Mẹo giữ ấm trong thời tiết lạnh giá
Tránh cảm lạnh; ngâm chân nước ấm; tập trung vào hơi thở; ăn mặc thông minh,… là một trong những mẹo giúp giữ ấm khi thời tiết lạnh giá.
Ảnh minh họa
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay thời tiết rét đậm xuất hiện ở nhiều nơi, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Vì vậy, dưới đây là một số mẹo giữ ấm trong thời tiết lạnh giá như:
Tránh cảm lạnh
Ăn vài lát mứt gừng, ngâm chân nước ấm, uống ly trà ấm hay chén súp nóng, mang tất khi ngủ giúp cơ thể ấm hơn, tránh cảm lạnh.
Ngâm chân nước ấm
Lòng bàn chân có nhiều huyệt đạo và mạch máu. Ngâm chân vào nước ấm giúp khí huyết lưu thông, cơ thể ấm lên và thải độc hiệu quả.
Tập trung vào hơi thở
Luyện tập kỹ thuật thở có thể giúp cơ thể ấm lên. Hít sâu bằng mũi, từ từ thở ra bằng cách hóp bụng và cơ xương chậu đẩy không khí ra bên ngoài thật nhẹ nhàng. Kỹ thuật hít thở này giúp xây dựng nội nhiệt giúp thân nhiệt ấm lên.
Ăn mặc thông minh
Mặc nhiều lớp ấm hơn là 1-2 chiếc áo dày. Chẳng hạn, bắt đầu mặc lớp khô sát người bằng vải polyester, len, lụa, hoặc vải tổng hợp. Tiếp theo, thêm bên ngoài chiếc áo sơ mi dài tay, áo len cardigan tiếp theo.
Video đang HOT
Len là chất cách điện tốt nhất. Có thể mặc vào giữa chiếc áo len trước khi khoác áo ấm ngoài cùng để cơ thể được giữ ấm tốt nhất.
Chiếc giường ấm cúng
Để giường ấm, sử dụng nhiều lớp chăn để giữ nhiệt. Kéo chiếc giường vào giữa nhà giúp giữ ấm hơn là kê giường sát tường.
Ăn chút gì ấm
Nếu có kế hoạch ra ngoài, hãy bổ sung một ít thực phẩm tiêu hóa lâu để đủ năng lượng cho hoạt động. Khi cơ thể tiêu hóa, bạn cảm thấy cơ thể ấm áp dần lên.
Hạn chế rượu, bia
Tuyệt đối không dùng rượu để làm ấm cơ thể do sẽ gây dãn mạch, khi tiếp xúc với trời lạnh rất nguy hiểm. Bởi rượu có thể làm tăng chất béo trung tính trong máu, gây thừa cân và béo phì.
Đặc biệt, với người tăng huyết áp cần hạn chế rượu bia, vì khi uống sẽ làm tăng huyết áp theo thời gian, gây ra nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim) và làm suy tim. Từ đó, tim sẽ không thể bơm máu hiệu quả.
Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột
Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Theo Aboluowang, uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều bác sĩ khuyến cáo.
Điều này không chỉ giúp cơ thể khởi động sau một giấc ngủ dài mà còn hỗ trợ các chức năng quan trọng của cơ thể. Dưới đây là những lợi ích điển hình mà việc uống nước khi bụng đói vào buổi sáng có thể mang lại.
Cải thiện hệ tuần hoàn
Uống nước buổi sáng giúp mang lại nhiều giá trị sức khỏe (Ảnh: Getty).
Sau một đêm dài, cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể thông qua hơi thở và mồ hôi. Điều này làm cho máu trở nên đặc hơn, dễ dẫn đến các biến động về huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Việc uống nước ngay khi thức dậy giúp pha loãng máu, giảm độ đặc của máu, và từ đó ổn định huyết áp. Điều này rất quan trọng cho những người có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hoặc huyết áp cao.
Làm sạch đường tiêu hóa
Khi thức dậy, thức ăn từ bữa tối đã được tiêu hóa gần hết, để lại một ít cặn bã trong dạ dày.
Uống nước vào buổi sáng giúp cuốn trôi các chất cặn bã này, làm sạch đường tiêu hóa. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón, giúp duy trì sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa sạch sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.
Giúp cơ thể tỉnh táo
Uống nước sau khi thức dậy cũng có tác dụng kích thích sự tỉnh táo của cơ thể. Việc bổ sung nước giúp các tế bào nhanh chóng hấp thụ, khởi động quá trình tuần hoàn và trao đổi chất.
Uống nước khi thức dậy kích thích sự tỉnh táo (Ảnh: Getty).
Khoảng 10 giây sau khi uống nước, các phân tử nước đã có thể đến mọi bộ phận trong cơ thể, giúp cơ thể tỉnh táo từ bên trong. Ngoài ra, nước còn giúp da căng mọng, đàn hồi, tạo nên vẻ ngoài tươi tắn và rạng rỡ.
Tốt cho thận
Uống nước vào buổi sáng cũng là cách tốt để duy trì sức khỏe của thận. Khi cơ thể thiếu nước, các chất kết tinh trong cơ thể dễ tích tụ, hình thành sỏi thận.
Việc bổ sung nước vào buổi sáng giúp làm loãng các chất cặn bã, giảm nguy cơ tích tụ sỏi thận và cải thiện chức năng của thận. Thận hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả hơn, duy trì sự cân bằng điện giải và hỗ trợ các cơ quan khác hoạt động trơn tru.
Lưu ý khi uống nước buổi sáng
Nhiều người cho rằng không nên uống nước ngay sau khi thức dậy mà nên đánh răng trước, vì lo lắng vi khuẩn trong miệng có thể theo nước vào ruột.
Tuy nhiên, trên thực tế, lo ngại này là không cần thiết. Ngay cả khi đánh răng, vi khuẩn vẫn không thể bị loại bỏ hoàn toàn. Hơn nữa, dạ dày có axit và các chất kìm khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn khi chúng đi vào cơ thể.
Vì vậy, bạn có thể thoải mái uống nước sau khi thức dậy mà không cần quá lo lắng về vi khuẩn.
Để tối ưu hóa lợi ích của việc uống nước vào buổi sáng, việc lựa chọn loại nước uống cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn nước uống buổi sáng:
- Uống nước ấm: Khi vừa thức dậy, cơ thể vẫn còn trong trạng thái nhạy cảm. Uống nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh vì nó giúp tránh gây sốc cho dạ dày và ruột. Nước ấm giúp kích thích lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà không làm cơ thể bị lạnh đột ngột.
- Tránh đồ uống có đường: Các loại đồ uống có ga hoặc chứa đường, như nước ngọt hay sữa, không phải là lựa chọn tốt cho buổi sáng. Chúng có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ sâu răng, tiểu đường và các bệnh tim mạch khác. Vì vậy, lựa chọn an toàn và tốt nhất là nước ấm hoặc nước khoáng sạch.
- Kiểm soát lượng nước uống: Lượng nước lý tưởng để uống vào buổi sáng là khoảng 200ml. Quá nhiều nước có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa và thận, trong khi quá ít nước lại không đủ để phát huy tác dụng.
Tp.HCM cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, ngăn ngừa dịch sởi bùng phát Tp.HCM ghi nhận 98 ca sởi tuần qua, tăng về số lượng và phạm vi lan rộng so tuần trước song. Tuy nhiên, tiến độ tiêm ngừa vẫn còn chậm, chỉ đạt khoảng 16% số trẻ cần tiêm vắc-xin. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp.HCM, trong tuần qua (có 98 ca sởi mới, nâng số ca sởi tại...