Mẹ 9x trải nghiệm sinh thường lần 2 ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Dịch vụ sinh nở đã được nâng cấp đáng kể
Những chia sẻ tường tận của chị Quỳnh Anh sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn chi tiết về dịch vụ sinh nở ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Bên cạnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (hay còn gọi là viện C) cũng là một bệnh viện tuyến đầu về sinh nở và được nhiều mẹ bầu yên tâm lựa chọn để vượt cạn. Điều này cũng không ngoại lệ với chị Quỳnh Anh, 29 tuổi (sống tại Hà Nội) nên cả 2 lần sinh nở, chị đều chọn sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Bệnh viện nhận hồ sơ sinh đến tuần thứ 36, thái độ của bác sĩ tốt hơn nhiều so với các năm trước
Chị Quỳnh Anh chia sẻ, chị làm hồ sơ sinh ở tuần thứ 32, bởi theo chị đây là mốc quan trọng nên chị muốn làm luôn các xét nghiệm và lỡ có sinh sớm hơn dự kiến thì cũng không bị thiếu hồ sơ: “Trước đây ở viện C nhận làm hồ sơ sinh từ tuần 28 đến 32, nhưng giờ viện vẫn nhận đến tuần 36. Tuy nhiên nếu các mẹ đẻ sau 1 tháng kể từ ngày làm hồ sơ sinh thì phải làm lại các xét nghiệm.
Làm hồ sơ sinh ở nhà G tầng 1. Nhà G bây giờ đã sửa sang lại, trông sạch sẽ và sáng sủa hơn, dịch vụ cũng rất nhanh chóng gọn gàng. Bác sĩ cũng ân cần hơn nhiều so với cách đây 2 năm.
Cả 2 lần sinh nở của chị Quỳnh Anh đều ở bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Nếu đi buổi sáng thì khi ngủ dậy các mẹ hãy lấy luôn nước tiểu và cho vào lọ mang đến viện, vì lấy nước tiểu ở viện khá bất cập. Các mẹ nhớ nhịn ăn sáng để lấy máu xét nghiệm nhé và mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống để lấy máu xong mình còn ăn. Theo kinh nghiệm của mình, đi vào buổi chiều sẽ vắng hơn buổi sáng.
Khi đi nhớ cầm theo chứng minh thư bản gốc và 3 bản photo không cần công chứng. Tổng chi phí làm hồ sơ sinh khoảng 1,8 triệu. Sau khi nộp mẫu máu và nước tiểu thì mẹ có thể về, bệnh viện sẽ giữ luôn hồ sơ sinh. Nếu không có vấn đề gì liên quan đến xét nghiệm thì bệnh sẽ không gọi điện nữa. Tuy nhiên, mẹ nào ở xa thì nên ở gần viện chờ lấy kết quả vì nhỡ đâu có vấn đề gì thì quay lại mất công”.
Bác sĩ đỡ đẻ mát tay, nhưng màn khâu tầng sinh môn đau đến khó quên
“Sang tuần 39, thấy bụng thỉnh thoảng có cơn gò và đau lâm râm, nhưng mình quyết tâm để có dấu hiệu sinh rõ ràng mới vào viện. 3h30 sáng, mình thấy có hiện tượng rỉ ối và ra máu hồng nhạt nên gọi chồng dậy xếp đồ vào giỏ đến 7h sáng vào viện. Lúc này cứ 10 phút lại bắt đầu có cơn đau. Đến viện các mẹ nhớ nhắc người nhà đặt cọc tiền nhập viện nhé (3-5 triệu tùy trường hợp).
Video đang HOT
Trải nghiệm đi đẻ của chị Quỳnh Anh khá đáng nhớ, nhất là khi bác sĩ khâu tầng sinh môn mà thuốc tê chưa có tác dụng.
Khi các mẹ lên bàn đẻ là bác sĩ sẽ mắc monitor xem cơn co, cứ tầm 15 phút lại có bác sĩ kiểm tra xem mở mấy phân rồi? Khi nào đau quá thì bác sĩ sẽ hỏi có chịu được không? Có muốn đẻ không đau không? Mình đồng ý, bác sĩ cho ký giấy xin đẻ giảm đau và gọi người nhà lên đóng tiền, sau đó sẽ có ekip đi làm gây tê ngoài màng cứng cho.
Theo bà mẹ trẻ này, chất lượng dịch vụ ở bệnh viện đã được cải thiện khá nhiều.
Chị đỡ đẻ cho mình rất mát tay, mình rặn 2 hơi là thấy bác sĩ lôi con ra rồi, nhưng còn màn khâu tầng sinh môn thì thật đáng sợ. Mình được tiêm thêm giảm đau, lẽ ra nên chờ một chút cho thuốc có tác dụng, thì bác sĩ lại khâu luôn, đau không khác gì khâu sống, khâu mũi nào nhói tận óc mũi đó, nhất là lúc kéo chỉ lên chỉ cảm giác đứt cả mảng thịt. Nghĩ lại giờ mình vẫn còn run.
Sinh xong, bác sĩ sẽ tiêm cho 1 mũi hỗ trợ rau bong nhanh, 1 mũi để hỗ trợ co tử cung “.
Dịch vụ ở bệnh viện đã được nâng cấp đáng kể
“Sau sinh, sẽ có 1 người nhà được ở lại phòng hậu phẫu chăm mẹ và theo dõi trong vòng 3 tiếng xem có vấn đề gì không. Lúc này con vẫn da tiếp da với mẹ. Sau đó sẽ có y tá đến mặc đồ, quấn ủ cho con.
Các mẹ sinh thường sẽ lưu lại viện ít nhất 24h để theo dõi, sinh mổ thì 3 ngày. Mỗi ngày sẽ có người qua thay bỉm cho mẹ, phát thuốc kháng sinh giảm viêm nhiễm vùng kín. Nếu muốn ăn thì có người sẽ qua hỏi các mẹ xem muốn đăng ký ăn không. Nói chung khá là ổn. Ngoài ra còn có cây nước nóng ngoài sảnh, phòng dịch vụ thì có cây nước riêng, các mẹ chỉ cần mang cốc hoặc bình giữ nhiệt đi là được.
Trải nghiệm đi đẻ lần thứ 2 của chị Quỳnh Anh ở viện Phụ sản Trung ương tốt hơn rất nhiều so với lần đầu tiên.
Phòng chờ đẻ sát cạnh luôn với phòng hậu sản. Mình đi sinh vào thời điểm khá đông, có khi 2-3 người ngồi nằm chung 1 giường. Giường chờ cũng không phải quá sạch, mẹ nào cẩn thận thì cứ mang thêm cái khăn đi trải gối cho đỡ bẩn. Nhà vệ sinh có mỗi 1 cái lại không khoá nên cũng hơi bất tiện, được cái ổ cắm điện nhiều. Phòng đông và khá ồn, mẹ nào mệt muốn ngủ thì mang theo tai nghe và bịt mắt đi nhé.
Chị Quỳnh Anh và con trai.
Về phòng đẻ, cách đây 2 năm mình đẻ nhà G, quả là 1 nỗi ám ảnh. Nó vừa cũ vừa bẩn, nhà vệ sinh lại còn có cả thùng để đổ nhau thai trong đó, chuột rất nhiều. Còn hiện tại nhà BC đã khác, sạch đẹp hơn nhiều lần. Người nhà vẫn sẽ phải cách ly. Có những khung giờ thăm khám là 10h và 15h, tối thì mình không rõ. Mình ở phòng 6 giường, phòng hơi lạnh, giường thì sạch sẽ ở mức cơ bản, đảm bảo đủ vệ sinh để sinh nở.
Chi phí sinh của mình hết 2,9 triệu (mình được bảo hiểm trả 80% vì nhập viện sinh cấp cứu), chưa tính mũi gây tê ngoài màng cứng 1,5 triệu và tiền cảm ơn ê kip đỡ đẻ 3 triệu. Ngoài ra mình còn thực hiện lưu trữ máu cuống rốn với chi phí là 25 triệu, sàng lọc sơ sinh cho con hết 1,4 triệu”.
Theo helino
Mẹ bầu chia sẻ kinh nghiệm đẻ mổ dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hết 24 triệu đồng
Những trải nghiệm đáng nhớ của chị Tùng khi đẻ mổ dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn rõ ràng hơn về dịch vụ sinh đẻ tại đây.
Vào những tháng cuối thai kỳ, điều mà nhiều mẹ lo lắng nhất chắc hẳn là chọn viện đi đẻ. Mỗi viện phụ sản ở Hà Nội lại có giá cả và dịch vụ khác nhau, điều này khiến nhiều sản phụ khá đau đầu trong việc chọn lựa. Với chị Nguyễn Thị Thanh Tùng, 28 tuổi (đến từ Ba Vì, Hà Nội) thì đây cũng không phải ngoại lệ. Sau lần suy nghĩ, đắn đo, chị đã quyết định lựa chọn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là nơi mà mình sẽ sinh nở.
Có thể làm hồ sơ sinh ở phòng khám ngoài, chỉ mất 30 phút
Chị Tùng cho biết ban đầu chị định chọn những viện tư khác vì nghĩ ở đó không đông đúc, thủ tục nhanh gọn nhưng sau đó chị quyết định chọn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: "Trong bệnh viện làm thủ tục đăng kí sinh rất đông nên mình thấy hơi khó cho mẹ bầu bận rộn đi làm. Ra ngoài phòng khám cơ sở làm hồ sơ nhanh, chỉ thêm mấy trăm thôi, 30 phút là xong hết. Vì vậy mẹ bầu nên chọn 1 phòng khám cơ sở của bệnh viện Phụ Sản để làm hồ sơ cho đỡ vất vả.
Khi đi các mẹ nhớ cầm cả chứng minh thư của mình theo, kể cả có sổ hộ khẩu nhưng thiếu chứng minh thư là không được. Mình lúc đi sinh bị quên chứng minh thư và phải về lấy ngay rồi điền vào thủ tục xin nộp muộn. Trong vòng 24h không có đủ giấy tờ thì lúc ra viện không được thanh toán bảo hiểm.
Sau khi xong thủ tục thì chọn dịch vụ nào là do mình. Ứng trước 11 triệu, sau đó các mẹ sẽ được dẫn lên phòng khám chờ sinh. Lên đó làm một số thủ tục tên con nữa, nếu chuyển từ đẻ thường sang mổ cũng phải ngồi làm lại thủ tục ngay lúc đó.
Bệnh viện phụ sản Hà Nội tọa lạc ở 929 đường La Thành, Hà Nội.
Bản thân mình lúc đầu đăng kí đẻ thường dịch vụ nhưng sau đó bác sĩ nhận thấy thai to, đa ối, mặt con vênh nên phải chuyển sang đẻ mổ nhưng vẫn ở khu dịch vụ. Nói chung về phòng ở khu này thì mình thấy ok và sạch sẽ, nhưng để vip như viện tư thì chưa và không giống trong tưởng tượng của mình. Dịch vụ bên đẻ thường mình không sử dụng nên không biết còn thấy bên mổ thì ok lắm. Y tá có người nhẹ nhàng, người cau có. Nếu chọn đẻ dịch vụ thì tốt nhất các mẹ nên chọn bác sĩ theo mình ngay từ đầu, muộn nhất là 36 tuần vì muốn hay không cũng phải chi thêm 1 khoản tiền nữa.
Phòng dịch vụ 660 nghìn/ đêm mà chị Tùng ở tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Mình nằm phòng khu D3 giá 600 nghìn/đêm, phòng 2 người và không cần khép kín. Đây được coi là phòng rộng nhất, mình định chuyển sang phòng dịch vụ khép kín nhưng thấy các phòng khác bí quá, các chị y tá cũng mách phòng khép kín mùi và chật lắm. Các mẹ nếu có điều kiện thì nên chọn loại phòng riêng 1 mình".
Truyền mũi giảm đau 48h sau sinh: "Không nên lưỡng lự"
Chị Tùng bị đau bụng từ lúc 3h sáng và nhập viện luôn lúc sáng sớm ngày 16/6. Sau khi làm các thủ tục như khám trong, chị gọi điện cho bác sĩ đã theo khám từ trước: "Ai đến tháng đau bụng kinh thì sẽ có tâm lí gần như vậy, chỉ khác cơn gò mạnh và dữ dội, mình vẫn chịu được cho đến 7h sáng bác sĩ của mình đến. Lúc ấy, mình mới mở 2 phân nhưng cơn gò khá đau. Cho tới 8h sáng thì bác sĩ tiên lượng với ekip là thai to - đa ối - mặt con vênh, khả năng đẻ thường 20%. Sau khi thăm khám đầy đủ, mình được tiêm mũi làm mềm tử cung đau vô cùng.
Chị Tùng bên con trai mới sinh của mình.
Vài tiếng sau thì mình bị vỡ ối và được chỉ định mổ vào lúc 11h, lúc này mình thấy rất sợ hãi và lo lắng dù được các bác sĩ liên tục động viên, hỏi han. Vào đến phòng mổ, mình được gây tê tủy sống và truyền mũi giảm đau 48h. Các mẹ nên truyền mũi giảm đau 48h, đừng tiếc hay lo nghĩ gì tác dụng phụ, vì muốn hay không đã 'ăn dao' thì tủy sống đã bị gây tê, giảm đau truyền lấy sức mà kích sữa, chăm con. Tiêm mũi này, 'nhanh như chớp', mình đã ngồi dậy được và tập đi để hồi phục sức khỏe.
Bé Vịt hiện đã 2 tháng tuổi, vô cùng kháu khỉnh và đáng yêu.
Em bé chào đời nặng 3,7kg. Sau khi sinh, em bé được da tiếp da với mẹ rồi mình chuyển vào phòng hậu phẫu. Lạnh, ngứa và rất đói là cảm giác của mình lúc này khi nhìn thời gian chậm chạp trôi qua. Mãi đến 7h tối, mình mới được chuyển về phòng để gặp con.
Trong những ngày ở viện mình chiếu đèn plasma vết mổ 4 lần, nó là kiểu thổi khô vết thương mát mát không hề đau đâu, chị y tá làm thích lắm, thay băng cũng không đau chút nào. Mình cũng đăng kí dịch vụ tắm bé, tắm khô mẹ, gội đầu khô, rửa vệ sinh cho mẹ. Đẻ mà, bệnh viện cung cấp dịch vụ gì thì nên chọn hết. Còn lấy máu gót chân cho con sau sinh, mình đăng kí gói cơ bản hết hơn 2 triệu. Y tá sẽ đến tận phòng để lấy máu gót chân cho con nên các mẹ không phải đi đâu cả".
Sau 3 ngày nằm viện thì chị Tùng được về nhà, nhanh hơn các viện khác. Tổng cộng chi phí cho lần đẻ mổ dịch vụ này của chị hết 24 triệu. Qua những gì đã trải nghiệm, chị Tùng thấy khá hài lòng về dịch vụ nơi đây và không hề hối tiếc khi lựa chọn gói đẻ dịch vụ.
Theo afamily
Thẩm mỹ viện hút mỡ bụng cho người phụ nữ mang bầu 1 tháng: "Sản phụ không biết nhưng bác sĩ thì bắt buộc phải biết" Liên quan đến vụ việc mới đây một thẩm mỹ viện ở TP.HCM tiến hành hút mỡ bụng cho người phụ nữ đã có thai, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng đó là điều cấm kỵ. Mang thai được 1 tháng, thẩm mỹ viện vẫn tiến hành hút mỡ Mới đây, chị Đ.T.N.A (28 tuổi) tố cáo thẩm mỹ...