Mê mẩn thứ đặc sản bán theo cân, chị em đặt mua cả tạ chia nhau
Nói đến đặc sản người ta thường nghĩ ngay đến những món đắt tiền, sơn hào hải vị. Thế nhưng ít ai ngờ rằng, những miếng đậu phụ rất đỗi bình thường với giá chỉ từ 20-30.000 đồng/kg lại trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng.
Đậu phụ là món ăn dân dã rất đỗi bình thường, có mặt ở khắp các khu chợ hay siêu thị, được bán với giá từ 2.000-5.000 đồng/miếng. Tuy nhiên, thời gian gần đây chị em lại truyền tai nhau tìm mua món đậu phụ làng Kênh – một món đặc sản của thôn Kênh, xã Tây Đô (Hưng Hà, Thái Bình) về chế biến.
Khác với các loại đậu phụ khác, đậu phụ làng Kênh rất mỏng, chỉ khoảng 0,5cm và được bán theo cân với giá từ 20-30.000 đồng/kg nhưng có vị thơm thơm, bùi bùi và rất ngậy, ăn một lần nhớ mãi.
Đậu phụ làng Kênh được làm thủ công với những miếng đậu rất mỏng, được bán theo kg.
Vừa nhanh tay xếp từng hộp đậu vào túi để giao cho khách, chị Hương – trú tại Mỹ Đình (Hà Nội) cho hay, quê chị ở làng Kênh, nơi có nghề làm đậu phụ nổi tiếng nhất vùng.
Lớn lên, rời quê lên Hà Nội đi học rồi đi làm, mỗi lần về quê đều mang theo vài cân đậu phụ lên cho hàng xóm và ăn dần nhưng hơn 1 năm nay chị mới nghĩ đến việc bán đậu phụ làng Kênh tại Hà Nội.
“Năm trước bất ngờ tôi thấy trên chợ online của chung cư chỗ tôi có người đăng bán đậu làng Kênh với giá 40-45.000 đồng/kg. Dù họ bán giá gấp 3 lần giá đậu phụ bán tại quê tôi nhưng lại rất nhiều người mua và khen ngon. Vì vậy, tôi nghĩ ngay đến việc mang đậu quê mình lên Hà Nội bán”, chị Hương kể.
Chỉ bán tại khu chung cư vào cuối tuần nhưng chị Hương bán được cả tạ đậu phụ.
Với giá chỉ 30.000 đồng/kg, vừa giúp bà con quê mình bán được đậu vừa giúp khách hàng ở Hà Nội mua được đặc sản với giá rẻ nên lần đầu tiên đăng bài bán hàng, chị Phương gom được hơn 70kg đậu phụ. Vì quá đông khách mua nên chị phải nhờ sự trợ giúp của anh trai.
Những tuần sau đó, mỗi tuần 2 lần, chị Phương cùng anh trai thay phiên nhau gom đậu phụ lên Hà Nội bán. Mỗi lần chị chỉ nhận từ 40-50kg đậu để công việc vận chuyển đỡ vất vả. Sau khi trừ chi phí cước xe, thùng xốp rồi hộp nhựa bảo quản đậu, mỗi lần chị Phương thu về được 400-500.000 đồng.
Video đang HOT
Ít ai ngờ rằng món đậu phụ hết sức đời thường này lại trở thành đặc sản được nhiều người tìm mua.
Làm rể của làng Kênh, anh Nguyễn Văn Tuân có niềm đam mê đặc biệt với những thớ đậu trắng tinh, mềm, ngon thơm lừng của làng.
“Họ bên vợ mình có khoảng 7-8 nhà làm đậu gia truyền suốt 3-4 đời. Dù đi khắp nơi nhưng chỉ có đậu phụ làng Kênh quê vợ mới có vị béo, bùi, thơm mềm mà không bị pha tạp chất”, anh Tuân chia sẻ.
Hàng đậu Kênh lúc nào cũng đông khách.
Ngoài bán đậu sống, người bán hàng còn dùng bếp rán đậu nóng bán ngay tại chợ.
Để giới thiệu món đậu phụ này đến người dân Thủ đô, anh Tuân cùng với em trai đã tiến hành thiết kế logo cẩn thận cho đậu làng Kênh, trang bị thêm hộp đựng cẩn thận để bảo quản đậu được lâu hơn.
Theo anh Tuân, trung bình mỗi ngày, gia đình anh làm khoảng 50kg đỗ tương. Sau khi trải qua nhiều công đoạn như ngâm đỗ, xay, lọc, đun sôi, đánh nước chua để đậu kết tủa rồi ép thành miếng thì sẽ cho thành phẩm khoảng 1 tạ đậu phụ.
Anh Tuân cùng với em trai làm logo cho đậu phụ làng Kênh trước khi mang bán tại thị trường Hà Nội.
Để có được những miếng đậu mỏng đều và mịn thì phải chế nước chua cho đủ độ. Pha ít chua thì đậu sẽ không hoặc khó kết tảng, còn khi pha quá tay thì đậu sẽ rắn và nhanh bị chua.
Đậu phụ lành tính lại dễ ăn, phù hợp với mọi lứa tuổi và có thể ăn hàng ngày với các món như luộc, rán, sốt cà chua hay làm đậu cuộn thịt, nhúng lẩu… Để bảo quản được lâu nhất, anh Tuân cho biết khi làm xong phải để thật nguội rồi đóng thành từng cân, bọc nilon rồi chuyển bằng xe khách lên Hà Nội.
“Ngày cao điểm nhất nhà tôi làm khoảng 2 tạ đậu thành phẩm. Khách đặt nhiều nên ông bà phải dậy từ 2-3 giờ sáng làm để kịp giao. Có người mua đậu nhà tôi ăn thấy ngon quá liền gom lên bán luôn hoặc rủ cả cơ quan, chung cư mua cả tạ về ăn dần”, anh Tuân cho hay.
Đặc sản núi "ngon hơn cua biển, rẻ hơn cua đồng", dân buôn bán vài tạ hốt bạc mỗi ngày
Được giới thiệu là "ngon hơn cua biển, rẻ hơn cua đồng", loại cua sống trong các hốc đá ở những con suối trên núi có giá chỉ 139.000 đồng/kg đang được chị em rao bán rầm rộ trên các chợ online.
Theo quan sát, nhưng con cua này nhìn hình dạng khá giống các loại cua khác nhưng to bằng nắm tay, có màu sắc khá đậm, chân dài, càng ngắn nhưng to và chắc khỏe. Mỗi con cua nặng khoảng 0,2kg.
Chị Phan Thảo (trú tại Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cua núi là đặc sản chỉ có tại các vùng núi cao. Chúng thường sống trong các hốc đá, khe đá ven suối... được người dân đi bắt về mang bán cho các mối buôn.
Những con cua núi sau khi bắt về phải buộc càng lại vì chúng rất khỏe, có thể cắp nhau gãy càng.
"Cua núi hay còn gọi là cua đá mùa này là ngon nhất, thịt ngọt và chắc nịch. Có thể hấp bia, hấp xả, rang me, thả lẩu, giã lọc thịt nấu canh, làm lẩu riêu cua... Vì là cua tự nhiên nên chất lượng thịt ngon hơn cua biển", chị Thảo nói.
Với giá bán chỉ 139.000 đồng/kg size 6-8 con/kg tại Hà Nội thì cua núi rẻ hơn cả cua đồng nên mỗi lần có cua núi, chị Thảo chỉ cần rao bán trong thời gian ngắn là hết. Thậm chí nhiều khách đặt trước nhưng không có hàng để bán.
Tùy vào thức ăn chúng ăn được sẽ có màu sắc khác nhau.
Chuyên thu mua cua núi, chị Lèo Thị Nga ở Na Hang (Tuyên Quang) cho biết, khác với loại cua sống ở biển, ở đầm hay ở đồng ruộng, cua núi hay còn gọi là cua đá thường sống trong các hốc đá ở trên núi. Thịt chắc, thơm vì thế cua núi nhập về bao nhiêu hết bấy nhiêu, chưa bao giờ ế hàng.
Cua núi thường ra khỏi hang vào những ngày mưa, bò dọc theo các con suối. Mùa này, ban ngày cua thường chui vào hang đá nên cứ khoảng 5 giờ chiều là người dân quanh đây lại cầm đèn lên núi bắt cua.
Mỗi con cua núi có thể nặng tới 200g.
Theo chị Nga, càng đi lên núi cao thì càng nhiều cua và cua càng to. Vì thế, để leo lên được đỉnh núi thì người dân phải đi bộ mất 2 giờ.
"Họ đi cả đêm, sáng ra ai cũng vác cả bao cua to tướng mang đến các điểm cân. Thường người dân sẽ phải dùng que sắt để móc cua nhưng sau mỗi trận mưa, cua sẽ chui ra nhiều, dễ bắt hơn. Cách đây nửa tháng, có cặp vợ chồng một đêm bắt được 40kg cua núi, mang về bán được cả triệu đồng", chị Nga chia sẻ.
Nhập cua núi của người dân khoảng 3 năm nay, sau khi mua về, chị lọc những con to từ 5-6 con/kg bán với giá 110.000 đồng/kg; loại nhỏ từ 7-8 con chị bán với giá 95.000 đồng/kg; loại 10-12 con/kg thì chỉ 50.000 đồng/kg. Cua chủ yếu vận chuyển đi các tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình... để bán online hoặc bán cho nhà hàng.
Cua núi rẻ và ngon nên có bao nhiêu chị Nga cũng bán hết bấy nhiêu.
Chị Nga cho hay, mùa cua núi chỉ có từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm vì mùa lạnh, thời tiết giá rét, sương muối nên người dân không đi bắt nữa. Vào mùa hè cua nhiều, giá rẻ, thịt ngon nên có bao nhiêu cua núi cũng bán hết bấy nhiêu.
"Những ngày nắng nóng, cua chui vào hang, chỉ đến đêm khi sương xuống cua mới bò ra khỏi hang để kiếm ăn, mỗi người đi rừng chỉ bắt được khoảng 10-15kg/tối nên tôi chỉ gom được khoảng 2 tạ/ ngày. Tuy nhiên, vào những ngày mưa to, nước ngập hang nên cua bò ra lổm ngổm, người dân đi bắt trúng lớn, cả xóm mang cân được hơn 4 tạ mà tôi cũng bán hết veo", chị Nga cho hay.
Cua núi hấp bia là ngon nhất.
Đặt mua 2kg cua núi trên chợ mạng về ăn thử, chị Trịnh Thu Huyền ở Nguyễn Phúc Lai (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng nói như người bán là ngon hơn cua biển, rẻ hơn cua đồng thì không đúng.
"Cua biển vỏ mỏng hơn, con to hơn, ăn ngon hơn, nhưng với số tiền 139.000 đồng/kg cua núi thì thật sự đáng tiền bởi ăn cũng rất ngon, thịt chắc, thơm. Trong khi cua đồng ngoài chợ mua về nấu canh cũng phải 200.000 đồng/kg rồi", chị Huyền chia sẻ.
Sau lớp vỏ cứng là lớp thịt thơm và ngọt.
Theo chị Huyền, nếu hấp cua còn sống, gặp nước nóng sẽ rụng chân nên trước khi hấp nên dội qua nước đá hoặc dùng tăm nhọn cắm vào tim cua rồi mới xếp vào nồi. Cua đá rửa sạch, để nguyên con hấp bia là cách chế biến nhanh nhất mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Ngoài hấp bia, còn có thể chế biến các món khác như cua đá rang muối, hấp sả, bún riêu cua đá...
Hàng loạt đặc sản cao cấp giảm giá kỷ lục: Ai đời, bào ngư, tôm hùm, cua hoàng đế "đại hạ giá" So với mức mức giảm giá kỷ lục hồi tháng 9 năm ngoái, giá cua Hoàng đế ở Hà Nội tiếp tục giảm thêm từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. " Cua hoàng đế tươi sống 2,5 - 5kg/con chỉ 1,2 triệu đồng/kg cả nhà ơi", Nhàn - một tiểu thương chuyên bán cua nhập khẩu ở Hà Nội thông báo trên fanpage bán...