Mì Quảng được công nhận giá trị ẩm thực châu Á
Mì ở Quảng Nam do chúng ta tình cờ phát triển từ bánh tráng và bánh cuốn (do người Việt sáng tạo). Ngày 2-11, Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo Mì Quảng –
Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc xứ Quảng. Hội thảo có sự tham gia của hơn 20 nhà khoa học, quản lý trong và ngoài tỉnh đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý văn hóa và báo chí.
150 loại nguyên liệu chế biến nước lèo
Tại hội thảo, PGS-TS Lưu Trang, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, nêu vấn đề mì Quảng được mặc định là món ăn dân dã, đến nay đã lan tỏa, truyền bá khắp trong nước và quốc tế. “Để có món mì Quảng không đơn giản, phải có công nghệ, gạo ngon, thời gian, chế biến nhưn (nước lèo)… Vậy có phải mì Quảng bắt đầu từ dân dã hay không, tôi hoài nghi về điều này” – PGS-TS Lưu Trang nói.
Thực khách thưởng thức món mì Quảng tại ngày hội “ Tinh hoa mì Quảng” vào tháng 8-2022. Ảnh: HQ
Đi dọc khắp đất nước, có hàng chục món ăn ngon mang đặc trưng của từng vùng miền. Riêng mì Quảng, có đến 150 loại nguyên liệu có thể chế biến nhưn mì.
Nói về nguồn gốc, TS Trần Đức Anh Sơn cho rằng mì Quảng liên quan đến ẩm thực ngư dân. Những thứ phục vụ được cho bữa ăn, không cầu kỳ thì sử dụng làm nhưn, nhờ đó tạo nên sự phong phú của món ăn này. “Cái gì có trong vườn nhà, dưới suối, dưới biển… có dinh dưỡng, ăn được thì có thể chế biến thành mì Quảng” – TS Sơn nhận định. TS Sơn cảm nhận bản thân tên gọi mì Quảng giống món cháo bánh canh Huế. Hai món này thuộc hệ bún – phở, đều dùng sợi, nguyên vật liệu chế biến dễ kiếm, thuận lợi khi ăn. Mì Quảng thường có bốn thành phần chính tạo nên sự đa dạng: Sợi mì bằng bột gạo, nhưn là thực phẩm dễ kiếm, rau quả ăn kèm và gia vị.
Đồng quan điểm, ông Lê Hồng Khánh, nguyên Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, cũng cho rằng mì Quảng là món “nhà quê”, dùng nhiều nguyên liệu gần gũi, chế biến đơn giản và dùng nước ít để dễ mang theo. Mặc dù mì Quảng xuất hiện tại Quảng Ngãi rất lâu nhưng chỉ phổ biến ở huyện Bình Sơn, vùng Sa Huỳnh. Những khu vực này thường có nhiều người gốc Quảng Nam. Do đó, có thể khẳng định nguồn gốc của mì Quảng xuất xứ từ Quảng Nam.
Giá trị đặc trưng của mì Quảng
Nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam Hồ Xuân Tịnh cho rằng mì Quảng có cách chế biến rất khác so với những món dạng sợi khác. Giá trị đặc trưng của mì Quảng ở tính bình dân, phổ biến và dễ thích nghi. “Đặc trưng của mì Quảng là làm chín xong mới tạo sợi, khác với những món khác, tạo sợi xong mới nấu chín. Mì Quảng còn có độc đáo là sợi có thể phơi khô, đến khi cần dùng đem ra luộc thì chín lại. Nhờ đó mì Quảng bảo quản được lâu. Tôi cho rằng đó là giá trị của mì Quảng” – ông Tịnh nói về giá trị của mì Quảng.
Xay bột – công đoạn đầu tiên chế biến món Mỳ Quảng. Ảnh: HQ
Xay bột – công đoạn đầu tiên chế biến món Mỳ Quảng. Ảnh: HQ
Theo ông Tịnh, bánh tráng có từ lâu đời, nhiều nơi biết đến nhưng chỉ có người Quảng Nam xắt thành sợi mì còn tươi để làm món mì Quảng, mà ngày xưa thường ăn bằng tô nhỏ, có đáy nhọn.
Mì Quảng mang sắc thái dân gian, không giống cách ăn phổ quát của các món ăn tiêu biểu Việt Nam. Phở, bún, hủ tiếu… đều có nước, riêng mì Quảng không có nước (nhiều), một sắc thái rất riêng, không giống bất cứ nơi nào.
PGS-TS LƯU TRANG
Nhà nghiên cứu Tôn Thất Hướng định vị mì Quảng là “của” người Quảng Nam, khoanh từ đèo Hải Vân (Đà Nẵng) trở vào dốc Sỏi (Quảng Ngãi). Đây là giá trị văn hóa bản địa, lưu danh xuất phát từ nông thôn, làng, xã. Quá trình di dân ngày xưa nếu không có làng, xã sẽ không có giá trị của mì Quảng. Theo ông Hướng, mì Quảng ngày trước chỉ đáp ứng nhu cầu ăn no để sản xuất lao động, đánh giặc. Sau này phát triển dần, mì Quảng mới đáp ứng nhu cầu ăn ngon.
Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Hội An (Quảng Nam) trở thành thương cảng lớn bậc nhất xứ Đàng Trong Việt Nam. Hội An trở thành nơi hội tụ của thương gia các nước như Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc… Nhà nghiên cứu Lê Minh Dương nhìn nhận người các nước mang văn hóa sợi đến và người Việt sản xuất ra mì như là một thứ dùng để đối trọng lại.
“Trên thế giới có nhiều giả thiết cho rằng mì làm từ bột mì, xuất phát từ văn minh Ả-Rập, lan truyền xuống Trung Hoa. Nhưng mì ở Quảng Nam do chúng ta tình cờ phát triển từ bánh tráng và bánh cuốn (do người Việt sáng tạo)” – ông Dương khẳng định.
Đồng chủ trì hội thảo, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng cho rằng Quảng Nam đã đi qua chặng đường hơn 550 năm lịch sử. Một trong những món ăn có từ xa xưa được nhiều người biết đến là mì Quảng, đây là nét văn hóa ẩm thực mang tính đặc trưng của vùng đất Quảng Nam. “Khi người Quảng rời quê đi tìm quê hương mới thì món mì Quảng cũng theo họ đến vùng đất mới” – ông Hồng nói.
Mai cuối tuần, nấu 5 món này vừa ngon lại no căng bụng, đỡ mất công nấu cơm canh
Món ăn nào cũng dễ nấu, thơm ngon, đặc biệt hấp dẫn hơn cả ăn cơm.
BÚN THỊT NƯỚNG
Nguyên liệu:
- Thịt: 500g
- Mỡ heo: 100g
- Bún tươi
- Rau, dưa, hành
- Cà rốt, cải trắng
Video đang HOT
- Đậu rang
Cách làm:
- Thịt chọn tuỳ theo sở thích như thịt đùi, vai hay ba rọi.
- Thịt rửa sạch cắt mỏng, dần thịt cho mềm.
- Làm sốt ướp thịt: hơn 2 thìa canh đường,1/2 thìa cà phê hạt nêm hoặc bột ngọt, 2 thìa canh dầu hào, 3 thìa canh nước tương, hơn 1 thìa canh nước mắm, 1-2 thìa canh mật ong, 1 thìa cà phê dầu màu đều,1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, ít dầu mè, ít tiêu xay, hành tỏi xay nhuyễn trộn đều cho thịt vào ướp 2-3 tiếng.
- Có thể cho thêm ít sả xay nhuyễn với ngũ vị hương nếu thích.
- Làm đồ chua: cà rốt và cải trắng bỏ vỏ cắt nhỏ, ngâm với giấm đường.
- Làm mỡ hành: mỡ cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy tóp mỡ, phần dầu cho vào chén hành lá cắt nhỏ có ít muối và đường.
- Làm nước mắm: cho 1 chén đường, gần 1/2 chén nước, hơn 1/2 chén nước mắm trộn đều nấu sôi nhẹ, thử lại cho vừa ăn. Để nguội khi ăn cho tỏi ớt băm với đồ chua.
- Rau, dưa rửa sạch, dưa bào nhỏ.
- Đậu rang bỏ vỏ và đập dập.
- Thịt sau khi đã ướp 2-3 tiếng chuẩn bị nướng mình cho thêm 2-4 thìa canh dầu ăn vào trộn đều, dầu giúp thịt mềm và không bị khô. Thịt nướng nguyên miếng hay xiên que đều ngon, nướng trên bếp than hay lò nướng.
XÔI XÁ XÍU
Nguyên liệu:
Phần thịt xá xíu:
- Thịt ba chỉ hoặc thịt vai đầu giòn
- Nước sốt thịt nướng
- Gói ướp xá xíu Thái Lan
- Ngũ vị hương
- Hành, tỏi băm
- Mật ong
- Dầu hào
- Xì dầu
- Đường, hạt nêm, tiêu
Lưu ý: Gia vị có thể tự điều chỉnh theo khẩu vị của bản thân.
Sốt ăn kèm:
- Một ít thịt xay, 3 muỗng dầu hào 4 muỗng xì dầu 2 muỗng đường 2 muỗng giấm nấu cho sôi sền sệt lại là được.
Phần xôi:
- Gạo nếp ngon
Ăn kèm: Ruốc thịt, hành khô phi thơm, giò tai, lạp xưởng... tùy sở thích.
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt
- Thịt rửa sạch, dùng khăn giấy thấm khô nước.
- Trộn đều các gia vị phần làm thịt xá xíu vào với nhau. Sau đổ sốt ướp lên thịt, xoa bóp miếng thịt 10 phút cho ngấm đều 2 mặt rồi cất tủ lạnh, ướp khoảng 12 tiếng. Gia vị tự điều chỉnh theo khẩu vị của bản thân.
- Sau đó, cho thịt ra chảo, rim chín với lửa vừa và nhỏ. Rim cho đến khi thịt mềm, nước sốt keo lại là xong. Nếu thịt chưa mềm, bạn có thể thêm xíu nước rồi rim tiếp.
- Thịt xá xíu chín, cho ra thái miếng nhỏ vừa ăn. Bày thịt ra đĩa.
Bước 2: Làm nước sốt ăn kèm
Phi thơm tỏi sau đó cho một ít thịt xay vào đảo đều, nêm: 3 muỗng dầu hào 4 muỗng xì dầu 2 muỗng đường 2 muỗng giấm nấu cho sôi sền sệt lại là được.
Bước 3: Nấu xôi
Gạo nếp ngon đem ngâm từ 6-8 tiếng rồi đãi sạch. Cho vào nồi đồ chín. Bạn có thể đồ 2 lần xôi càng dẻo ngon. Tức là đồ lần một xôi chín, tắt bếp, để xôi nghỉ khoảng 30 phút rồi đồ tiếp lần nữa là được.
Thưởng thức:
Khi ăn, cho xôi ra bát, xếp thịt xá xíu lên, rưới nước sốt ăn kèm. Bạn có thể cho thêm các loại topping ăn kèm khác mà bạn thích như giò tai, ruốc, hành phi, rau thơm, lạp xưởng... tùy ý.
XÀ LÁCH CUỘN THỊT
Nguyên liệu:
- 1 miếng thịt ba chỉ ít mỡ (khoảng hơn 1 kg)
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 củ hành tím; 1 nhánh sả đập dập
- 1 muỗng canh dấm
- Bún tươi, xà lách, cà rốt bào, các loại rau thơm, dưa leo thái miếng, hẹ chần sơ qua nước sôi.
- Phần sốt chấm: 2 muỗng canh đầy sốt tương đen (hoi sin sause); 1 muỗng canh bơ đậu phộng; 1 trái ớt băm; 1 tép tỏi băm; 1 củ hành tím băm; 1 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ; 100 -140ml nước; 1 muỗng cà phê đường; 1/3 muỗng cà phê bột nêm.
Cách làm:
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng cho hành tím và tỏi vào xào thơm. Sau đó cho tương đen vào xào sơ 1 phút. Tiếp đến cho bơ vào đảo đều. Cuối cùng cho nước cùng cà gia vị vào khuấy chung. Nấu sôi, nêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp.
Thịt ba chỉ rửa sạch, cạo sạch phần bẩn bám trên da. Nấu 1 nồi nước, khi nước sôi, cho miếng thịt vào luộc 5 phút. Sau đó vớt thịt ra rửa sạch. Bây giờ cho 1 lượng nước vào nồi với dấm, muối, sả và hành cùng miếng thịt vào, bắc lên bếp nấu lửa vừa. Chúng ta luộc thịt khoảng 45-50 phút.
Lưu ý: Thời gian tùy theo miếng thịt để miếng to hay thái miếng nhỏ. Nhớ là đừng luộc thịt quá chín sẽ mất ngon. Khi thịt chín vớt thịt ra ngâm vào âu nước đá lạnh 2 phút trước khi thái miếng.
Thịt chín vớt ra chờ nguội thì thái lát mỏng.
Trải lá xà lách ra dĩa, xếp thịt, rau thơm, dưa leo, chút bún và cà rốt. Nhẹ nhàng cuộn tròn. Dùng cọng hẹ cột chính giữa là hoàn tất. Xếp các miếng xà lách cuộn thịt ra đĩa, khi ăn chấm với sốt tương đậu phộng.
BÚN ĐẬU MẮM TÔM
Nguyên liệu:
- Đậu phụ: 10 bìa
- Thịt ba chỉ: 300g
- Đế sun: 300g (Có thể thay bằng tràng luộc)
- Mắm tôm, đường, dấm, rượu trắng, chanh, ớt
- Bún lá: 1kg
- Rau thơm: kinh giới, tía tô, húng láng, rau mùi, dưa chuột chẻ.
Cách làm:
- Đậu cắt miếng mỏng vừa phải rán giòn, vàng đều hai mặt rồi xếp ra đĩa. Hoặc để nguyên cái rán vàng rồi mới cắt nếu thích ăn mềm hơn.
- Thịt ba chỉ chọn miếng không nạc không mỡ quá, các khối mỡ và nạc dính vào nhau, thái miếng dài khổ ngang chừng 3cm. Cho thịt và sụn vào nồi đổ ngập nước, đun sôi hớt váng bọt, cho vào chút gia vị và dấm. Đun nhỏ lửa khoảng 10 phút cho thịt chín, vớt ra thả vào bát nước lọc cho khỏi thâm. Sụn đun thêm khoảng 5 phút. Vớt thịt và sụn ra để ráo, thái miếng mỏng bày ra đĩa.
- Lấy mắm tôm ra bát, nêm đường vào khuấy tan cho mắm bớt mặn. Tiếp đến cho dấm và chút rượu vào đánh cho sủi bọt, vắt thêm chanh cho thơm. Trộn thêm chút dầu ăn vừa rán đậu, thả vào mấy lát ớt để có bát mắm tôm ngon.
- Bún lá cắt miếng nhỏ vừa ăn. Rau thơm ăn kèm rửa sạch ngâm nước muối pha loãng vảy sạch nước. Lúc này bạn đã hoàn thành xong các khâu chuẩn bị về nguyên liệu, dọn ra đĩa hoặc mẹt để cùng cả nhà thưởng thức thôi nào.
PHỞ CUỐN THẬP CẨM
Nguyên liệu:
- Bánh phở: 500 g
- Giò lụa: 150 g
- Thịt nạc: 150 g; đậu phụ: 1-2 bìa; trứng vịt: 2 quả
- Bún: 300 g; cà rốt: 1 củ; dưa chuột: 1 quả; rau mùi, canh giới... Tỏi, chanh, ớt
- Gia vị: Bột canh, đường, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
- Đậu phụ cắt chỉ rồi rán vàng, giò lụa cắt chỉ.
- Cà rốt, dưa chuột rửa sạch bằng nước muối loãng rồi thái sợi.
- Thịt nạc cho vào nồi luộc chín, vớt khô thái chỉ, trứng vịt đập vào bát đánh tan rồi tráng mỏng, cắt sợi khoảng 0,5 cm.
- Rau thơm nhặt rửa sạch bằng nước muối loãng.
- Pha mắm chua ngọt chấm phở cuốn: 2 thìa canh nước mắm 2 thìa canh đường trắng 1 thìa mì chính 1 quả ớt chin cắt nhỏ 1 ít nước cốt chanh tỏi băm nhỏ, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị theo sở thích chua ngọt của bạn
- Xếp đậu phụ, giò lụa, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng tráng, thịt nạc lên đĩa.
- Bóc từng lớp bánh phở rồi đặt thứ tự đậu phụ, giò, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng, thịt nạc, rau mùi và cuộn tròn lại. Cuộn lần lượt cho hết phần bánh phở.
- Xếp phở cuốn lên đĩa chấm cùng với mắm đã pha sẵn.
Dàn sao xuýt xoa trước món bún 'nhiều đạm' của Lã Thanh Huyền Nhiều người đã phải khen nữ diễn viên Lã Thanh Huyền rằng: 'Cô Lã vừa xinh đẹp, giỏi giang lại còn đảm đang'. Yêu thích nấu nướng, nữ diễn viên Lã Thanh Huyền không ít lần làm bạn bè, đồng nghiệp và dân mạng phải khâm phục với những thành quả vào bếp của mình. Mới đây, cô khoe món bún do mình...