Mất chân do… đắp lá cây chữa bệnh
Nhiều người bị chấn thương ở tay, chân nhưng quá tin vào thầy lang chữa bệnh bằng thuốc Nam hoặc lá cây dẫn đến vết thương bị hoại tử nặng. Các bác sĩ rất khó khăn khi xử lý, thậm chí có người phải cắt bỏ chân.
Hoại tử nặng, nhiễm trùng huyết
Giữa tháng 4/2021 BVĐK Thống Nhất (Đồng Nai) nỗ lực cứu chữa cho bệnh nhân N.T.L (64 tuổi, ngụ xã Phú Trung, huyện Tân Phú) bị nhiễm trùng và hoại tử nặng chân phải.
Dù đã triển khai nhiều biện pháp nhưng không giữ lại được chân bà L vì các điểm hoại tử đã loét rộng, nhiễm trùng ở mức nghiêm trọng.
Sau khi hội chẩn, bệnh viện xác định bệnh nhân thiếu máu trầm trọng, mủ trong chân quá nhiều, bốc mùi hôi thối, nhiều tảng thịt đã hoàn toàn hỏng, hoại tử lan cả ra vùng cẳng chân và các vùng cơ chân phải, vi khuẩn đã đi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Để cứu chữa, buộc phải cắt bỏ cả chân phải.
Bệnh nhân N.T.L mất chân vì đắp lá cây vào vết thương.
Video đang HOT
Người nhà bà L cho biết, khoảng giữa tháng 3, bà L có biểu hiện đau ở khớp và sưng. Nhưng bà không đến cơ sở y tế để khám mà tin vào lời truyền miệng của người khác tự lấy lá cây đắp vào chỗ đau.
Càng đắp càng sưng to, mưng mủ, rồi lở loét, thâm đen, thối thịt và nhức dữ dội. Đến giữa tháng 4, thấy vết thương trầm trọng bà L mới đến bệnh viện truyền máu, cấp cứu thì đã muộn, phải cắt cụt chân.
Cách đây không lâu, Trung tâm Chấn thương-Chỉnh hình-Bỏng (BVĐK Khánh Hòa) cũng phẫu thuật nội soi khớp cho bệnh nhân Nguyễn Nhất T (40 tuổi, trú TP. Cam Ranh, Khánh Hòa). T cho biết, bị chấn thương đầu gối chân trái, khớp sưng đau nhưng không hề dùng thuốc kháng sinh hay đến các cơ sở y tế.
Ngược lại, T tìm một số lang băm hỏi về lá cây để chữa trị. Đến khi thấy chân trái ngày càng yếu và teo nhỏ hơn chân phải, cẳng chân và đầu gối đau nhức nhiều, đi lại ngày càng khó khăn mới chịu đến BVĐK Khánh Hòa.
Qua thăm khám, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi khớp vì đã bị viêm nặng, biến đổi màu sắc mặt khớp, bao khớp lỏng lẻo kém đàn hồi, thoái hóa sụn chêm trong và ngoài do bị thương lâu ngày và lạm dụng đắp lá cây.
Tương tự như Nguyễn Nhất T, bà Nguyễn H (56 tuổi, trú Ninh Hòa, Khánh Hòa) phải vào BVĐK Khánh Hòa mổ cấp cứu chân phải do viêm loét, mưng mủ, nhiễm trùng. Bà H cho biết, bị đau khớp nhưng chỉ khám qua loa với thầy lang và dùng thuốc lá giã ra đắp.
Nên làm gì để tránh mất chân, tay?
Theo các bác sĩ BVĐK Thống Nhất, sau ca phẫu thuật, sức khỏe bà L tiến triển tốt. Các bác sĩ đang xử lý tiếp yếu tố nhiễm trùng cho bà L đồng thời khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng lá cây để điều trị bệnh.
BS.Phạm Đình Thành, Khoa Ngoại-Chấn thương-Chỉnh hình (BVĐK Khánh Hòa) cũng đánh giá và khuyến cáo rằng: Thường sau khi bị chấn thương hoặc sưng khớp, mà chỉ đắp thuốc Nam, bôi dầu là không ổn. Để lâu sẽ viêm tấy, lan tỏa và gây phản ứng viêm bên trong khớp gối.
Nặng hơn là nhiễm trùng huyết, hoại thư sinh hơi… Vậy nên ngay sau chấn thương hay có bất thường ở chân nên chườm lạnh, kê cao chân và đến khám chuyên khoa để được tư vấn về hướng điều trị đúng, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
BS. Phan Hữu Chính, Giám đốc BVĐK Khánh Hòa cũng khuyến cáo, bị chấn thương nên đến ngay bệnh viện, tránh để lâu vết thương biến chứng nguy hiểm.
Nhiều năm phẫu thuật các ca bệnh liên quan xương khớp cho thấy càng để muộn, vết thương nặng càng khó chữa, nguy cơ phải cắt chi. Ngày nay, y học nước ta phát triển mạnh không chỉ tuyến trung ương mà cả ở địa phương, cơ sở. Vậy nên người dân có cơ hội được tư vấn, điều trị rất tốt.
Nhập viện sau khi được thầy lang chữa mụn
Sau khi sử dụng thuốc do thầy lang cung cấp, nốt mụn của bệnh nhân to lên, gây đau đớn.
Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) vừa tiếp nhận bà Đ.T.Đ. (54 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) có tiền sử mắc đái tháo đường 12 năm. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng loét thành bụng do đắp thuốc nam, nguy cơ nhiễm trùng huyết.
Cách đây vài tuần, bà Đ. bị ngứa vùng bụng bên phải, gãi thấy buốt. Sau đó, vùng này xuất hiện nốt mụn nhỏ, kích thước bằng hạt đỗ xanh. Mụn nhanh chóng to lên. Bà Đ. quyết định đi khám tại nhà thầy lang ở Bắc Giang do người thân giới thiệu.
Tại đây, bệnh nhân được thầy lang chẩn đoán tắc tĩnh mạch, rửa bằng Betadine và rắc thuốc bột. Do không lấy được đầu ngòi của mụn, sau mỗi lần rửa, thầy lang lại bôi thuốc lên vùng loét.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng loét thành bụng do đắp thuốc lá. Ảnh: BVCC.
Sau khi bôi thuốc bột và xoa bóp bằng thuốc nước, mụn vỡ đã khô miệng nhưng vùng bụng của bệnh nhân cứng lên, cơn đau không ngừng tăng. Sau 3 ngày chịu đựng cơn đau, bà Đ. đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Người phụ nữ này nhập viện trong tình trạng ổ áp-xe thành bụng đã vỡ, tạo vết loét lớn, kích thước 8x8 cm, đe dọa nhiễm trùng huyết, có thể ảnh hưởng tính mạng.
Bệnh nhân Đ. được điều trị trong 2 tuần, ổn định đường huyết, chích rạch, tháo mủ ổ áp-xe, kết hợp kháng sinh liều cao.
Bác sĩ điều trị cho biết quá trình này gây tổn thất với bệnh nhân về tinh thần, nhiều đau đớn mà còn tốn kém kinh tế. Chi phí cho ca điều trị này lên tới 50 triệu đồng. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định.
Bác sĩ Tôn Thất Kha, Trưởng khoa Điều trị tích cực, khuyến cáo bệnh cảnh nhiễm trùng ở người mắc đái tháo đường rất phức tạp và nguy hiểm. Bệnh nhân đái tháo đường khi có dấu hiệu nhiễm trùng cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị, giảm thiểu chi phí và biến chứng.
Sai lầm trong điều trị ung thư: trả giá bằng mạng sống Mấy mươi năm công tác tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tôi có thể khẳng định nhiều bệnh nhân hiện giờ vẫn khỏe mạnh, tái khám thường xuyên và không bị tái phát. LTS. Gần 30 năm làm việc tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, BS-CK2. Nguyễn Văn Tiến (Trưởng khoa Ngoại 1) đã chứng kiến rất nhiều cảnh đời bệnh nhân đến...