải đều đặn lên nền tảng này. Trước đây Microsoft cũng từng có một thương vụ hấp dẫn được cộng đồng người dùng đông đảo khi mua lại Minecraft - một trong những trò chơi điện tử đông người dùng nhất hiện nay.
Công ty cũng từng đầu tư vào mạng xã hội trong quá khứ, nhưng chưa từng phát triển được dịch vụ riêng của mình trong lĩnh vực màu mỡ này. Năm 2016, Microsoft đã mua lại mạng xã hội công việc LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD. Trong khi đó, TikTok, vốn đã được tải xuống 2,3 tỷ lượt trên toàn cầu, đang được định giá từ 30 tỷ USD đến 50 tỷ USD.
Một điều thú vị là công ty mẹ của TikTok, ByteDance được thành lập năm 2012 bởi Zhang Yiming, một cựu nhân viên của Microsoft.
Bên cạnh Microsoft, nguồn tin của Bloomberg cũng cho rằng có thể có các người mua tiềm năng khác, bao gồm Facebook, Apple, Amazon và Alphabet - khi TikTok sẽ phù hợp hơn với mô hình kinh doanh của họ. Tuy nhiên, với việc 4 công ty trên đều đang bị theo dõi sát sao vì vi phạm quy định chống độc quyền của Mỹ, thương vụ này sẽ phức tạp hơn.
Quyền riêng tư hay bài ngoại: Mỹ "cấm cửa" Tiktok vì lý do gì? Trong vài tuần gần đây, ứng dụng video ngắn của Bytedance, TikTok đã trở thành mục tiêu tấn công của chính quyền Trump. Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows tiết lộ rằng một số quan chức lo ngại về rủi ro an ninh quốc gia liên quan đến các ứng dụng như TikTok. Trong hai năm qua, TikTok đã phát triển vượt...