Mẹ mắc Covid-19 có được cho con bú?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 6/8 khuyến nghị người mẹ mắc Covid-19 vẫn có thể cho con bú.
WHO cho rằng chưa phát hiện lây truyền nCoV qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ. Do vậy, không có lý do gì để không hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.
Ở những nơi mà Covid-19 đang lưu hành, có nên cho trẻ bú mẹ?
Có. Ở tất cả nơi với điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ giúp cải thiện tỷ lệ sống sót, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời cho trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe bà mẹ.
Sau khi sinh, có nên đặt trẻ da kề da ngay lập tức và cho bú sữa mẹ nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc Covid-19?
Có. Thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong.
Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến Covid-19.
Người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 thì có nên cho trẻ bú?
Có. Người mẹ mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 có thể cho trẻ bú nếu mẹ muốn.
Ngoài ra, người mẹ nên thực hiện một số điều sau: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ; đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú; hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy, sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại; thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.
Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.
Nếu người mẹ được xác định hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 mà không có khẩu trang y tế thì có nên cho trẻ bú không?
Video đang HOT
Có. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trí não trong suốt đời trẻ.
Các bà mẹ có các triệu chứng của Covid-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác, như rửa tay, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc, sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi hoặc ho.
Khẩu trang loại khác không phải khẩu trang y tế (ví dụ khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải) chưa được đánh giá. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể đưa ra khuyến nghị nên hoặc không nên sử dụng những loại khẩu trang này.
Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc Covid-19, cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì?
Nếu bạn cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do Covid-19 hoặc do các biến chứng khác, bạn cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể, và bạn có thể thực hiện được.
Các phương pháp đó là: Vắt sữa mẹ, ngân hàng sữa mẹ. Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp “bú nhờ” (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.
Tôi đã được xác định hoặc đang nghi ngờ mắc Covid-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại?
Bạn có thể bắt đầu cho trẻ bú ngay khi bạn cảm thấy đủ khỏe mạnh để làm việc này. Không có khoảng thời gian chờ cố định nào sau khi xác định mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19. Không có bằng chứng cho thấy việc cho trẻ bú làm thay đổi quá trình diễn biến lâm sàng của bà mẹ mắc Covid-19. Cán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần hỗ trợ để bạn cho con bú lại.
Tôi đã được xác định hoặc đang nghi ngờ mắc Covid-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không?
Không. Luôn có những nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức ở bất cứ môi trường nào. Các nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ uống sữa công thức sẽ tăng lên nếu điều kiện của gia đình và cộng đồng còn hạn chế, ví dụ trường hợp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế mà trẻ không được khỏe, tiếp cận nước sạch và/hoặc việc tiếp cận nguồn cung sữa công thức cho trẻ còn khó khăn hay không đảm bảo về giá cả và tính bền vững.
Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ về cơ bản vượt trội nguy cơ có thể của lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến Covid-19.
Phụ nữ đang cho con bú có được tiêm vaccine Covid-19 không?
Có, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm được vaccine ngừa Covid-19 nếu vaccine có sẵn. Một số bằng chứng cho thấy, sau khi tiêm vaccine, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy thể giúp bảo vệ trẻ chống lại Covid-19.
Mỗi người hãy tự sàng lọc mình trước, xem bản thân thuộc nhóm nào: được tiêm, thận trọng khi tiêm hay không được tiêm vắc xin?
Bộ Y tế đã phân chia 3 nhóm người được tiêm, thận trọng khi tiêm và không được tiêm vắc xin.
Dựa vào những đặc điểm dưới đây được chuyên gia đưa ra, bạn có thể tự sàng lọc xem mình thuộc nhóm nào.
Với bất kể một loại thuốc nào, chúng ta đều biết rằng nó sẽ có những đối tượng chống chỉ định và đối tượng cần kiểm soát, theo dõi sát sao lượng dùng. Đó là lý do tại sao mà bạn thường được khuyên rằng chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Và với vắc xin phòng Covid-19 cũng vậy.
" Tính đến ngày hôm nay, với vắc xin AstraZeneca, Bộ Y tế chia ra thành 3 nhóm đối tượng: được tiêm, cần phải cẩn thận khi tiêm và không được tiêm. Người được ưu tiên tiêm vắc xin thì phải tự sàng lọc mình trước, xem mình thuộc nhóm nào ", PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.
PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Theo đó, những người được tiêm là người hoàn toàn khỏe mạnh (trước đây được quy định là người từ 18 - 65 tuổi). Người dưới 18 tuổi chưa có bằng chứng lâm sàng đảm bảo nên chưa thể được tiêm. Người trên 65 tuổi theo cập nhật mới của Bộ Y tế đã được tiêm trong trường hợp họ khỏe mạnh.
Nhóm đối tượng cần TRÌ HOÃN TIÊM vắc xin phòng Covid-19:
1. Người nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng
2. Tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua
3. Đang mắc bệnh cấp tính
4. Người có bệnh nền/mãn tính đang tiến triển
5. Phụ nữ có thai và cho con bú
6. Người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch
7. Dùng thuốc corticoid liều cao
8. Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng
9. Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu
" Bởi như chúng ta biết, người lớn tuổi thường mắc rất nhiều bệnh cho nên bệnh lý của họ cũng phải được điều trị ổn định, không ở trong giai đoạn cấp, không đang điều trị bất cứ một bệnh lý nào thì họ mới có thể được cân nhắc để xem đủ điều kiện tiêm vắc xin hay chưa. Kể cả người trẻ tuổi mà có bệnh ở giai đoạn cấp tính thì cũng phải trì hoãn tiêm, tương tự như ở người lớn tuổi.
Với một số nhóm người mất năng lực hành vi, không thể tự kiểm soát được mình, thực ra sau khi tiêm, chúng ta không theo dõi họ được, cho nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thì họ là nhóm đối tượng chưa được tiêm ".
Những trường hợp có tiền sử dị ứng nhẹ hoặc bệnh lý nền trong điều kiện được bác sĩ nhận định là vẫn đủ điều kiện tiêm (nhóm cần thận trọng khi tiêm) thì bắt buộc phải được tiêm tại bệnh viện (thay vì cơ sở y tế như người không có tiền sử dị ứng, bệnh lý nền) vì bệnh viện sẽ có đội cấp cứu để hỗ trợ ngay khi có phản ứng phụ xảy ra.
Có một số nhóm chống chỉ định tiêm là những người có tiền sử dị ứng rất nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) với nhiều dị nguyên khác nhau, bao gồm dị ứng với vắc xin (lần tiêm đầu tiên có phản vệ hoặc dị ứng với 1 trong các thành phần của vắc xin), dị ứng các loại thuốc, dị ứng thời tiết và các bệnh lý dị ứng khác...
Nhóm đối tượng KHÔNG ĐƯỢC TIÊM vắc xin phòng Covid-19:
1. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với tác nhân hoặc liều tiêm trước
2. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kì thành phần nào của vắc xin (L-Histidine, L-Histidine hydrochloride monohydrate, Magie clorua hexahydrat, Polysorbate 80, Etanol, Sucrose, Natri clorua, Dinatri edetat dihydrat)
Vắc xin phòng COVID-19 không ảnh hưởng tới sữa mẹ Những phụ nữ đang cho con bú lo ngại về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 ảnh hưởng tới con của họ giờ đây có thể yên tâm dựa vào kết quả nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí JAMA Pediatrics. Theo Tạp chí JAMA Pediatrics, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết: "mRNA liên quan...