Mẹo tiết kiệm tiền nhờ mua sắm thông minh
Với những mẹo sau đây, bạn sẽ mua sắm một cách thông minh, hữu ích hơn và tiết kiệm được khoản tiền lớn.
Trước khi đi mua sắm, bạn nên kiểm tra một lượt những thứ đồ đã có, tránh việc mua trùng lặp, dư thừa. Việc kiểm kê này còn giúp bạn phát hiện được đồ ăn nào sắp hết hạn để sử dụng nhanh chóng, hoặc những chiếc áo, quần đẹp bị bỏ quên.
Bạn cần kiểm kê lại đồ đạc và lập kế hoạch trước khi mua sắm
Sau khi kiểm tra lại đồ đạc, bạn nên ngồi ghi lại những thứ đồ cần mua sắm thành một danh sách, phân loại theo thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo,… và lập kế hoạch mua sắm chi tiết. Bạn nên ước chừng giá tiền của những thứ đồ cần mua. Nếu thấy số tiền lớn vượt ngoài ngân sách, hãy cân nhắc cắt bớt những thứ chưa thật sự cần thiết. Khi đi mua hàng, bạn nên cố gắng làm theo đúng kế hoạch này, mang theo số tiền vừa đủ, tránh việc phát sinh những chi phí khác.
Nghĩ trước khi mua
Rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, hay bị thu hút bởi các món đồ đẹp, rồi lại hối hận sau khi mua. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về công dụng, lợi ích của món đồ: ví dụ như bạn sẽ mặc chiếc áo này với chiếc quần nào, bạn có thường xuyên dùng chiếc bờm tóc này hay không,… Hãy dành thời gian 1, 2 ngày để suy nghĩ cho kỹ càng nếu món đồ cần phải bỏ ra món tiền lớn để mua, còn không, ít nhất hãy dùng vài phút để cân nhắc trước khi mua những món đồ nhỏ.
Cẩn thận với những đồ giảm giá
Tâm lý ham rẻ khiến nhiều chị em hay khuân những món đồ chả bao giờ dùng đến, chất lượng kém hoặc quá lỗi mốt về nhà. Bạn nên xem trước danh sách đồ giảm giá ở các cửa hàng, xác định những món đồ thực sự cần mua và nên mua, rồi hẵng đến cửa hàng để “tiêu diệt” nhanh gọn.
Hãy cẩn thận với những món đồ giảm giá, đôi khi, chúng khiến bạn phải tiêu tốn nhiều tiền gấp bội
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lại giá cả mặt hàng tương tự ở những nơi khác. Rất nhiều cửa hàng vì muốn hút khách nên đội giá lên cao rồi lại treo bảng “sale” lừa khách.
Video đang HOT
Chỉ mua những đồ dùng thật sự hữu dụng
Đừng mua đồ vì những lý do: “nhìn yêu thế”, “xinh quá” mà hãy mua vì chúng hợp với bạn. Không nên tốn tiền mua những món đồ không phù hợp rồi để không, khiến chúng cũ kỹ rồi phải thanh lý mà chẳng mang lại lợi ích gì cho bạn.
Bạn cũng không nên chạy theo xu hướng mà phải cân nhắc kỹ xem mình có hợp với mốt đó hay không. Chẳng hạn như bạn có vòng eo bánh mì, đừng quá ham hố những chiếc áo crop top khoe eo, hay nếu da bạn sậm màu, hãy tránh xa những món đồ chỉ hợp với các cô nàng trắng trẻo.
Chú trọng chất lượng
Bạn nên chú trọng đến chất lượng của món đồ, tính đến thời gian sử dụng, độ bền của nó. Đừng vì tiếc một số tiền nhỏ mà mua đồ dỏm, sau đó lại thường xuyên phải thay, sửa. Hoặc nếu mua thực phẩm chất lượng kém, giá rẻ, có thể chúng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và bạn phải tốn bộn tiền vào việc chữa bệnh, thuốc thang. Hãy nghĩ đến khoản tiền bạn phải bỏ ra về lâu, về dài thay vì chỉ biết tới món lợi trước mắt.
Hãy chú trọng đến chất lượng của sản phẩm
Thử đồ
Mẹo này dành riêng cho việc mua sắm quần áo, phụ kiện. Đừng bao giờ vì lười mà không thử đồ, sau đó tốn tiền cho một thứ khiến bạn xấu xí đi. Nếu bạn ngại phải tháo một đống quần áo nặng nề để thử dồ, cố gắng chọn những cửa hàng cho phép đổi đồ, tránh việc mua về rồi lại cất đi, không bao giờ dùng tới.
Cân nhắc và so sánh
Bạn nên so sánh giữa sản phẩm cùng loại của các nhãn hàng khác nhau, so sánh giữa mặt hàng này với mặt hàng khác tương tự, và cuối cùng là so sánh giá cả ở những cửa hàng khác nhau. Việc này sẽ giúp bạn lựa chọn được mặt hàng phù hợp nhất với mức giá phải chăng nhất.
Kể cả khi đã đến chợ đầu mối để mua được những sản phẩm rẻ, bạn cũng nên dạo một vòng quanh chợ để khảo giá. Đừng quên mặc cả để có được mức giá thấp nhất.
Bạn nên khảo giá ở các cửa hàng khác nhau để cân nhắc, so sánh
Mua chung, mua theo lô
Khi mua theo số lượng lớn, theo lô, bao giờ bạn cũng được hưởng giá rẻ hơn so với mua lẻ. Bởi vậy, bạn có thể mua đồ ăn để lâu được với khối lượng lớn, rồi tích trữ trong tủ lạnh. Hoặc rủ bạn bè mua chung theo số lượng lớn, sau đó chia chi phí. Bạn sẽ có được món đồ cần thiết với giá rẻ hơn rất nhiều.
Mua sắm vào cuối mùa
Các nhãn hàng luôn có đợt giảm giá vào cuối mùa, đặc biệt là mặt hàng thời trang. Đi mua đồ vào thời điểm này, bạn sẽ có được món hàng vừa đẹp, vừa rẻ. Tất nhiên, bạn phải cân nhắc kỹ càng, mua những món đồ có thể tiếp tục sử dụng vào những mùa sau mà không bị lỗi mốt.
Sử dụng công nghệ
Bạn nên tận dụng lợi ích của công nghệ để mua sắm. Nhờ Internet, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những cửa hàng uy tín, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, lại miễn phí giao hàng. Bạn cũng có thể xem những lời nhận xét, review của mọi người về món đồ bạn đang mua để cân nhắc trước khi mua sắm.
Bạn nên tính toán và so sánh chi phí mua sắm định kỳ
Tính toán sau khi mua sắm
Bạn nên giữ lại các hóa đơn, tính toán tổng chi phí bỏ ra mỗi đợt mua sắm. Sau mỗi tuần, mỗi tháng, bạn cũng nên tổng kết số tiền mình đã bỏ ra vào việc mua sắm, cẩn thận tính riêng số tiền mua quần áo, mua đồ ăn,… Tiếp đó, bạn so sánh với số tiền đã bỏ ra ở kỳ trước để biết mình tiêu hoang hay tiết kiệm.
Dựa vào việc tính toán này, bạn hãy lập kế hoạch mua sắm cho tuần, tháng tiếp theo, điều chỉnh sao cho cân bằng, hợp lý.
Theo Tinbaihay.net
Mẹo tiết kiệm khi mua sắm đồ ăn
Mua sắm đồ ăn, có lẽ bất kỳ chị em nào cũng háo hức, nhưng thông thường hầu như chúng ta đều kết thúc với sự hối tiếc khi nhìn hóa đơn.
Mua sắm đồ ăn, có lẽ bất kỳ chị em nào cũng háo hức, nhưng thông thường hầu như chúng ta đều kết thúc với sự hối tiếc khi nhìn hóa đơn. Hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây để có thể tiết kiệm và mỉm cười khi chúng ta mua đủ thức ăn mà không tiêu quá nhiều tiền.
1. Lên danh sách. Đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng. Lên danh sách giúp bạn xác định những thứ cần mua. Và hãy làm theo đó. Đừng băn khoăn trước bất kỳ thứ gì không nằm trong danh sách.
2. Viết ra kế hoạch cho bữa ăn. Hãy suy nghĩ về chi phí cho mỗi bữa ăn và cố gắng giảm chi phí. Liệu có thể giảm bớt món ăn nào không? Hay một món ăn cho nhiều bữa?
3. Đừng đi mua sắm khi đói. Hãy đi ngay sau bữa trưa hoặc bữa tối. Nếu bạn mua sắm khi đói, có khả năng bạn sẽ mua thêm những thứ không cầm thiết. Mọi thứ đều trông ngon khi bạn đang đói. Hoặc bạn có thể cần dừng ở đâu đó để ăn nhẹ.
4. Đừng đêm theo trẻ con. Trẻ con có xu hướng đòi mọi thứ. Và khi chúng không được đáp ứng, chúng sẽ khóc hoặc giận dỗi, và bạn sẽ kẹt trong tình thế phải dỗ trẻ dưới ánh nhìn của mọi người hoặc mua cho trẻ hàng loạt đồ. Hãy đừng làm khó mình và đi một mình thôi. Tuy nhiên khi trẻ lớn hơn, hãy đưa trẻ theo để dạy chúng cách tiết kiệm tiền.
5. Cẩn thận với hạ giá. Đừng mua thứ gì chỉ vì chúng hạ giá. Bạn không biết gì về chúng, hoặc đơn giản là không dùng đến chúng. Hãy cẩn trọng khi mua sắm.
6. Chú ý đến hạn sử dụng. Những đồ giảm giá thường có hạn sử dụng ngắn ngày hoặc sắp hết hạn, hãy để ý khi mua và sử dụng chúng trước khi hết hạn.
Theo Tinbaihay.net
Bí quyết "vàng" khi mua sắm hàng điện máy Ngoài việc mua sắm, các bà nội trợ còn phải "thủ" một ít bí quyết mua sắm cho riêng mình, vừa không lãng phí mất chi phí, vừa chọn đúng sản phẩm mà gia đình cần thiết. Không phải chỉ có các mặt hàng thời trang mới hút khách hàng nữ mà ngay cả những sản phẩm điện máy, đồ gia dụng cũng...