Mẹ bầu trên tàu bị ướt quần, hành động của người đàn ông bên cạnh gây bức xúc
Nhiều bà mẹ mang thai sẽ gặp phải tình huống “xấu hổ” này.
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, vì kích thước của thai nhi tăng đáng kể nên mẹ bầU sẽ có nhiều bất tiện trong vận động. Đồng thời, sẽ gặp phải một số tình huống “xấu hổ”, chẳng hạn như són tiểu. Nhiều bà mẹ mang thai sẽ có loại phản ứng này. Có một câu nói dân gian Trung Quốc: “ Ba tháng đầu sợ ăn, ba tháng cuối sợ tiểu”.
Vài ngày trước trên một chuyến tàu điện ngầm, một phụ nữ mang thai 8 tháng bất ngờ không thể nín nhịn nên đã lỡ rò rỉ nước tiểu ngay trên tàu. Lúc này, người đàn ông bên cạnh ngay lập chỉ vào người mẹ đang mang thai và nói: “ Lớn vậy rồi mà vẫn còn như vậy. Thật mất vệ sinh”.
Đối mặt với người đàn ông công kích mình, người mẹ đang mang thai đỏ mặt, không nói nên lời. Lúc này, người phụ nữ bên cạnh liền lên tiếng: “ Tôi là bác sĩ. Người mẹ mang thai bị són tiểu vào thời điểm này là bình thường. Đừng nói lời độc ác nếu anh không hiểu gì“. Mọi người xung quanh cũng gật đầu đồng tình.
Người đàn ông lúc này hơi xấu hổ khi mọi người nói vậy, đỏ bừng mặt và nói với bà bầu: Xin lỗi, xin lỗi.
Tại sao bà bầu bị rò rỉ nước tiểu?
Video đang HOT
Trong tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi quá lớn dẫn đến việc chèn ép tử cung. Lúc này, không gian để bàng quang lưu trữ nước tiểu bị thu hẹp và hạn chế, khiến mẹ bầu rất dễ rò rỉ nước tiểu khi gặp căng thẳng.
Trên thực tế, các bà mẹ mang thai thường cảm thấy họ thường xuyên đi tiểu trong khi mang thai. Sự khác biệt chỉ là mức độ nghiêm trọng. Có người chỉ thấy mình đi tiểu thường xuyên, có người lại thậm chí bị són tiểu, nhất là ở những hoàn cảnh không thuận tiện để đi ra nhà vệ sinh như đang trên xe bus, tàu điện.
Do đó, són tiểu khi mang thai là một biểu hiện bình thường, không phải là vấn đề thể chất. Hiện tượng này rõ ràng hơn trong tam cá nguyệt thứ ba, và các bà mẹ mang thai nên chú ý đến điều này.
Mẹ bầu có thể làm gì để giảm tình trạng són tiểu?
Sử dụng miếng lót
Các miếng lót có thể có tác dụng hút nước tiểu, và cũng có những người và có thể được sử dụng khi mẹ bầu ra ngoài trong một thời gian dài. Nhưng hãy chú ý đến thời gian thay miếng lót, thường là khoảng 2-3 giờ, nếu không vi khuẩn rất dễ sinh sản và gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu.
Đi vệ sinh thường xuyên
Mẹ bầu không nên nhịn đi tiểu. Giữ nước tiểu lâu ngày có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu và mang lại sự khó chịu không cần thiết khi mang thai.
Tập luyện cơ xương chậu nhiều hơn
Việc tập luyện cơ xương chậu nhiều hơn trong khi mang thai và sau sinh có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng són tiểu. Mẹ bầu có thể tham khảo một số tư thế yoga trên mạng hoặc tự tập các bài tập kegel.
Theo Hạ Mây/SN (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bệnh lý són tiểu: Ngăn ngừa thế nào?
Són tiểu là một trong những triệu chứng thường gặp trong bệnh lý rối loạn chức năng sàn chậu.
Bệnh lý són tiểu gây khó chịu cho nhiều người (Ảnh: BVCC).
Bệnh lý són tiểu ở nữ giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài không theo ý muốn. Són tiểu là vấn đề phổ biến và thường làm người bệnh xấu hổ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu đến thường xuyên mắc tiểu, tình trạng này thường xảy ra đột ngột và khi bạn không muốn đi vệ sinh.
Theo BS Nguyễn Thị Nga - Khoa Khám Phụ khoa tự nguyện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bằng cách:
Uống đủ nước: Uống đủ nước rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt với người già, những người thường kém ăn và người có nguy cơ mất nước. Lượng nước trung bình tối thiểu khoảng 1500ml/ ngày chia làm nhiều lần.Uống nước ít làm tăng nhiễm trùng tiểu và làm giảm chức năng của bàng quang.
Thay đổi thói quen ăn uống: Tập thói quen ăn đồ ăn có nhiều chất xơ, và chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Cần hạn chế một số thức ăn, đồ uống gây lợi tiểu, tiểu nóng rát và kích thích bàng quang, kích thích sự co cơ detrusor (Gây tiểu nhiều lần) như: ớt, tiêu, tỏi, cafe, bia rượu...Không hút thuốc lá. Nếu có sử dụng thuốc lá hãy tìm sự trợ giúp để bỏ thuốc. Chế độ ăn hợp lý kết hợp với thể dục thể thao để duy trì cân nặng phù hợp.
Thay đổi thói quen đi tiêu, tiểu: Luyện tập thói quen đi tiêu, tiểu đúng giờ. Tập luyện bàng quang bằng cách nhịn đi tiểu khi bị kích thích, trước tiên có thể bắt đầu bằng cách nhịn trong vòng từ 5-10 phút sau đó tăng dần thời gian nhịn tiểu và kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu. Tư thế ngồi đi tiêu, tiểu đúng cách, tránh ngồi xổm, đứng lâu làm tăng áp lực ổ bụng.
BS Nguyễn Thị Nga cũng cho biết: Những người mắc bệnh són tiểu cần duy trì luyện tập các bài tập co cơ sàn chậu: Tập bài tập co cơ sàn chậu đúng cách và duy trì bài tập thường xuyên ở nhà.
Trong trường hợp không biết cách co cơ đúng chị em nên được tập bằng máy tập chuyên dụng - Biofeedback với sự hướng dẫn của bác sỹ để chị em nắm được phương pháp tập luyện cơ sàn chậu đúng cách.
Với những phụ nữ có són tiểu kèm theo sa sinh dục, có thể sử dụng vòng nâng Pessary đặt trong âm đạo giúp giảm tình trạng són tiểu. Đây là một chiếc vòng bằng chất liệu silicon được chèn vào âm đạo và thời gian đeo là cả ngày. Khi đặt vòng nâng pessary cho bệnh nhân sa sinh dục giúp nâng giữ bàng quang, tránh tình trạng rò rỉ nước tiểu.
Khi có triệu chứng bất thường như: Són tiểu, tiểu không tự chủ, đại tiện khó hay sa sinh dục chị em hãy đến khoa khám Phụ khoa tự nguyện - Bệnh viện Phụ sản Hà nội để được các bác sỹ tư vấn, hướng dẫn về cách luyện tập co cơ sàn chậu, và tư vấn những thói quen sinh hoạt tốt để ngăn ngừa điều trị bênh lý són tiểu và các bệnh lý sàn chậu khác.
Châu Anh
Theo giaoducthoidai
3 lần đều sinh thường, người phụ nữ bị sa tử cung nguy hiểm Sau 3 lần sinh con thường, người phụ nữ bất ngờ bị sa nhiều vùng của âm đạo và sa cả tử cung khiến bệnh nhân bị són tiểu, tiểu gấp và khó chịu ở vùng hội âm có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. PGS.TS.BS Nguyễn Văn Ân - Trưởng khoa Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM...