Mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ và tăng cân đều
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng với sự phát triển của bé. Bé ngủ ngon, ngủ đủ giấc còn giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Thời gian đầu đời, bé phụ thuộc dinh dưỡng hoàn toàn vào sữa mẹ. Do đó, mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ cũng là một vấn đề mà mẹ bầu nên quan tâm.
Thời lượng trung bình giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16 – 17 tiếng mỗi ngày, bất kể ngày hay đêm.
Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi một chút so với giai đoạn sơ sinh. Trẻ sẽ ngủ khoảng 15 tiếng/ngày, ngủ ít hơn vào ban ngày và tập trung ngủ nhiều hơn vào ban đêm.
Từ giai đoạn 1 – 3 tuổi, trẻ sẽ ngủ khoảng 13 tiếng/ngày và thường ngủ suốt đêm cho đến sáng.
Mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ?
Đối với các bé đã ăn dặm, mẹ chỉ cần quan tâm tới thực phẩm cho bé ăn để giúp bé ngủ ngon. Nhưng khi còn nhỏ, bé phụ thuộc dinh dưỡng hoàn toàn vào sữa mẹ thì thực phẩm mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ. Vậy mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ?
1. Hoa tam thất
Theo Đông y, hoa tam thất là một vị thuốc quý, vị ngọt, tính mát, công dụng chính là thanh nhiệt, chứa hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2. Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, nếu mẹ uống nước hoa tam thất sẽ rất tốt cho giấc ngủ của bé sơ sinh, bé sẽ ngủ thêm sâu hơn.
Hoa tam thất là một vị thuốc quý trong Đông Y – Ảnh minh họa: Internet
Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, hoa tam thất chứa nhiều chất hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Sử dụng hoa tam thất như một loại trà cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ và bé khỏe mạnh, tránh tình trạng táo bón sau sinh.
2. Hoa cúc
Các loại trà chế biến từ hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, nhanh lành vết thương, giảm mệt mỏi, chữa mất ngủ và căng thẳng thần kinh. Đối với mẹ bỉm, hoa cúc là loại thực phẩm hữu ích, giúp bé ngủ ngon và phát triển tốt hơn.
Trà hoa cúc có vị ngọt thanh, rất dễ uống mà còn có lợi cho sức khỏe – Ảnh minh họa: Internet
3. Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả các loại là nguồn bổ sung vitamin dồi dào cho những bà mẹ sau sinh. Không chỉ giúp đẹp da, giảm cân, tinh thần sảng khoái cho mẹ mà bé cưng cũng được cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển khỏe mạnh và ngủ ngon giấc.
Video đang HOT
Lưu ý, mẹ không nên chọn các loại nước ép có vị quá chua và không nên cho nhiều đá lạnh.
Nước ép hoa quả tươi luôn là lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh cho mọi người – Ảnh minh họa: Internet
4. Hạt sen
Nhắc đến hạt sen, ai cũng nghĩ ngay đến công dụng dưỡng tâm, an thần, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh. Trong hạt sen có chất kiềm, glucoside thơm có tác dụng an thần. Sau khi ăn hạt sen, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin giúp chúng ta dễ ngủ hơn.
Thành phần chính chữa mất ngủ tập trung chủ yếu ở tâm sen – Ảnh minh họa: Internet
Hạt sen là lựa chọn hàng đầu đối với mẹ mất ngủ và trẻ sơ sinh không ngon giấc. Sự kết hợp giữa tâm sen và hạt sen còn giúp kích thích tiêu hóa, kiện tỳ và chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, an thần. Hạt sen bỏ đi tâm sen sẽ không có tác dụng chữa mất ngủ.
Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ hạt sen như chè sen, trà tâm sen, chân giò hầm hạt sen, cháo hạt sen… Nếu kiên trì sử dụng, mẹ sẽ có làn da hồng hào, mẹ và bé ngủ ngon, trẻ tăng cân đều.
5. Củ sen
Củ sen có tác dụng tương tự như hạt sen trong việc dưỡng tâm, an thần, chữa mất ngủ, suy nhược.
Củ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng – Ảnh minh họa: Internet
Nếu mẹ và bé thường xuyên khó ngủ có thể ăn tăng cường các món hầm từ củ sen như: củ sen hầm móng giò có tác dụng lợi sữa.
6. Ý dĩ
Hạt ý dĩ được biết đến với công dụng lợi sữa, an thần, giảm cholesterol và lipoprotein có hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ý dĩ đặc biệt tốt cho mẹ mới sinh và em bé khó ngủ, mệt mỏi.
Hạt ý dĩ rất thông dụng trong các món ăn hàng ngày, đặc biệt là các món chè – Ảnh minh họa: Internet
Cách chế biến ý dĩ cũng tương tự như hạt sen, có thể nấu các món mặn hoặc các loại chè rất ngon. Đun trà ý dĩ uống hàng ngày cũng là một lựa chọn tốt cho mẹ và bé.
7. Đậu bắp, đậu xanh
Đậu bắp, đậu xanh rất giàu tryptophan, một chất an thần tự nhiên giúp kiểm soát hệ thần kinh hưng phấn, nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ và cáu gắt ở những bà mẹ sau sinh và em bé sơ sinh.
Đậu bắp có tác dụng an thần tự nhiên – Ảnh minh họa: Internet
Đây cũng là những loại thực phẩm giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ, giúp bé tăng cân tốt, chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Ngoài tác dụng giúp mẹ và bé dễ ngủ, đậu xanh còn có tính mát, giúp thanh nhiệt và ngăn ngừa táo bón – Ảnh minh họa: Internet
Qua bài viết này, các chị em đã biết mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ và tăng cân đều đặn. Hãy là những bà mẹ thông thái trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe và giúp bé phát triển toàn diện.
Theo phunusuckhoe
Cảnh báo các phụ huynh không cho trẻ sơ sinh sử dụng mật ong
Trong mật ong có thể chứa phấn hoa nhiễm khuẩn, việc sử dụng cho trẻ sơ sinh dễ dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.
Có lợi vô cùng nhưng cũng nguy hiểm khó lường
Mật ong luôn được biết đến là một bài thuốc quý trong thiên nhiên. Loại mật này mang vị ngọt, tính bình, có nhiều công dụng như: trị ho khan, táo bón, dùng ngoài trị vết thương không lành.
Ảnh minh họa: Internet
Từ lâu, nó đã được dùng như một bài thuốc cổ truyền chữa bệnh dạ dày. Các nghiên cứu đã chứng minh, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori - thủ phạm gây nhiều trường hợp loét dạ dày. Nó cũng làm giảm chứng viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu, giảm khả năng gây ung thư của một số tác nhân độc hại.
Các nhà khoa học Nga còn cho rằng mật ong là phương thuốc hiệu quả trong phục hồi thị lực ở những người già bắt đầu bị đục thuỷ tinh thể.
Chính vì điều này nên nhiều bà mẹ thường sử dụng để điều trị các bệnh đơn giản cho con, rơ miệng, lưỡi cho bé hay trộn chung với các món ăn thay đường để trẻ dễ ăn hơn. Tuy nhiên loại thực phẩm này có khả năng gây hại khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Nhiều bà mẹ thường dùng mật ong để rơ miệng cho con nhỏ (ảnh minh họa).
Theo các chuyên gia y tế, trẻ em dưới 12 tuổi có nguy cơ ngộ độc botulism. Trẻ trúng độc do mật ong sẽ xuất hiện táo bón, liệt cơ, tiếng khóc yếu, bú kém kèm theo khó thở... Nhiều khả năng còn tác động đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Mối nguy tiềm tàng
Nguyên nhân của việc ngộ độc đến từ một loài phấn hoa nhiễm khuẩn mang tên Clostridium botulinum. Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Nguyên nhân khiến mật ong bị nhiễm bẩn chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng loài vật này bị dính bào tử Clostridium từ bụi đất hoặc những thứ khác ở môi trường xung quanh và mang chúng về tổ của mình.
Trường hợp người lớn hấp thụ phải bào tử clostridium botulinum thì sẽ không quá nguy hiểm bởi hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có khả năng triệt tiêu và đào thải chất này. Tuy nhiên khi trẻ chưa được 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố.
Ong mật có thể thu phải phấn hoa nhiễm khuẩn (ảnh minh họa).
Botulism là một loại độc tố tự nhiên vô cùng nguy hiểm. Nếu không kịp thời tiêu diệt, để loại độc này phát tán trong máu dù liều lượng rất nhỏ vẫn có thể làm tê liệt các cơ hô hấp và gây tử vong sau vài phút. Các trường hợp ngộ độc botulism ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại tất cả các châu lục, trừ châu Phi, mà nguyên nhân hàng đầu là mật ong.
Triệu chứng của ngộ độc mật ong
Ở Mỹ, mỗi năm có 70-90 trường hợp được ghi nhận. Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu đời, nhưng hay gặp nhất trong 6 tháng đầu. Rất may là trong đa số trường hợp, lượng độc tố hết sức nhỏ nên hậu quả không nghiêm trọng.
Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc botulism là táo bón, có thể kéo dài 1-3 tuần sau khi ăn phải mật ong chứa bào tử. Trong vòng vài ngày tiếp theo, trẻ trở nên bơ phờ, mệt mỏi, chán ăn, khóc yếu.
Ảnh minh họa: Internet
Sau giai đoạn này, trẻ có thể thèm ăn trở lại, đó là lúc bệnh đã qua đỉnh điểm và bắt đầu thoái lui. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển, trẻ sẽ ngày càng ít vận động và có thể bắt đầu chảy nước dãi, phản xạ bú giảm. Một dấu hiệu quan trọng nữa là trẻ bỗng nhiên trở nên mềm oặt, không giữ được đầu như trước. Một số trường hợp bị khó thở vì liệt cơ hoành.
Có khả năng bé sẽ ngừng thở hoàn toàn hoặc thở yếu dần rồi ngưng hẳn. Trường hợp này cần được chăm sóc đặc biệt về hô hấp và dinh dưỡng.Nếu điều trị đúng, đa số trẻ phục hồi hoàn toàn (thông thường bác sĩ không cần dùng đến kháng sinh hay kháng độc tố). Việc bú mẹ cũng làm giảm tác động của độc tố
Để phòng bệnh, cha mẹ không được cho trẻ 12 tháng tuổi dùng mật ong. Ngoài ra, do bào tử clostridium botulinum vẫn có thể tồn tại trong thực phẩm chưa nấu chín nên phải cẩn trọng khi nấu ăn cho trẻ.
Theo phunusuckhoe
Bé trai sơ sinh nhỏ nhất thế giới ở Nhật xuất viện Một bé trai ở Nhật Bản có kích thước nhỏ nhất thế giới lúc mới sinh sẽ được trở về nhà sau gần sáu tháng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Đài NHK đưa tin, bé trai có cân nặng lúc mới sinh dưới 260 gram, được ghi nhận là nhỏ nhất thế giới, dự kiến sẽ xuất viện vào ngày 20-4....